Data Analysis Function

Danh mục các chức năng phân tích dữ liệu thị trường hiệu quả cho hoạt động kinh doanh và Marketing trên Ecommerce

Metric đồng hành cùng Workshop “Chiến lược kinh doanh TMĐT 2024”

Trong Báo cáo Toàn cảnh Thị trường sàn bán lẻ Trực tuyến 2023, doanh thu trên 5 sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam năm 2024 được dự báo tăng trưởng 35% lên mức 310 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, sự cạnh tranh sẽ vô cùng gay gắt khi các nhà bán sẽ ngày càng chuyên nghiệp.
Vậy các doanh nghiệp cần chuẩn bị như thế nào khi bước sang năm mới? Workshop “Chiến lược kinh doanh TMĐT 2024” sẽ giúp doanh nghiệp:

  • Hiểu rõ về chiến lược kinh doanh TMĐT 2024 trên sàn Shopee và Tiktok
  • R&D sản phẩm, lựa được chủ lực, tiềm năng, sản phẩm hottrend khi kinh doanh trên sàn
  • Hướng dẫn Livestream và booking KOL, KOC hiệu quả nhất
  • Chia sẻ bí quyết làm Affiate Tiktok viral
  • Kiểm soát – Quản trị kho, nhân sự, tài chính, thuế TMĐT, tránh việc lãi ảo lỗ thật

Sự kiện chắc chắn sẽ mang đến những thông tin hữu ích dành cho nhà bán trên các sàn TMĐT trước khi bước sang năm Giáp Thìn 2024

Thời gian diễn ra sự kiện: 30 – 31/01/2024
Hình thức tham gia: Zoom Online
Đăng ký tham dự sự kiện tại: https://ecom2024.ecomacademy.edu.vn/

Metric vs Chỉ tiêu Kinh tế Số

Là một phần trong các Hợp tác phối hợp với các cơ quan thống kê số liệu. Metric vinh dự được giao nghiên cứu thống kê các chỉ tiêu số liệu Kinh tế Số theo địa phương như sau:

(i) Doanh số Thương mại Điện tử bán lẻ theo từng địa phương

(ii) Tỉ lệ mua hàng trực tuyến theo từng địa phương

(iii) Giá trị mua sắm bình quân người mua hàng trực tuyến theo từng địa phương

(iv) Số lượng thương nhân có giao dịch TMĐT theo từng địa phương

(v) Tỷ lệ doanh thu TMĐT bán lẻ trong tổng mức bán lẻ HHDVTD

Phương pháp thống kê

Nguồn số liệu đầu vào

STTSố liệuNguồn số liệu
1Dân số theo địa phươngTổng cục thống kêLink dẫn nguồn
2Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người phân theo địa phương (GRDP)Tổng cục thống kêLink dẫn nguồn
3Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành phân theo địa phươngTổng cục thống kêLink dẫn nguồn
4Số thuê bao internet theo địa phươngTổng cục thống kêLink dẫn nguồn
5Doanh số theo kho hàng địa phương sàn TMĐTMetricLink dẫn nguồn
6Số gian hàng đăng ký kho hàng địa phương trên sàn giao dịch TMĐTMetricLink dẫn nguồn
7Doanh số các sàn giao dịch TMĐTMetricLink dẫn nguồn
8Mô hình tỷ lệ phân bổ theo địa phương đối với từng chỉ tiêu Kinh tế sốMetricLink dẫn nguồn
9Tổng số người mua sắm trực tuyếnCục TMĐT và KTS
Sách Trắng TMĐT năm 2022
Link dẫn nguồn

Phương pháp tính toán thống kê của Metric

Phương pháp khảo sát và nghiên cứu thị trường của Metric gọi là “tính toán thống kê”, có đặc điểm khác với phương pháp thống kê mẫu thông thường như sau: Metric sử dụng lợi thế của Big Data và Học máy (Machine Learning/AI), giúp tăng số lượng mẫu thống kê kèm với tính toán dữ liệu lớn.

Đối với tất cả các chỉ tiêu kinh tế Số, Metric sử dụng nhất quán phương pháp tính toán thống kê như sau:
+ Thống kê và tính toán bằng Học máy đối với số liệu từ Big Data của Metric. (Chủ quan từ Big Data). Tỷ lệ ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng chiếm 55-70%.
+ Sử dụng các đầu vào từ cơ quan chính thống và uy tín làm các đầu vào khống chế sai số. (Khách quan từ các số liệu uy tín, chính thống) – Tỷ lệ ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng chiếm 20-30%
+ Tinh chỉnh làm sạch số liệu theo khảo sát tình hình thực tế. (Kết hợp khảo sát Khách quan và đánh giá chuyên môn) – Tỷ lệ ảnh hưởng tới kế quả cuối cùng chiếm 10-15%.

Tỷ lệ phân bổ theo địa phương đối với từng chỉ tiêu Kinh tế số của Metric

Bước 1: Tính toán thống kê tổng quy mô toàn quốc
Bước 2: Tính toán thống kê tỷ lệ phân bổ theo địa phương
Bước 3: Số liệu địa phương = tổng quy mô toàn quốc x tỷ lệ phân bổ theo địa phương


ĐÓN SÓNG TĂNG TRƯỞNG: CHIẾN LƯỢC NGƯỢC DÒNG ĐỂ ĐỘT PHÁ DOANH THU DÀNH CHO CÁC NHÀ BÁN TMĐT NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM

Thương mại điện tử luôn là thị trường màu mỡ cho các doanh nghiệp muốn gia tăng nhanh chóng lượng khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của ngày càng nhiều nhà bán chuyên nghiệp và sự biến động liên tục của thị trường, các thương hiệu cần thực hiện thêm những chiến lược đột phá hơn nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.

Một trong những phương án mà nhà bán có thể áp dụng chính là phát triển đa kênh (Omnichannel). Đây là cách giúp thương hiệu nâng cao trải nghiệm và tăng độ nhận diện thông qua việc bán hàng trên tất cả các kênh có khách hàng tiềm năng, từ sàn TMĐT, mạng xã hội, website cho đến các cửa hàng truyền thống.

Mặc dù vậy, đây có thể là bài toán khó với nhiều doanh nghiệp không có được nguồn tài chính và nhân lực đủ mạnh. Lúc này, muốn phát triển đa kênh, doanh nghiệp cần có những chiến lược thực sự hiệu quả với chi phí hợp lý.

“ĐÓN SÓNG TĂNG TRƯỞNG: Chiến lược ngược dòng để ĐỘT PHÁ doanh thu” là sự kiện do Seodo, Sao Kim Branding và Color Media phối hợp tổ chức, đồng hành bởi Metric sẽ giúp nhà bán các sàn TMĐT có thêm những góc nhìn mới, kỹ năng thích ứng với thị trường phát triển đa dạng như hiện nay, đặc biệt khi thời điểm bùng nổ doanh số cuối năm đang đến gần. 

Sự kiện được dẫn dắt bởi 4 chuyên gia hàng đầu về Sales và Marketing:

  • Anh Đỗ Xuân Tùng – Chuyên gia tư vấn và đào tạo Sales
  • Anh Nguyễn Thanh Tuấn – Founder & CEO Sao Kim Branding
  • Anh Hoàng Dũng – CEO & Đạo diễn ColorMedia
  • Anh Doãn Kiên – Founder & CEO SEODO

Nội dung sự kiện bao gồm:

  • Chủ đề 1: Xây dựng thương hiệu thời kỳ khó: Bí quyết chiếm lĩnh tâm trí khách hàng – được chia sẻ bởi anh Nguyễn Thanh Tuấn
  • Chủ đề 2: Tối ưu hóa “điểm chạm số” với khách hàng bằng SEO  – được chia sẻ bởi anh Doãn Kiên
  • Chủ đề 3: Ma trận video trong chiến lược nội dung tiếp cận triệu khách hàng – được chia sẻ bởi anh Hoàng Dũng
  • Chủ đề 4: Chiến lược kinh doanh thích nghi thời kỳ khó và tăng trưởng bền vững – được chia sẻ bởi anh Đỗ Xuân Tùng

Thông tin của sự kiện:

  • Thời gian: 13:30 – 18:30, ngày 25/08/2023
  • Địa điểm: Trống Đồng Palace – 52 P. Miếu Đầm, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội
  • Giá vé bán: ƯU ĐÃI KHI MUA VÉ NHÓM (TỪ 3 VÉ TRỞ LÊN)

Thông tin liên hệ:

👉Thông tin chi tiết: https://bit.ly/branding-digital-master  

📞Hotline: 0903.533.764 (Ms Nhi) – 0935.918.073 (Ms Hương)

Nhanh tay đăng ký để giành được ưu đãi và có cơ hội được tư vấn 1:1 với các chuyên gia về Sales và Marketing.

Cách tính số liệu của Metric

Cách tính Sản phẩm đã bán và Doanh số 7 ngày, 30 ngày, 90 ngày, …?

Tính số Sản phẩm Đã bán (7 ngày, 30, 90, 180 ngày, …)

Các sàn thương mại điện tử phổ biến công khai một số liệu “Đã bán”. Thông qua việc hỏi trực tiếp những người bán, chúng tôi đã kiểm tra được rằng đó là số liệu ấy là đúng.

Ví dụ, một đôi giày có chỉ số đã bán theo thời gian như sau:

Thứ Ba tuần trước: Đã bán 100
Thứ Ba tuần này: Đã bán 800
Tổng bán 7 ngày (một tuần): 800 – 100 = 700

Cách tính Số sản phẩm đã bán trong 7 ngày. Tương tự đối với 30, 90, 180 ngày.

Bằng cách hàng ngày theo dõi liên tục chỉ số “Đã bán”, chúng tôi đã tính được tổng sản phẩm đã bán của đôi giày ấy trong 7 ngày. Hoàn toàn tương tự đối với tổng đã bán 30, 90 và 180 ngày.

Tính Tổng doanh số (tổng số tiền đã bán trong 7 ngày, 30, 90, 180 ngày)

Cũng với ví dụ trên. Tổng doanh số 7 ngày được tính như sau:

Thứ Ba tuần trước: Đã bán 100
Thứ Ba tuần sau: Đã bán 800, cùng thời điểm đó, giá sản phẩm 100.000đ.
Tổng bán 7 ngày (một tuần): 800 – 100 = 700
Tổng doanh số 7 ngày: 700 x 100.000đ = 7 triệu. (từ Thứ Ba tuần trước tới Thứ Ba tuần này)

Cách tính Tổng doanh số 7 ngày. Tương tự đối với 30, 90, 180 ngày.

Tổng doanh số từ khoảng thời gian A tới B = tổng đã bán (A, B) x Giá sản phẩm tại thời điểm B.

Như vậy, bằng cách liên tục lưu lại chỉ số đã bán và giá sản phẩm, Metric đã tính được Tổng đã bán và Tổng doanh số trong một khoảng thời gian bất kỳ. Có thể thấy số liệu 7 ngày, 30, 90, 180 ngày gần đây cũng chỉ là một trường hợp riêng của cách tính này. Một phiên bản cao cấp nhất của chúng tôi cho phép bạn chọn khoảng ngày bất kỳ để xem số liệu.

Độ chính xác của số liệu?

Sau khi đọc về cách tính số liệu. Bạn có được hai thông tin:

  • Cách tính số liệu dựa trên các chỉ số công khai của các sàn TMĐT
  • Số liệu liên tục được xác thực từ các shop bán hàng.

Vậy, bạn có thể tự xác thực số liệu shop của mình trên Metric không?
Tất nhiên có thể, bạn làm như sau.

Bước 1: Sử dụng Tài khoản Nâng cao, chọn sàn Shopee, thời gian phân tích 30 hoặc 90 ngày gần nhất.

Bước 2: Dán (paste) link của nhà bán hàng (shop) trên Shopee vào ô “Từ khóa”, phân tích.

Tự xem doanh số shop của bạn trên Metric

Bước 3: So sánh số liệu trên trang phân tích của Metric với số liệu doanh thu trong mục “Đơn đã thanh toán” của Shopee. Bạn sẽ thấy số liệu của Metric so với số liệu shop của bạn khớp nhau.

Như vậy, số liệu của Metric chính là số liệu doanh số/đơn hàng đã thanh toán – NMV (người mua đã nhận hàng và không hoàn lại). Để kiểm tra bạn cần xem trong mục “Đơn đã thanh toán” trong phần quản lý gian hàng của sàn TMĐT nhé.

Tổng kết

Tính chính xác là tiêu chí quan trọng số một của hoạt động nghiên cứu thị trường, những khách hàng và đối tác quan trọng của chúng tôi như Bộ Công Thương, Hiệp hội TMĐT Việt Nam, Unilever, Tiki, Thế giới di động, Sun House Group, … cũng không ngoại lệ khi luôn đặt ra những yêu cầu khắt khe về tính chính xác của Metric.

Chúng tôi biết ơn khi nhận được sự công nhận của khách hàng, và thực hiện tài liệu này để các khách hàng sau này hiểu rõ về số liệu của Metric.

Thông tin của bài viết này sẽ còn được cập nhật tiếp tục. Hãy cứ hỏi chúng tôi những câu hỏi quan trọng của bạn tới email info@metric.vn nhé.

Dự báo doanh số trên Metric

Ngày 15/02/2023, nền tảng số liệu thị trường Metric đã ra mắt tính năng Dự báo thị trường tại website metric.vn. Tính năng này giúp người dùng có thể dự tính doanh số thị trường trong 7, 30 hoặc 90 ngày tiếp theo.

Phiên bản đầu tiên này là phương pháp dự báo cơ bản, nằm trong những nỗ lực mở ra nhiều phương pháp dự báo khác nhau có ích cho doanh nghiệp và nhà bán.

Tính năng dự báo trên Metric.vn

Giải thích về phương pháp như sau (trong ảnh là dự báo doanh số cho 30 ngày tiếp theo):

PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO

Để dự báo doanh số cho thời gian T ngày tiếp theo bằng “Dự báo cơ bản” của Metric, ta cần tính các phần doanh số sau:

Gọi doanh số của T ngày tiếp theo so với hiện tại là T2

Gọi doanh số T ngày gần nhất so với thời điểm hiện tại là T1

Như vậy, hệ số tăng trưởng của T ngày tiếp theo so với T ngày đã qua được tính bởi công thức:

G = 1 + (T2 – T1) / T1
Tại đây dễ thấy T1 x G = T2 (tăng trưởng G lần)

Nói dễ hiểu, nếu nhân G với doanh số T ngày gần nhất, ta dự báo được doanh số của T ngày tiếp theo.

Như vậy, các phương pháp dự báo của Metric xoay quanh việc chọn hệ số G.

PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO TRÊN METRIC HIỆN TẠI

Dự báo cơ bản

Dự báo cơ bản chọn hệ số tăng trưởng G bằng với hệ số tăng trưởng của cùng kỳ năm ngoái.

Ví dụ, thời điểm hiện tại là kết thúc Quý 1 (năm 2023) và doanh số quý là 1 tỷ, ta cần dự báo doanh số cho Quý 2 (năm 2023).

Kiểm tra doanh số vào năm ngoái, thấy rằng:
Quý 1 năm ngoái doanh số đạt 100 triệu.
Quý 2 năm ngoái doanh số đạt 200 triệu.
Vậy, theo công thức trên, hệ số tăng trưởng cùng kỳ năm ngoái G = 2 lần.

Áp dụng hệ số tăng trưởng này, thì Doanh số dự báo của Quý 2 (năm 2023) là:
Dự báo Quý 2 năm nay = G x Doanh số Quý 1 năm nay = 2 x 1 tỷ = 2 tỷ.

Như vậy, Dự báo cơ bản sẽ cho ra doanh số Quý 2 năm nay là 2 tỷ.

KHUYẾN CÁO

Không có phương pháp nào trên thế giới dự báo chính xác được những gì sẽ xảy ra trên thị trường. Tất cả các phương pháp dự báo của Metric cũng không ngoại lệ. Chúng chỉ có nhiệm vụ cung cấp thêm nhiều góc nhìn về thị trường thông qua số liệu, và chỉ có tính chất tham khảo thêm.

Tại Metric, chúng tôi nỗ lực trong việc đưa ra nhiều cách thức dự báo khác nhau và công khai phương pháp thực hiện chúng. Chúng tôi khuyến kháo sử dụng các kết quả dự báo của Metric như sau:

  • Tìm hiểu kỹ lưỡng về phương pháp dự báo và thu thập số liệu từ các phương pháp này như là một nguồn số liệu tham khảo.
  • Đối sánh với các nhận định của mình để đưa ra quyết định, chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.