Metric

Xây dựng và đo lường hiệu quả chiến lược kinh doanh nhờ theo sát Dữ liệu thị trường

Theo nghiên cứu, thị trường đèn led tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển và cơ hội mở ra cho các nhà sản xuất là cực kỳ lớn. Tuy nhiên, đây vẫn sẽ là thị trường khó khăn khi doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh trong 1 môi trường không lành mạnh và giá thành sản phẩm khó tiếp cận với người tiêu dùng. Vậy trên sàn TMĐT với hàng nghìn nhà bán, doanh nghiệp cần làm gì để nổi bật và mau chóng thu hút khách hàng mục tiêu? Phân tích số liệu thị trường sẽ là lời giải cho bài toán này.

Thị trường bóng đèn led không hề “dễ ăn”

Trong nhiều năm trở lại đây, đèn led đã trở nên phổ biến với người tiêu dùng tại Việt Nam, thay thế dần những dòng sản phẩm truyền thống như bóng huỳnh quang, bóng sợi đốt,… Điều này là hệ quả tất yếu khi bóng đèn led sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như: tuổi thọ cao với khả năng chiếu sáng từ 50.000 – 100.000 giờ (gấp 10 – 20 lần so với bóng đèn sợi đốt), tiết kiệm điện (hiệu suất cao hơn 80-90% so với đèn huỳnh quang và đèn halogen), ít hỏng hóc hơn. 

Đồng thời, xu hướng gia tăng những hệ chiếu sáng thông minh, ngôi nhà thông minh hay thành phố thông minh cũng khiến thị trường đèn led phát triển.

Theo nghiên cứu của Mordor Intelligence, thị trường chiếu sáng led toàn cầu dự kiến đạt 160,03 tỷ USD vào năm 2026. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) từ năm 2021 đến năm 2026 là 14.25%. Riêng tại Việt Nam, báo cáo của Research and Markets kỳ vọng thị trường đèn led năm 2026 sẽ đạt giá trị 1,056 tỷ đô.

So sánh tổng quan thị trường TMĐT nhóm sản phẩm đèn Led trên Metric

Mặc dù được dự đoán có mức độ tăng trưởng tích cực nhưng thị trường đèn led không hề “dễ ăn”. Khó khăn đầu tiên chính giá thành cao của sản phẩm. 1 sản phẩm bóng đèn led thường sẽ đắt hơn từ 3 – 5 lần so với bóng đèn sợi đốt hoặc huỳnh quang thông thường. Khó khăn thứ hai chính là sự thiếu minh bạch của thị trường. Hiện nay, đèn led kém chất lượng được nhập từ Trung Quốc hoặc tự lắp ráp từ các linh kiện rẻ tiền xuất hiện tràn lan tại các cửa hàng, trên các nền tảng TMĐT. Những sản phẩm với mức giá hấp dẫn được đóng gói rất đẹp, quảng cáo bằng rất nhiều mỹ từ như siêu tiết kiệm, siêu bền, siêu sáng,… Tuy nhiên, thực tế khách hàng mua về sử dụng sau 1 thời gian ngắn, sản phẩm bị lỗi hoặc cường độ ánh sáng yếu đi hẳn. Điều này vô hình chung đã tạo 1 tâm lý tiêu cực cho người tiêu dùng về những sản phẩm đèn led trên thị trường. 

Xây dựng kế hoạch kinh doanh theo sát nhu cầu khách hàng – đối tác nhờ phân tích số liệu thị trường

Doanh nghiệp R – 1 khách hàng của Metric kinh doanh trong lĩnh vực các thiết bị chiếu sáng và đang có mục tiêu phát triển mạnh mảng đèn led. Là thương hiệu uy tín với nhiều năm kinh nghiệm cùng danh sách sản phẩm đa dạng chất lượng, R là nhà sản xuất được rất nhiều cửa hàng đại lý offline và online liên kết hợp tác, phân phối sản phẩm. Tuy nhiên, R cũng không gặp ít thách thức trước những khó khăn chung của thị trường.

Để đảm bảo chiến lược kinh doanh hiệu quả và luôn đi đúng lộ trình, đồng thời gia tăng thị phần trước các đối thủ “giấu mặt” giá rẻ, R liên tục cập nhật và phân tích những số liệu từ Metric.

Đầu tiên, R khảo sát tiềm năng của các dòng sản phẩm đèn led mà doanh nghiệp sản xuất (Đèn led ốp trần, đèn led panel, đèn led âm trần,…). Với từng dòng sản phẩm, R phân tích dựa trên 2 yếu tố: mức độ tăng trưởng doanh thu và số lượng sản phẩm bán. Điển hình khi phân tích sản phẩm đèn led ốp trần, doanh nghiệp nhận thấy doanh thu tháng 3 – tháng 6/2023 đạt hơn 1.4 tỷ đồng, giảm 24% so với 3 tháng trước đó; đồng thời số sản phẩm đã bán cũng giảm đến 35%. Từ những số liệu này, R tìm hiểu những yếu tố có thể tác động đến sự sụt giảm, ví dụ như thời điểm tháng 11/2022 – 2/2023, thị trường có nhu cầu cao do người dân xây sửa nhà dịp cuối năm. Qua đó, R xây dựng lại chiến lược kinh doanh và hạn chế các chi phí Marketing.

Thứ hai, doanh nghiệp cập nhật các sản phẩm đang bán chạy trên thị trường TMĐT để lên ý tưởng R&D. Nhiều nhà bán nhỏ lẻ kinh doanh sản phẩm kém chất lượng nhưng không thể phủ nhận, họ lại là những đơn vị luôn cập nhật xu hướng và xoay chuyển sản phẩm theo nhu cầu khách hàng 1 cách nhanh nhất. Nhờ dữ liệu được cập nhật thường xuyên, R không bỏ sót biến động nào của thị trường.

Cuối cùng, doanh nghiệp theo dõi và đánh giá các đại lý bán hàng trên nền tảng E-Commerce. Dựa vào tình hình doanh thu và số lượng sản phẩm đã bán, R có thể phân tích những đại lý, nhà bán kinh doanh hiệu quả và kém hiệu quả, từ đó đưa sự điều chỉnh – hỗ trợ phù hợp. 

Là một nhà sản xuất & phân phối lớn, doanh nghiệp cần luôn theo sát diễn biến thị trường để có chiến lược kinh doanh hiệu quả cho cả thương hiệu và đại lý, nhà bán. Metric hy vọng những số liệu mà Metric cung cấp sẽ giúp các doanh nghiệp có hướng đi phù hợp và hiệu quả nhất.

Metric Insights là chuỗi bài viết về những câu chuyện kinh doanh trên TMĐT thành công và tích cực từ chính khách hàng / đối tác mà chúng tôi có cơ hội được đồng hành. Trong các bài viết thuộc chuỗi Insights này, tên nhân vật và thương hiệu đã được thay đổi để đảm bảo danh tính và các bí mật kinh doanh của các đơn vị liên quan.
Trân trọng mời hợp tác & trao đổi qua: insight@metric.vn .

Điều chỉnh vận hành doanh nghiệp Logistics bằng số liệu dung lượng thị trường

Thương mại điện tử (TMĐT) tăng trưởng kéo theo sự phát triển nhanh chóng của Logistics. Tuy vậy, để cạnh tranh trên thị trường khốc liệt này, doanh nghiệp cần những chiến lược kinh doanh thực sự phù hợp. 

Tại Việt Nam, TMĐT cũng ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của người tiêu dùng. Theo số liệu của Metric, trong 3 tháng đầu năm 2023, chỉ riêng tổng doanh số 4 sàn TMĐT Shopee, Lazada, Tiki, Sendo đã đạt mức gần 37.5 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2022. Đặc biệt, sự xuất hiện của Tiktok Shop đã khiến thị trường TMĐT trở nên vô cùng sôi động. Tính đến quý I/2023, Tiktok Shop đã thu hút 1 lượng lớn người dùng và nhanh chóng leo lên vị trí thứ 3 bảng xếp hạng doanh thu các sàn TMĐT (chỉ sau Shopee và Lazada). 

Sự phát triển của E-Commerce đồng thời khiến cuộc đua Logistics đang cạnh tranh ngày càng gay gắt. Theo thống kê, Việt Nam có khoảng hơn 30.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực này. Đặc biệt, trong đó xuất hiện nhiều thương hiệu quốc tế lớn, điển hình như DHL, Kuehne+Nagel, DSV, DB Schenker,…Ngoài ra, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics (đặc biệt là là E- Logistics – dịch vụ hậu cần thương mại điện tử) phải đối mặt về nhiều thách thức đặc thù.

Đầu tiên là bài toán về mặt chi phí. Theo nhiều chuyên gia đánh giá, hiện nay chi phí trên một đơn hàng ở Việt Nam hiện nay đang ở mức cao so với nhiều quốc gia khác. 

Thứ hai là vấn đề giao – nhận. Thương mại điện tử đã phủ rộng đến các tỉnh thành trong cả nước và mỗi địa phương sẽ có những văn hoá, thói quen khác nhau. Điều này yêu cầu doanh nghiệp Logistics cần có chiến lược phù hợp cho từng vùng. 

Cuối cùng, ứng dụng công nghệ cần liên tục được cập nhật để mang tới nhiều tiện ích hơn cho khách hàng, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro như kiểm đếm sai sót, thời gian giao hàng sai lệch,… 

Giải quyết thách thức, tăng sức cạnh tranh bằng dữ liệu thị trường TMĐT

M là một đối tác của Metric là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics. Dù không hoạt động trực tiếp trên các nền tảng E-Commerce nhưng doanh nghiệp đã vận dụng thành công những số liệu phân tích từ thị trường để giải quyết các bài toán đặc thù của ngành.

Yếu tố đầu tiên mà M quan tâm chính là tổng dung lượng thị trường TMĐT của cả 5 sàn lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Số liệu này được M cập nhật thường xuyên theo từng tuần, từng tháng, từng quý và liên tục đưa ra sự so sánh, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp về các chiến lược kinh doanh (ví dụ như đặt KPIs, Marketing,…).

Tiếp theo, để hạn chế tối đa chi phí vận hành và mang đến cho người nhận hàng những trải nghiệm tốt nhất, M phân tích những tỉnh thành sở hữu doanh thu cao trên các sàn TMĐT. Dựa trên số liệu này, doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu tuyển dụng tài xế, điều chỉnh hệ thống nhân sự phù hợp với từng địa phương. 

Đặc biệt, những nơi có nhu cầu mua sắm trực tuyến cao, M sẽ cân nhắc xây dựng thêm các kho hàng. Một chuyên gia trong ngành cho biết, khách hàng không nhận được đơn hàng vào lần thứ nhất thì một số doanh nghiệp sẽ miễn phí cho lần tiếp theo. Đây là khoản lãng phí lớn và nếu đảm bảo thành công ngay trong lần giao hàng đầu tiên, chi phí nhận hàng sẽ giảm được rất nhiều.

Với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, Logistics chắc chắn sẽ vẫn là lĩnh vực tiềm năng trong tương lai. Tuy nhiên, chỉ những doanh nghiệp biết cách vận dụng dữ liệu để đưa ra những chiến lược kinh doanh sát với nhu cầu khách hàng và người tiêu dùng mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Metric hy vọng case study của doanh nghiệp M sẽ giúp các thương hiệu trong lĩnh vực này có những quyết sách kinh doanh hiệu quả.

Cách dùng Metric ước tính dung lượng thị trường của một sản phẩm hoặc ngành hàng

Metric Insights là chuỗi bài viết về những câu chuyện kinh doanh trên TMĐT thành công và tích cực từ chính khách hàng / đối tác mà chúng tôi có cơ hội được đồng hành. Trong các bài viết thuộc chuỗi Insights này, tên nhân vật và thương hiệu đã được thay đổi để đảm bảo danh tính và các bí mật kinh doanh của các đơn vị liên quan.
Trân trọng mời hợp tác & trao đổi qua: insight@metric.vn .

Đột phá doanh thu ngành hàng Vali nhờ bắt kịp nhịp đập thị trường

Hậu covid, ngành du lịch sôi động trở lại giúp các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm liên quan cải thiện doanh thu đáng kể. Làm sao để tận dụng cơ hội 1 cách hiệu quả và lâu dài thay vì chỉ bắt sóng cơ hội ngắn hạn? Hãy cùng tìm hiểu trường hợp của doanh nghiệp M hiện đang kinh doanh mặt hàng vali.

Du lịch phát triển kéo theo ngành hàng vali du lịch, balo, túi xách khởi sắc

Theo số liệu của tổng cục Thống kê, trong tháng 11/2022, khách nội địa ước đạt 4.5 triệu lượt. 11 tháng đầu năm, tổng số khách nội địa đã cao hơn tổng lượng khách cả năm 2019. Du lịch phục hồi khiến mức chi tiêu của người dân dành cho ngành này và những ngành liên quan tăng cao. Trong đó, vali du lịch – balo – túi xách là một trong những sản phẩm được hưởng lợi lớn.Ngành hàng này luôn đạt mức doanh thu cao nhất vào tháng 7 tháng 8 tháng 9 – thời điểm nhu cầu du lịch phát triển mạnh. 

Theo số liệu của Metric, doanh số sản phẩm vali – balo – túi xách ở nửa cuối năm 2022 vượt mức 545 tỷ đồng trên cả 4 sàn TMĐT (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo), cao gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2021 (hơn 213 tỷ đồng).  

Dễ dàng nhận thấy, khi đại dịch qua đi, sản phẩm vali – balo – túi xách có tốc độ tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ và TMĐT sẽ luôn là kênh phân phối tiềm năng cho những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Tận dụng cơ hội kinh doanh hiệu quả nhờ phân tích dữ liệu thị trường 

Doanh nghiệp M – một đối tác của Metric là thương hiệu có tiếng trên thị trường trong lĩnh vực sản xuất, phân phối các sản phẩm vali, túi xách, balo và các phụ kiện du lịch. Không chỉ sở hữu 1 chuỗi cửa hàng trải dài từ Bắc tới Nam với nhiều vị trí đắc địa, M còn hoạt động mạnh trên các kênh TMĐT. 

Với nhiều năm hoạt động trên cả nền tảng online và offline, thương hiệu đã có không ít kinh nghiệm trong việc phân tích dữ liệu thị trường để đề ra chiến lược kinh doanh hiệu quả. M áp dụng những dữ liệu thu thập được trên Metric, kịp thời nắm bắt cơ hội khi làn sóng du lịch quay trở lại Việt Nam. 

Đầu tiên, doanh nghiệp M xác định cần nắm chắc xu hướng mới nhất để tiến hành nhập hàng hoặc sản xuất thay vì chỉ đơn thuần bán các sản phẩm sẵn có trong kho. Họ sử dụng Metric để phân tích các sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, không chỉ ở thị trường trong nước mà còn theo dõi các sản phẩm bán chạy ở Trung Quốc. Điều này giúp doanh nghiệp không bị “chậm chân” trong bất kỳ cuộc chiến sản phẩm nào.

Nhận thấy sản phẩm vali với chất liệu nhựa chống thấm nước, chống va đập có khả năng bán tốt hơn những chiếc vali vải thông thường. Đồng thời, vali có màu sắc nổi bật cũng nhận được sự yêu thích người tiêu dùng. Đây đều là những chi tiết giúp M có định hướng tốt hơn trong quá trình R&D sản phẩm.

Thứ hai, phân tích khoảng giá. Khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn tới mức chi tiêu của người tiêu dùng nên đây chắc chắn là yếu tố các doanh nghiệp tuyệt đối không thể bỏ qua. Với nhóm hàng vali – balo – túi xách, khoảng giá … đang đem lại doanh thu nhiều nhất trên các sàn TMĐT. Thế nên, M mạnh dạn đẩy quảng bá cho những sản phẩm nằm trong khoảng giá này.

Cuối cùng, M dùng Metric để theo dõi những doanh nghiệp cùng ngành mới xuất hiện trên thị trường, phân tích điểm mạnh – điểm yếu của đối thủ để đưa ra các chiến lược cạnh  tranh phù hợp.

Dự kiến du lịch sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm 2023, đặc biệt đang giữa cao điểm mùa du lịch hè. Metric hy vọng case study của doanh nghiệp M sẽ đem đến cho các nhà bán nhiều góc nhìn mới để tận dụng cơ hội 1 cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Cách dùng Metric ước tính dung lượng thị trường của một sản phẩm hoặc ngành hàng
Metric Insights là chuỗi bài viết về những câu chuyện kinh doanh trên TMĐT thành công và tích cực từ chính khách hàng / đối tác mà chúng tôi có cơ hội được đồng hành. Trong các bài viết thuộc chuỗi Insights này, tên nhân vật và thương hiệu đã được thay đổi để đảm bảo danh tính và các bí mật kinh doanh của các đơn vị liên quan.
Trân trọng mời hợp tác & trao đổi qua: insight@metric.vn .

Cách tính số liệu của Metric

Cách tính Sản phẩm đã bán và Doanh số 7 ngày, 30 ngày, 90 ngày, …?

Tính số Sản phẩm Đã bán (7 ngày, 30, 90, 180 ngày, …)

Các sàn thương mại điện tử phổ biến công khai một số liệu “Đã bán”. Thông qua việc hỏi trực tiếp những người bán, chúng tôi đã kiểm tra được rằng đó là số liệu ấy là đúng.

Ví dụ, một đôi giày có chỉ số đã bán theo thời gian như sau:

Thứ Ba tuần trước: Đã bán 100
Thứ Ba tuần này: Đã bán 800
Tổng bán 7 ngày (một tuần): 800 – 100 = 700

Cách tính Số sản phẩm đã bán trong 7 ngày. Tương tự đối với 30, 90, 180 ngày.

Bằng cách hàng ngày theo dõi liên tục chỉ số “Đã bán”, chúng tôi đã tính được tổng sản phẩm đã bán của đôi giày ấy trong 7 ngày. Hoàn toàn tương tự đối với tổng đã bán 30, 90 và 180 ngày.

Tính Tổng doanh số (tổng số tiền đã bán trong 7 ngày, 30, 90, 180 ngày)

Cũng với ví dụ trên. Tổng doanh số 7 ngày được tính như sau:

Thứ Ba tuần trước: Đã bán 100
Thứ Ba tuần sau: Đã bán 800, cùng thời điểm đó, giá sản phẩm 100.000đ.
Tổng bán 7 ngày (một tuần): 800 – 100 = 700
Tổng doanh số 7 ngày: 700 x 100.000đ = 7 triệu. (từ Thứ Ba tuần trước tới Thứ Ba tuần này)

Cách tính Tổng doanh số 7 ngày. Tương tự đối với 30, 90, 180 ngày.

Tổng doanh số từ khoảng thời gian A tới B = tổng đã bán (A, B) x Giá sản phẩm tại thời điểm B.

Như vậy, bằng cách liên tục lưu lại chỉ số đã bán và giá sản phẩm, Metric đã tính được Tổng đã bán và Tổng doanh số trong một khoảng thời gian bất kỳ. Có thể thấy số liệu 7 ngày, 30, 90, 180 ngày gần đây cũng chỉ là một trường hợp riêng của cách tính này. Một phiên bản cao cấp nhất của chúng tôi cho phép bạn chọn khoảng ngày bất kỳ để xem số liệu.

Độ chính xác của số liệu?

Sau khi đọc về cách tính số liệu. Bạn có được hai thông tin:

  • Cách tính số liệu dựa trên các chỉ số công khai của các sàn TMĐT
  • Số liệu liên tục được xác thực từ các shop bán hàng.

Vậy, bạn có thể tự xác thực số liệu shop của mình trên Metric không?
Tất nhiên có thể, bạn làm như sau.

Bước 1: Sử dụng Tài khoản Nâng cao, chọn sàn Shopee, thời gian phân tích 30 hoặc 90 ngày gần nhất.

Bước 2: Dán (paste) link của nhà bán hàng (shop) trên Shopee vào ô “Từ khóa”, phân tích.

Tự xem doanh số shop của bạn trên Metric

Bước 3: So sánh số liệu trên trang phân tích của Metric với số liệu doanh thu trong mục “Đơn đã thanh toán” của Shopee. Bạn sẽ thấy số liệu của Metric so với số liệu shop của bạn khớp nhau.

Như vậy, số liệu của Metric chính là số liệu doanh số/đơn hàng đã thanh toán – NMV (người mua đã nhận hàng và không hoàn lại). Để kiểm tra bạn cần xem trong mục “Đơn đã thanh toán” trong phần quản lý gian hàng của sàn TMĐT nhé.

Tổng kết

Tính chính xác là tiêu chí quan trọng số một của hoạt động nghiên cứu thị trường, những khách hàng và đối tác quan trọng của chúng tôi như Bộ Công Thương, Hiệp hội TMĐT Việt Nam, Unilever, Tiki, Thế giới di động, Sun House Group, … cũng không ngoại lệ khi luôn đặt ra những yêu cầu khắt khe về tính chính xác của Metric.

Chúng tôi biết ơn khi nhận được sự công nhận của khách hàng, và thực hiện tài liệu này để các khách hàng sau này hiểu rõ về số liệu của Metric.

Thông tin của bài viết này sẽ còn được cập nhật tiếp tục. Hãy cứ hỏi chúng tôi những câu hỏi quan trọng của bạn tới email info@metric.vn nhé.

Tính chính xác Số Liệu của Metric

Metric là phần mềm đầu tiên tổng hợp số liệu các sàn TMĐT trong một nền tảng duy nhất, và cũng là phần mềm đạt được độ chính xác số liệu cao thông qua các phép đo ngẫu nhiên và khách quan.

THẾ NÀO LÀ “CHÍNH XÁC”?

Tính chính xác trong số liệu của Metric thể hiện tại các tiêu chí:

Độ chính xác doanh số = Độ phủ danh sách sản phẩm x Độ chính xác số đơn x Độ lệch của cách tính toán.

Sau đây là tính chính xác của các tiêu chí số liệu của Metric.

Độ phủ của danh sách sản phẩm (SKUs)

95%. Lấy ngẫu nhiên 100 sản phẩm (SKU) trên các sàn TMĐT, khoảng 95 sản phẩm sẽ được tìm thấy trong kho lưu trữ của Metric.

Để kiểm tra, bạn vào trang phần tích của Metric và dán link một sản phẩm bất kỳ trên Shopee, Lazada, Tiki, … bạn sẽ thấy các thông tin phân tích chuyên sâu của Metric, nếu bạn không thấy, thì sản phẩm đó không có mặt tại Metric.

Tính chính xác của “Sản phẩm đã bán”

90%-95%. Cũng lấy ngẫu nhiên 100 sản phẩm có phát sinh đơn bán trong 30 ngày gần nhất. Trung bình chỉ số “Đã bán” tại Metric sẽ bám sát 90%-95% so với sản phẩm gốc trên sàn TMĐT.

Để kiểm tra, bạn vào trang phân tích của Metric và dán link một sản phẩm bất kỳ trên Shopee, Lazada, Tiki, … bạn sẽ thấy các thông tin phân tích chuyên sâu của Metric, trong đó có chỉ số Đã bán đang được ghi nhận tại Metric, so sánh với chỉ số đã bán ở sản phẩm gốc để thấy độ chính xác.

Có một trường hợp, số liệu “Đã bán” của Metric có độ chính xác thấp hơn sản phẩm gốc: Trong một vài ngày gần đây, số lượng bán của sản phẩm tăng/giảm đột biến, mà Metric chưa cập nhật kịp (tốc độ cập nhật của Metric là 2 lần/tuần).

Tính chính xác của “Doanh số”

85%-90% đối với toàn thị trường. Tính trên số lượng lớn, nhờ độ phủ sản phẩm và tính chính xác trong việc cập nhật số đơn bán, số liệu trên diện rộng và thời gian dài của Metric sẽ có tính chính xác gần với số thực tế.

75%-95% đối với các số liệu đơn lẻ. Nếu bạn kiểm tra doanh số của các đối tượng “nhỏ” hơn (ví dụ: cụ thể của một shop hoặc một sản phẩm), trung bình bạn vẫn đạt độ chính xác 85%-90%, các trường hợp đặc thù sẽ khiến độ lệch doanh số cao hơn:

  • Khi so sánh Số trên dashboard (ví dụ của Shopee), số trên đó sẽ tính cả đơn mà người mua đã nhận nhưng chưa xác nhận sẽ không hoàn trả. Metric không ghi nhận số này, do khi người mua chấp nhận không hoàn trả, thì số “đã bán” công khai trên Shopee mới tăng lên.
  • Có một số shop đặc thù, cách đặt giá có mức giá min và max rất xa nhau (ví dụ 10k – 200k), cách tính số liệu của Metric khi tính toán sẽ có độ lệch theo.

Tuy nhiên, kể cả trong các trường hợp này, tính chính xác số liệu “Đã bán” không bị ảnh hưởng.

CÁC CÂU HỎI PHỔ BIẾN
Số liệu Metric có cập nhật Realtime không?

Không – đối với số liệu toàn thị trường.

Có – đối với các ngách/dòng sản phẩm theo dõi liên tục.

Có bỏ được doanh số ảo (buff đơn) khỏi số liệu không?

Có. Số liệu hiển thị mặc định trên phần mềm Metric đã loại bỏ các sản phẩm bị buff đơn ảo.

Để tắt/bật việc lọc doanh số ảo, bấm chọn hoặc bỏ “Lọc sản phẩm ảo/bất thường” trong mỗi lượt phân tích số liệu.

Vì sao doanh số 30 ngày Shop của tôi bị lệch trên Metric?

Nếu bạn kiểm tra doanh số của các đối tượng “nhỏ” hơn (ví dụ: cụ thể của một shop hoặc một sản phẩm), trung bình bạn vẫn đạt độ chính xác 85%-90%, nhưng các trường hợp đặc thù sẽ khiến độ lệch doanh số cao hơn:

  • Khi so sánh Số trên dashboard (ví dụ của Shopee), số trên đó sẽ tính cả đơn mà người mua đã nhận nhưng chưa xác nhận sẽ không hoàn trả. Metric không ghi nhận số này, do khi người mua chấp nhận không hoàn trả, thì số “đã bán” công khai trên Shopee mới tăng lên.
  • Có một số shop đặc thù, cách đặt giá có mức giá min và max rất xa nhau (ví dụ 10k – 200k- lệch 90%), cách tính số liệu của Metric khi tính toán sẽ có độ lệch theo.
  • Shop có chính sách giảm giá quá thường xuyên, khiến việc thu thập số liệu của Metric không xác định giá bán chính xác cho từng đơn bán.
  • Số lượng bán của sản phẩm tăng/giảm đột biến tại một ngày quá gần với thời điểm phân tích doanh số, khiến Metric chưa cập nhật kịp (tốc độ cập nhật của Metric là 2 lần/tuần).

Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp này, tính chính xác số liệu “Đã bán” không bị ảnh hưởng.

Các kiểu Shop hay bị lệch doanh số so với Metric (nhiều hơn 20%)?
  • Khi so sánh Số trên dashboard (ví dụ của Shopee), số trên đó sẽ tính cả đơn mà người mua đã nhận nhưng chưa xác nhận sẽ không hoàn trả. Metric không ghi nhận số này, do khi người mua chấp nhận không hoàn trả, thì số “đã bán” công khai trên Shopee mới tăng lên.
  • Các shop đặc thù, cách đặt giá có mức giá min và max rất xa nhau (ví dụ 10k – 200k- lệch 90%), cách tính số liệu của Metric khi tính toán sẽ có độ lệch theo.
  • Shop có chính sách giảm giá quá thường xuyên, khiến việc thu thập số liệu của Metric không xác định giá bán chính xác cho từng đơn bán.
  • Số lượng bán của sản phẩm tăng/giảm đột biến tại một ngày quá gần với thời điểm phân tích doanh số, khiến Metric chưa cập nhật kịp (tốc độ cập nhật của Metric là 2 lần/tuần).

Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp này, tính chính xác số liệu “Đã bán” không bị ảnh hưởng.

Đột phá doanh thu nhờ cập nhật sản phẩm bán chạy trên sàn TMĐT vào cửa hàng Offline

Nhu cầu người tiêu dùng giảm mạnh, suy thoái giai đoạn hậu covid,… đã khiến thị trường bán lẻ điện máy – công nghệ trở nên vô cùng khó khăn. Cùng tìm hiểu cách  một khách hàng của Metric đã “vượt bão” giai đoạn khó khăn này.

Thị trường ảm đạm, các đơn vị phân phối thiết bị điện tử “ngấm đòn”

Trong mùa mua sắm cuối năm 2022, doanh thu của nhiều đại lý bán lẻ ngành hàng điện máy – công nghệ sụt giảm. Hiện tượng này cho thấy rõ sự tiêu cực khi thông thường, đây mới là thời điểm nóng của thị trường do sự rục rịch ra mắt của 1 số sản phẩm flagship. Thậm chí sang mùa mua sắm cao điểm dịp tết Nguyên đán, công việc kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc và tình trạng này đang kéo dài tới hết quý I/2023.

Theo báo cáo của GfK, trong 2 tháng đầu năm 2023, doanh số tại thị trường Việt Nam chỉ đạt chưa đến 2.5 triệu chiếc điện thoại di động, giảm 30% so với cùng kỳ vào năm 2022. Theo thống kê, với mức tăng trưởng ngành hàng trung bình là từ 5% – 15% mỗi năm trong điều kiện thuận lợi, mức thụt lùi này đã tương đương 2 – 3 năm. 

Để gia tăng nguồn thu, nhiều đại lý phân phối di động thi nhau đẩy mạnh các hoạt động giảm giá – khuyến mại. Nhiều sản phẩm thời điểm hiện tại trên kệ giá chỉ bằng 50% – 70% giá khi vừa mới ra mắt, khiến lợi nhuận doanh nghiệp thậm chí trôi về mức âm. Phương án tạm thời này có thể giúp thương hiệu giữ lại được thị phần, tuy nhiên về lâu dài cả ngành sẽ cùng nhau bị kéo xuống. 

Không những thế, nhiều doanh nghiệp còn đang trong quá trình mạnh tay cắt giảm nhân sự để đảm bảo được dòng tiền. Không khó nhận ra sự ảm đạm của toàn thị trường bán lẻ điện tử – di động.

Giữ vững doanh thu nhờ sản phẩm trending trên sàn TMĐT

Doanh nghiệp T là đối tác của Metric trong lĩnh vực phân phối các thiết bị di động, điện tử. Sở hữu số lượng cửa hàng rất lớn trải dài khắp cả nước, T cũng phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc duy trì thị phần, ổn định doanh thu và tìm cách phát triển hậu Covid. 

Đầu tiên, nhận thấy sự cạnh tranh gay gắt đến từ các đối thủ, đặc biệt là trong cuộc chiến về giá, T sử dụng Metric hàng ngày để đo lường thị trường và xu hướng. T cập nhật thường xuyên lịch sử giá của các sản phẩm trên thị trường mà doanh nghiệp đang kinh doanh, từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp. 

Thứ hai, T tìm kiếm các sản phẩm mới đang bán chạy trên các sàn TMĐT để bổ sung vào danh sách bán hàng. Điều này phục vụ 3 mục đích: phát triển doanh thu, đa dạng hoá sản phẩm cửa hàng offline và tránh phải cạnh tranh các chuỗi khác trên thị trường.

Thông qua những dữ liệu được thu thập và phân tích từ Metric, T nhận thấy tivi Coocaa tại E-Commerce kinh doanh rất tốt. Trên các sàn TMĐT trong vòng 1 năm trở lại đây, Coocaa đứng thứ 4 về doanh số, chỉ sau những ông lớn khác là Samsung, LG và Sony. Coocaa cũng luôn có những sản phẩm nằm trong danh sách những sản phẩm bán chạy.

Ngoài ra, thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ sản phẩm này tốt nhất, chiếm 77.4% cả nước. Đây cũng là địa điểm mà doanh nghiệp T đặt nhiều cửa hàng offline nhất. Chính vì vậy, tivi Coocaa đã được T lựa chọn nhập về để bổ sung cho danh sách sản phẩm.

Từ phân tích dữ liệu thị trường, doanh nghiệp T đã vượt qua được sự khó khăn của thị trường điện máy – công nghệ qua 2 phương án:

+ Theo dõi thị trường và xu hướng hàng ngày để kịp thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh

+ Tìm kiếm các sản phẩm bán chạy trên sàn TMĐT để bổ sung cửa hàng offline.  

Dự kiến kinh tế tiếp tục khó khăn tới hết năm 2023. Metric hi vọng case-study của doanh nghiệp T sẽ là bài học để các doanh nghiệp tham khảo hướng ra quyết sách kinh doanh thông thái và tối ưu nhất.

Cách dùng Metric ước tính dung lượng thị trường của một sản phẩm hoặc ngành hàng

Metric Insights là chuỗi bài viết về những câu chuyện kinh doanh trên TMĐT thành công và tích cực từ chính khách hàng / đối tác mà chúng tôi có cơ hội được đồng hành. Trong các bài viết thuộc chuỗi Insights này, tên nhân vật và thương hiệu đã được thay đổi để đảm bảo danh tính và các bí mật kinh doanh của các đơn vị liên quan.
Trân trọng mời hợp tác & trao đổi qua: insight@metric.vn .

Khai phá sản phẩm bán chạy nhờ phân tích dữ liệu thị trường

Mỗi ngành hàng sẽ có những sản phẩm bán chạy trong từng thời điểm khác nhau. Ngành hàng sách dù “bán quanh năm” nhưng cũng không phải ngoại lệ? Hãy cùng tìm hiểu cách nắm bắt thời cơ, tìm kiếm các sản phẩm tiềm năng để duy trì và tăng trưởng doanh thu dựa trên phân tích dữ liệu..

Không dễ để kinh doanh sách trên các sàn TMĐT

Trong vài năm trở lại đây, thị trường sách trên các nền nền tảng E-Commerce đang có những bước tiến tích cực. Mặc dù sách không nằm trong top những ngành hàng có doanh thu cao nhất nhưng lại luôn có sự phát triển ổn định. Theo dữ liệu từ Metric, trong năm 2021, Shopee giúp hơn 1400 nhà bán sách tại Việt Nam thu về tổng cộng hơn 360 tỷ đồng doanh thu. Sang năm 2022, doanh thu ngành hàng trên sàn TMĐT này đã tăng gần 60% lên gần 571 tỷ đồng. Số lượng nhà bán hoạt động trên Shopee tăng không đáng kể nhưng số lượng sản phẩm bán ra tăng 60% với gần 7 triệu sản phẩm. 

Thị trường sách trên E-Commerce phát triển bởi các doanh nghiệp khi hoạt động tại đây sẽ có nhiều lợi thế. Đầu tiên, sách là ngành đặc thù khi khách hàng không phân biệt nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính, vùng miền,…. Vì vậy, các sàn TMĐT sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh nhất với nhiều tệp khách hàng tiềm năng hơn thay vì các cửa hàng vật lý. Thứ hai, sách là sản phẩm dễ đóng gói, dễ bảo quản và dễ phân phối.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, kinh doanh sách trên thị trường TMĐT là bài toán khác hoàn toàn so với mở cửa hàng sách hoặc đưa tới các nhà phân phối để tiêu thụ. Doanh nghiệp cần nắm vững các quy tắc – điều luật của sàn, nắm bắt nhanh các chương trình khuyến mãi,… trong bối cảnh số lượng nhà bán ngày càng tăng. Đặc biệt, sách giả sách lậu cũng đã len lỏi vào nhiều sàn hiện nay, khiến tình trạng bán phá giá diễn ra phổ biến.

3 giải pháp giúp doanh nghiệp ngành sách tăng trưởng doanh thu, cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường

Công ty K là một đối tác của Metric hoạt động trong lĩnh vực phát hành sách. Với mục tiêu tăng cường nhận diện thương hiệu và tăng trưởng doanh thu, K quyết định đẩy mạnh hoạt động trên các nền tảng TMĐT. Tuy nhiên, đây là một thị trường hoàn toàn mới và K chưa có nhiều kinh nghiệm (doanh nghiệp mới chuyển qua kinh doanh online được 1 năm). Đó là lý do K đối mặt với nhiều thách thức: chiến lược kinh doanh chưa hiệu quả, không phân tích được đối thủ cạnh tranh trực tiếp,… Điều đó dẫn đến doanh thu của doanh nghiệp liên tục sụt giảm. 

Nhận thấy tất cả những vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải đều đến từ việc không am hiểu về thị trường TMĐT, K quyết định sử dụng phần mềm Metric để thực hiện công việc này.

Đầu tiên, dữ liệu thị trường thu thập được trên Metric đã giúp K phát hiện lý do doanh thu sụt giảm. Cụ thể, những tháng cuối năm (tháng 11, tháng 12), doanh số toàn ngành hàng đi xuống so với 2 tháng cao điểm (tháng 8 tháng 9), do dòng sách ôn thi, sách tham khảo tiếng Anh thời điểm này không bán chạy. Hiểu được bản chất thị trường, doanh nghiệp quyết định không đầu tư chi phí marketing vào những đầu sách đó và tiết kiệm được một lượng lớn ngân sách.

Thứ hai, khi nghiên cứu các sản phẩm bán chạy, doanh nghiệp nhận thấy một số sản phẩm sách ngoại ngữ luôn có doanh số ổn định. Doanh nghiệp ngay lập tức tìm kiếm các đầu sách này về để bổ sung danh sách sản phẩm, qua đó giữ vững doanh số. 

Cuối cùng, vì mới tham gia thị trường, K cần biết các đối thủ cạnh tranh đang vận hành như thế nào. Chưa có nhiều kinh nghiệm, doanh nghiệp quyết định không đối đầu trực tiếp với thương hiệu cùng ngành. Vì vậy, chiến lược được doanh nghiệp đặt ra là loại bỏ hoàn toàn các đầu sách đang là thế mạnh của đối thủ. 

Từ việc phân tích dữ liệu thị trường, K đã thay đổi chiến lược kinh doanh và tăng doanh thu qua 3 công đoạn:

+ Ngưng đầu tư cho những sản phẩm đã không còn phù hợp với thời điểm, từ đó tiết kiệm chi phí Marketing.

+ Phát triển sản phẩm mới có lượng tiêu thụ ổn định để duy trì doanh số.

+ Không kinh doanh các sản phẩm thế mạnh của đối thủ để tránh bước vào cuộc chiến cạnh tranh.

Với câu chuyện của nhà phát hành K, dễ dàng nhận thấy nghiên cứu thị trường đúng cách sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc tăng trưởng doanh thu.

Dưới đây là hướng dẫn bạn đọc thực hiện một phiên phân tích dung lượng thị trường. Tin rằng nghiên cứu thị trường thấu đáo sẽ luôn hữu ích cho những quyết định kinh doanh trong tương lai của bạn. 

Cách dùng Metric ước tính dung lượng thị trường của một sản phẩm hoặc ngành hàng
Metric Insights là chuỗi bài viết về những câu chuyện kinh doanh trên TMĐT thành công và tích cực từ chính khách hàng / đối tác mà chúng tôi có cơ hội được đồng hành. Trong các bài viết thuộc chuỗi Insights này, tên nhân vật và thương hiệu đã được thay đổi để đảm bảo danh tính và các bí mật kinh doanh của các đơn vị liên quan.
Trân trọng mời hợp tác & trao đổi qua: insight@metric.vn .

Cách xác định đúng dung lượng thị trường giữa bẫy “buff” đơn ảo

Tình trạng buff chỉ số ảo phổ biến trên các sàn TMĐT hiện nay gây ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều doanh nghiệp, đặc biệt trong việc phân tích dữ liệu lên chiến lược kinh doanh. Cùng Metric theo dõi cách một doanh nghiệp kinh doanh nội thất chuẩn bị cho hoạt động ra mắt sản phẩm mới – ghế massage – dựa trên số liệu thị trường.

Buff chỉ số ảo – Lợi bất cập hại

Với những doanh nghiệp đang hoạt động trên nền tảng E-Commerce, buff chỉ số ảo đã không còn là 1 khái niệm xa lạ. Đây là hoạt động tạo những lượt người theo dõi, đơn hàng, đánh giá, lượt thích,… ảo với mục đích tạo độ uy tín và tăng doanh số cho nhà bán. Bởi trong hành trình khách hàng trên sàn TMĐT, đa số người tiêu dùng sẽ tham khảo những chỉ số này trước khi đi đến quyết định mua sản phẩm.   

Không khó để nhà bán có thể tiếp cận cách buff chỉ số ảo. Tìm kiếm từ khóa “Cách tạo đơn ảo”, Google lập tức trả về hàng chục triệu kết quả trong chưa đến 1 giây. Thậm chí, dịch vụ buff chỉ số ảo còn có thể chủ động tiếp cận nhà bán thông qua Shopee Chat, Website,….  Vậy doanh nghiệp có nên tăng ảo các chỉ số trên các sàn TMĐT hay không? 

Câu trả lời là không. Nhà bán trên E-Commerce khi bị phát hiện buff chỉ số ảo sẽ gặp rất nhiều rắc rối với các sàn TMĐT quản lý. Ví dụ như trên sàn Shopee, các tài khoản nhà bán có thể bị áp dụng các hình phạt bao gồm nhưng không giới hạn: điểm phạt sao quả tạ, xoá bỏ các lượt bán – đánh giá trên sản phẩm, xóa sản phẩm, giới hạn tài khoản và thậm chí là xoá tài khoản vĩnh viễn. 

Ngoài ra, việc nhà bán thực hiện hoạt động cạnh tranh không lành mạnh này cũng ảnh hưởng rất lớn tới người tiêu dùng trên sàn TMĐT và các thương hiệu kinh doanh chân chính khác.

Loại trừ đơn ảo – Phân tích thị trường chính xác & xây dựng lộ trình kinh doanh thấu đáo 

Tập đoàn B là đối tác của Metric kinh doanh trong lĩnh vực nội thất cao cấp. Với mục tiêu R&D sản phẩm mới là ghế Massage, B quyết định thực hiện nghiên cứu thị trường ngành hàng này trên đa dạng các sàn TMĐT qua 2 chỉ số chính: dung lượng thị trường và dữ liệu sản phẩm (mẫu mã, tính năng,…). 

Một bản nghiên cứu dung lượng thị trường cần đảm bảo 3 yếu tố: độ chính xác của dữ liệu, độ phủ của dữ liệu và tính cập nhật của dữ liệu. Tuy nhiên, tất cả những bản báo cáo và nghiên cứu về thị trường tập đoàn B thu thập được đều có sai số quá lớn do có tình trạng buff đơn ảo diễn ra phổ biến trong ngành hàng.

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn của thương hiệu. Bởi khi đó, thương hiệu đã không trả lời được những câu hỏi quan trọng khi kinh doanh trên sàn TMĐT: có nên đầu tư ngân sách vào nhóm hàng ghế Massage, thị trường có đủ lớn và hấp dẫn, thị trường có đang phát triển đúng hướng hay chỉ phát triển trong 1 thời điểm, sản phẩm nào đang thực sự bán chạy,…

Cuối cùng, B quyết định sử dụng dịch vụ Metric để giải quyết bài toán này. Doanh nghiệp lựa chọn tính năng lọc đơn ảo, điều chỉnh bộ lọc với tỷ lệ review / số đơn bán được là 15%. Tức là sản phẩm có 100 đơn đặt hàng thì sẽ phải có trên 15 đánh giá, lúc đó dữ liệu mới được cập nhật vào báo cáo. Đó là 1 tỷ lệ phù hợp với ngành hàng ghế Massage trên các sàn TMĐT. 

Tránh được bẫy số liệu ảo đã giúp Tập đoàn B có sự chuẩn bị kỹ càng và hiểu được nhiều insight cần thiết trước khi bước chân vào thị trường mới này. Đầu tiên, B xác định được chính xác dung lượng thị trường trên từng sàn TMĐT, qua đó điều chỉnh được kế hoạch tăng trưởng theo số liệu thực tế.  

Thứ hai, B nhận định trên thị trường ghế Massage hiện nay có quá nhiều mẫu mã cả về hình thức, giá cả, tính năng và công năng. Để có thể gia tăng sức cạnh tranh, doanh nghiệp cần những sản phẩm mới phù hợp với nhau cầu người tiêu dùng. Sau khi phân tích cụ thể từ các dữ liệu của Metric, Tập đoàn đã R&D được sản phẩm mới thành công chỉ sau 2 tháng. Đồng thời, B còn tiến hành nghiên cứu theo dõi giá của đối thủ để cải thiện các chiến dịch marketing và đàm phán với sàn TMĐT xin duyệt khuyến mại. 

Với trường hợp của Tập đoàn B, dễ dàng nhận thấy, 1 bản báo cáo nghiên cứu dữ liệu sai sẽ ảnh hưởng vô cùng tiêu cực tới chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Metric tin rằng với những số liệu mà Metric cung cấp, doanh nghiệp sẽ có những cập nhật thông tin nhanh chóng và chính xác nhất, từ đó phát triển doanh thu 1 cách bền vững.

Dưới đây là hướng dẫn bạn đọc thực hiện một phiên phân tích dung lượng thị trường. Tin rằng nghiên cứu thị trường thấu đáo sẽ luôn hữu ích cho những quyết định kinh doanh trong tương lai của bạn. 

Cách dùng Metric ước tính dung lượng thị trường của một sản phẩm hoặc ngành hàng
Metric Insights là chuỗi bài viết về những câu chuyện kinh doanh trên TMĐT thành công và tích cực từ chính khách hàng / đối tác mà chúng tôi có cơ hội được đồng hành. Trong các bài viết thuộc chuỗi Insights này, tên nhân vật và thương hiệu đã được thay đổi để đảm bảo danh tính và các bí mật kinh doanh của các đơn vị liên quan.
Trân trọng mời hợp tác & trao đổi qua: insight@metric.vn .

Kinh doanh thời trang nữ: 3 lợi ích khi áp dụng phân tích dữ liệu thị trường E-commerce

Trong báo cáo Marketing Trends của Hubspot, vị trí Data–driven Marketer (người làm marketing đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu) sẽ chiếm nhiều lợi thế cạnh tranh trong năm 2023. Đồng thời, theo Forbes Insight, sử dụng dữ liệu vào quảng cáo giúp tăng 35% lợi nhuận cho nhãn hàng. Vậy làm sao để phân tích và ứng dụng dữ liệu hiệu quả vào các chiến lược kinh doanh/ Marketing, đặc biệt trong ngành hàng thời trang nữ?

Thời trang nữ – ngành hàng phát triển ổn định trên các sàn mua sắm trực tuyến

E-Commerce giúp các thương hiệu thích nghi với sự thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng, tăng sức cạnh tranh cũng như giải quyết các bài toán khó như vị trí, mặt bằng, nhân viên,…. Lẽ dĩ nhiên, các nhà bán thời trang nữ không thể ngó lơ kênh phân phối tiềm năng này.

Theo thống kê của Metric năm 2022, thời trang nữ luôn nằm trong top 3 các ngành hàng có doanh thu và sản lượng bán cao nhất trên tổng 4 sàn TMĐT (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo). Sang quý I/2023, tính cả sàn TikTok Shop, ngành vẫn tiếp tục duy trì vị trí với doanh số đạt hơn 3,8 nghìn tỷ đồng và sản lượng bán hơn 40 nghìn sản phẩm. 

Tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc thời trang nữ cũng là ngành có sự cạnh tranh gay gắt hàng đầu trên thị trường E-Commerce. Trong quý I/2023, có tổng cộng 70.830 shop thời trang nữ đang có mặt trên 5 sàn TMĐT, trong đó có sự góp mặt có hàng loạt thương hiệu lớn. Để cạnh tranh sòng phẳng trong 1 đại dương đỏ, áp dụng dữ liệu vào các hoạt động kinh doanh sẽ là hướng đi mà các doanh nghiệp cần hướng tới.     

Lợi ích phân tích dữ liệu mang lại cho doanh nghiệp trên E-Commerce

Công ty V là đối tác của Metric, kinh doanh trong lĩnh vực thời trang nữ và hoạt động trên đa sàn TMĐT. V sử dụng Metric để đo dữ liệu thị trường dòng sản phẩm dựa trên 3 yếu tố: dung lượng thị trường, thị phần trên các sàn và sản phẩm trending.

Theo thống kê của Metric năm 2022, doanh số của ngành thời trang nữ tại Shopee và Lazada có sự khác biệt rất lớn. Cụ thể, doanh số ngành hàng này tại Shopee là hơn 13 nghìn tỷ với 82.077 shop có lượt bán (trong khi Lazada chỉ có hơn 1.3 nghìn tỷ và 17.852 shop có lượt bán)

Trong đó, V có tổng doanh thu hơn 10 tỷ đồng và hơn 2 tỷ đồng lần lượt trên Shopee và Lazada. Dễ dàng nhận thấy, doanh thu Shopee của nhãn hàng cao gấp 5 lần so với Lazada – một con số chênh lệch không hề nhỏ. Chính vì vậy, chiến lược kinh doanh và KPI đặt ra cho từng sàn cần có sự riêng biệt. Nếu đặt chung 1 KPI cho tất cả sàn TMĐT sẽ xảy ra 2 trường hợp: KPI quá nặng khó có thể hoàn thành hoặc quá nhẹ để dễ dàng vượt qua. Và cả 2 trường hợp đều sẽ gây lãng phí nguồn nhân lực và ngân sách của công ty. 

Nhờ những phân tích của Metric về dung lượng và thị phần của từng sàn TMĐT, doanh thu của shop chiếm thị phần như thế nào mỗi sàn, V đã đưa ra được KPI hợp lý để thúc đẩy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.  

Đồng thời, V còn sử dụng Metric để phân tích những sản phẩm trending trên thị trường ngành thời trang nữ. Dữ liệu này phục vụ cho 2 mục tiêu: tìm những mặt hàng có mức độ tiêu thụ lớn trong tương lai gần để có thể sản xuất và thực hiện những hình ảnh quảng cáo dựa trên sản phẩm đang bán chạy trên E-Commerce. Với việc tìm được những mặt hàng có mức độ tiêu thụ lớn trong tương lai, công ty đã giải quyết được bài toán đầu ra cho sản phẩm mà không cần mất quá nhiều phép thử, qua đó tiết kiệm được ngân sách kinh doanh. Hơn thế, xác định được sản phẩm trending sẽ giúp doanh nghiệp có được nguồn nguyên liệu để thực hiện các hình ảnh quảng cáo – yếu tố quan trọng hàng đầu của marketing ngành hàng thời trang nữ. Với những sản phẩm trending được chụp và thiết kế chỉn chu, thương hiệu V có thể thu về nhiều traffic chất lượng và có khả năng tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Với trường hợp kinh doanh thời trang nữ của doanh nghiệp V mà Metric từng hợp tác, chúng tôi tin rằng phân tích dữ liệu thị trường có thể mang đến tối thiểu 3 lợi ích ngay trước mắt cho thương hiệu:

  • Điều chỉnh KPI hợp lý với từng sàn TMĐT 
  • Xác định sản phẩm tiềm năng để tiến hành sản xuất
  • Xác định sản phẩm trending để dùng làm nguyên liệu quảng cáo

Dưới đây là hướng dẫn bạn đọc thực hiện một phiên phân tích dung lượng thị trường. Tin rằng nghiên cứu thị trường thấu đáo sẽ luôn hữu ích cho những quyết định kinh doanh trong tương lai của bạn. 

Cách dùng Metric ước tính dung lượng thị trường của một sản phẩm hoặc ngành hàng
Metric Insights là chuỗi bài viết về những câu chuyện kinh doanh trên TMĐT thành công và tích cực từ chính khách hàng / đối tác mà chúng tôi có cơ hội được đồng hành. Trong các bài viết thuộc chuỗi Insights này, tên nhân vật và thương hiệu đã được thay đổi để đảm bảo danh tính và các bí mật kinh doanh của các đơn vị liên quan.
Trân trọng mời hợp tác & trao đổi qua: insight@metric.vn .

Quý I/2023: TMĐT Việt Nam và những Dịch chuyển đáng chú ý

Năm 2023, theo Forbes Advisor, doanh số Thương mại điện tử (TMĐT) có thể tăng 10.4%, đạt tổng giá trị 6.3 nghìn tỷ đô la trên toàn cầu. Đây được xem là giai đoạn phát triển tích cực của E-Commerce mặc dù còn nhiều lo ngại về sự khó khăn của kinh tế thế giới. Tại Việt Nam, Google, Temasek và Bain & Company dự đoán TMĐT Việt Nam sẽ đạt quy mô thị trường khoảng 39 tỷ đô vào năm 2025, mức tăng trưởng 34% – cao nhất trong khu vực.

Tại Việt Nam, tỉ lệ tăng trưởng doanh thu toàn thị trường của Quý I/2023 là 21.8% so với cùng kỳ năm 2022. Gián đoạn bởi 2 tuần nghỉ tết, tổng doanh số Quý I giảm nhẹ 8,84% so với 3 tháng cuối năm 2022.
Trong các sàn TMĐT tại Việt Nam hiện nay, Shopee vẫn đang chiếm thị phần doanh thu lớn nhất với 63.1%. Tiktok shop mặc dù ra mắt sau cùng nhưng đã nhanh chóng cán mốc 6 nghìn tỷ đồng, trở thành sàn có doanh thu cao thứ 3 (sau Shopee và Lazada).
Làm đẹp vẫn là ngành hàng có doanh thu và số sản phẩm bán cao nhất với doanh số 6.6 nghìn tỷ đồng cùng 62.3 triệu đơn vị sản phẩm đã bán.
Số lượng shop có lượt bán giảm mạnh cho thấy sự cạnh tranh trên nền tảng E-Commerce ngày một gắt gao. Để có thể tồn tại phát triển, các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ càng ở mọi yếu tố, bắt đầu ngay từ bước phân tích thị trường và lên Chiến lược kinh doanh bài bản, hiệu quả.

Tiến tới Quý II/2023, dự báo toàn thị trường sẽ tăng trưởng với mức doanh số hơn 37 nghìn tỷ, đặc biệt một số ngành hàng tiềm năng nhất là thể thao – du lịch, thời trang, điện gia dụng,…

Vui lòng đọc chi tiết Báo cáo thị trường TMĐT Quý I/2023 bên dưới.

Metric-Ecom-Report-Q1.2023

Báo cáo thị trường TMĐT được Metric thực hiện độc lập, dựa trên các số liệu công khai và không bị ảnh hưởng bởi các đơn vị thứ 3. Dựa trên tiêu chí của Metric, số liệu thống kê đã loại bỏ 2 loại sản phẩm: các hàng hoá ở dạng dịch vụ và quà tặng có sản lượng bất thường không tương xứng với phản hồi từ người tiêu dùng. Các dữ liệu khách quan này sẽ là cơ sở nền giúp doanh nghiệp & nhà bán phân tích sâu hơn, kịp thời điều chỉnh chiến lược Kinh doanh & Marketing cho Quý II/2023.
Báo cáo chuyên sâu hơn về từng ngành hàng, sản phẩm hoặc thương hiệu cụ thể, vui lòng liên lạc với chúng tôi qua Hotline: 033 806 2221 hoặc tìm kiếm báo cáo tại: https://metric.vn/search .