Báo cáo thị trường TMĐT

Danh mục tổng hợp các Báo cáo thị trường Thương mại điện tử phát hành bởi Metric.

Bán lẻ trực tuyến Quý I/ 2024: Tăng trưởng đột phá 78,69% so với cùng kỳ 2023 – Cạnh tranh cao

Doanh thu bán lẻ trên 5 sàn TMĐT lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với Q1/ 2023, chưa bao gồm doanh thu từ các phiên livestream

Doanh số tăng trưởng vượt bậc, chỉ số về số lượng nhà bán khởi sắc sau nhiều quý ảm đạm 

Đi cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước, bức tranh về thị trường sàn TMĐT trong Q1/ 2024 cũng hiện lên nhiều gam màu tươi sáng. Tổng doanh số trên 5 sàn TMĐT lớn nhất tại Việt Nam hiện nay (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop) đã đạt mức 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng tới 78,69% so với cùng kỳ năm 2023. Con số này vượt xa kỳ vọng bởi theo nhiều dự báo, doanh số thị trường TMĐT năm 2024 sẽ chỉ tăng khoảng 35% so với 2023. Đồng thời, 766,7 triệu đơn vị sản phẩm đã được giao thành công tới người tiêu dùng trong 3 tháng qua – tăng 83,21% so với cùng kỳ. Với nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa được triển khai, người dân đang có xu hướng chi tiêu thoải mái hơn so với giai đoạn hậu Covid-19. Và mua sắm online đang ngày càng trở thành 1 phần không thể thiếu trong thói quen tiêu dùng.

Cùng với sự phát triển chóng mặt về doanh số và sản lượng bán, Q1/ 2024 cũng đã ghi nhận một chỉ số vô cùng tích cực: số lượng nhà bán phát sinh đơn hàng có tốc độ tăng trưởng dương – lần đầu tiên trong nhiều quý trở lại đây. Có thể nói, bên cạnh sự hồi phục của nền kinh tế, doanh nghiệp đang ngày càng có niềm tin vào sự phát triển của thị trường bán lẻ trực tuyến. TMĐT sẽ là sân chơi buộc phải tham gia nếu muốn tiếp cận số lượng khách hàng khổng lồ. Tuy nhiên, TMĐT luôn là một thị trường đầy khốc liệt, Nếu chỉ cần tìm mặt hàng bất kỳ trên sàn, người dùng có thể nhìn thấy hàng chục, hàng trăm nhà cung cấp. Vì vậy, với số lượng doanh nghiệp tăng lên, chắc chắn cuộc chiến trên nền tảng Ecommerce sẽ ngày càng phức tạp. Nhà bán có thể bị đào thải bất cứ lúc nào nếu không có chiến lược kinh doanh hiệu quả. 

Hiện nay, các doanh nghiệp địa phương cũng đã có những bước tiến mạnh mẽ. tổng doanh thu và sản lượng bán của các địa phương ngoài top 10 đều tăng trưởng trên mức 50%. TMĐT đã không còn là sân chơi riêng cho các doanh nghiệp tại các đô thị lớn mà đã có xu hướng mở rộng ảnh hưởng sang các tỉnh thành. Kho hàng đặt tại các tỉnh thành đồng thời giúp rút ngắn thời gian vận chuyển – giao hàng, thúc đẩy tăng trưởng và đáp ứng nhu cầu mua hàng nhanh chóng của người tiêu dùng ở địa phương. ​Tổng doanh thu và sản lượng bán của các địa phương ngoài top 10 đều tăng trưởng trên mức 50%.​

Trong 2 năm qua, nhiều chương trình và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển TMĐT tại địa phương đã và đang liên tục được triển khai bởi nhiều đơn vị từ tổ chức nhà nước tới các doanh nghiệp tư nhân, điển hình như Bệ phóng TMĐT Tây Nguyên 2022, Hội thảo Quản lý và Phát triển TMĐT toàn quốc 2023, Tuần lễ chuyển đổi số Huế 2023,… Điều này đã thúc đẩy không nhỏ sự chuyển mình của khối kinh doanh trực tuyến tại các địa phương ở mọi cấp độ.​

Làm Đẹp tiếp tục dẫn đầu doanh số toàn thị trường, một ngành hàng tăng trưởng đến gần 150%

Với việc mang lại tổng cộng 11,25 nghìn tỷ đồng cho cả 5 sàn TMĐT trong 3 tháng đầu năm, Làm đẹp cho thấy sức ảnh hưởng của mình khi tiếp tục duy trì vị trí quán quân trong bảng xếp hạng những ngành hàng có doanh thu cao nhất.

Ông Phạm Bảo Trung – Giám đốc kinh doanh Metric chia sẻ, sở dĩ Làm đẹp có thể duy trì vị thế từ năm này qua năm khác đến từ 3 đặc trưng ngành hàng: sản phẩm có sức mua lại cao, nhiều chương trình khuyến mại so với cửa hàng offline, khách hàng phần nhiều là nữ – tệp khách hàng chủ yếu của các sàn TMĐT. Chăm sóc da mặt là nhóm sản phẩm phổ biến nhất với doanh số 3223 tỷ đồng, với 22,32 triệu sản phẩm được bán ra. 

Bên cạnh đó, quý I năm 2024 chứng kiến sự phát triển thần tốc của ngành hàng điện gia dụng, với mức doanh số tăng trưởng 146,8% và sản lượng bán tăng tới gần 370%. Top đầu những sản phẩm bán chạy đều có mức giá cao, điển hình như máy chiếu, robot hút bụi,… Điều này cho thấy người tiêu dùng đã không còn ngại mua sắm những mặt hàng có giá trị trên sàn online nếu nhà bán chứng minh được uy tín và chất lượng sản phẩm. 

Thị trường sàn bán lẻ trực tuyến quý II/2024: Tiếp tục tăng trưởng ổn định

Dự báo trong Q2/ 2024, tổng doanh số trên 5 sàn bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam hiện nay sẽ đạt mức 84,87 nghìn tỷ đồng với 882,12 triệu đơn vị sản phẩm được bán ra; tăng lần lượt 19,2% và 13,57% so với Q1/ 2024. Đây là mục tiêu hoàn toàn có thể đạt được khi thị trường đã có bước khởi đầu hết sức tích cực. ​

Tuy nhiên, những biến động địa chính trị làm ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng, sự xâm nhập từ các nhà bán nước ngoài và thay đổi chính sách từ 1 số sàn TMĐT với trọng tâm đề cao người mua,… sẽ là những thách thức mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt nếu muốn phát triển trong phần còn lại của năm 2024. Tìm hiểu kỹ thị trường, lựa chọn sản phẩm và sàn TMĐT để kinh doanh, đề ra chiến lược hiệu quả dựa trên những số liệu và phân tích thực tế sẽ là hướng đi đúng cho nhà bán trong giai đoạn hiện nay.

*Số liệu trong Báo cáo toàn cảnh thị trường Bán lẻ trực tuyến Q1/ 2024 được các chuyên gia Nghiên cứu thị trường và Phân tích dữ liệu lớn của Metric thực hiện độc lập, dựa trên các số liệu công khai từ ngày 1/1/2024 đến 31/03/2024 và không bị ảnh hưởng bởi các đơn vị thứ 3. Trong báo cáo này, số liệu thống kê đã loại bỏ các sản phẩm: hàng hóa ở dạng dịch vụ, quà tặng có sản lượng bán bất thường không tương xứng với phản hồi từ người tiêu dùng, các sản phẩm bán đơn ảo và chưa bao gồm sản phẩm bán từ các phiên livestream.

Metric vs Chỉ tiêu Kinh tế Số

Là một phần trong các Hợp tác phối hợp với các cơ quan thống kê số liệu. Metric vinh dự được giao nghiên cứu thống kê các chỉ tiêu số liệu Kinh tế Số theo địa phương như sau:

(i) Doanh số Thương mại Điện tử bán lẻ theo từng địa phương

(ii) Tỉ lệ mua hàng trực tuyến theo từng địa phương

(iii) Giá trị mua sắm bình quân người mua hàng trực tuyến theo từng địa phương

(iv) Số lượng thương nhân có giao dịch TMĐT theo từng địa phương

(v) Tỷ lệ doanh thu TMĐT bán lẻ trong tổng mức bán lẻ HHDVTD

Phương pháp thống kê

Nguồn số liệu đầu vào

STTSố liệuNguồn số liệu
1Dân số theo địa phươngTổng cục thống kêLink dẫn nguồn
2Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người phân theo địa phương (GRDP)Tổng cục thống kêLink dẫn nguồn
3Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành phân theo địa phươngTổng cục thống kêLink dẫn nguồn
4Số thuê bao internet theo địa phươngTổng cục thống kêLink dẫn nguồn
5Doanh số theo kho hàng địa phương sàn TMĐTMetricLink dẫn nguồn
6Số gian hàng đăng ký kho hàng địa phương trên sàn giao dịch TMĐTMetricLink dẫn nguồn
7Doanh số các sàn giao dịch TMĐTMetricLink dẫn nguồn
8Mô hình tỷ lệ phân bổ theo địa phương đối với từng chỉ tiêu Kinh tế sốMetricLink dẫn nguồn
9Tổng số người mua sắm trực tuyếnCục TMĐT và KTS
Sách Trắng TMĐT năm 2022
Link dẫn nguồn

Phương pháp tính toán thống kê của Metric

Phương pháp khảo sát và nghiên cứu thị trường của Metric gọi là “tính toán thống kê”, có đặc điểm khác với phương pháp thống kê mẫu thông thường như sau: Metric sử dụng lợi thế của Big Data và Học máy (Machine Learning/AI), giúp tăng số lượng mẫu thống kê kèm với tính toán dữ liệu lớn.

Đối với tất cả các chỉ tiêu kinh tế Số, Metric sử dụng nhất quán phương pháp tính toán thống kê như sau:
+ Thống kê và tính toán bằng Học máy đối với số liệu từ Big Data của Metric. (Chủ quan từ Big Data). Tỷ lệ ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng chiếm 55-70%.
+ Sử dụng các đầu vào từ cơ quan chính thống và uy tín làm các đầu vào khống chế sai số. (Khách quan từ các số liệu uy tín, chính thống) – Tỷ lệ ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng chiếm 20-30%
+ Tinh chỉnh làm sạch số liệu theo khảo sát tình hình thực tế. (Kết hợp khảo sát Khách quan và đánh giá chuyên môn) – Tỷ lệ ảnh hưởng tới kế quả cuối cùng chiếm 10-15%.

Tỷ lệ phân bổ theo địa phương đối với từng chỉ tiêu Kinh tế số của Metric

Bước 1: Tính toán thống kê tổng quy mô toàn quốc
Bước 2: Tính toán thống kê tỷ lệ phân bổ theo địa phương
Bước 3: Số liệu địa phương = tổng quy mô toàn quốc x tỷ lệ phân bổ theo địa phương


Báo cáo thị trường sàn TMĐT ngành hàng Mẹ & Bé 9 tháng đầu năm 2023

3 quý đầu năm 2023 chứng kiến sự tăng trưởng doanh thu đầy tích cực của Ngành hàng Mẹ & Bé trên 5 sàn TMĐT lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Tổng doanh số cán mốc 8.708 tỷ đồng, cao hơn 57% so với cùng kỳ 2022. Đồng thời, số lượng sản phẩm đã bán cũng lên tới 56,6 triệu – tăng 54%. Báo cáo thị trường sàn TMĐT do các chuyên gia dữ liệu Metric thực hiện độc lập sẽ cung cấp góc nhìn tổng quan về thị trường mua sắm trực tuyến, xu hướng và dự báo mùa mua sắm lớn nhất cuối năm 2023. Cùng chúng tôi điểm qua những điểm đáng chú ý nhất.  

Sữa công thức & Thực phẩm cho bé dẫn đầu ngành hàng

Với 1.544,2 tỷ đồng thu về trong 9 tháng đầu năm 2023, Sữa công thức & Thực phẩm cho bé đang là nhóm sản phẩm đem lại doanh thu nhiều cho ngành hàng Mẹ & Bé. Tuy nhiên, so sánh với cùng kỳ 2022, Đồ dùng phòng ngủ cho bé mới cho thấy sự bứt phá đáng kinh ngạc khi tăng trưởng lên tới 104%. 

Ở chiều ngược lại, 3 nhóm hàng An toàn cho bé, Mẹ & Bé khác, Bộ & Gói quà tặng chứng kiến tình hình kinh doanh không mấy tích cực khi suy giảm lần lượt 7%, 6% và 33%.

Giá rẻ tiếp tục chiếm ưu thế

Xét số lượng sản phẩm bán ra theo phân khúc giá, mức 0 – 100 nghìn đồng đang là khoảng giá phổ biến nhất với 62% thị phần. Lần lượt xếp theo sau là phân khúc giá 200 nghìn – 500 nghìn và 100 nghìn – 200 nghìn.  Dễ dàng nhận thấy, phân khúc giá rẻ vẫn đang được các khách hàng trên nền tảng E-Commerce ưa chuộng.

Tuy nhiên, 200 nghìn đến 500 nghìn mới là khoảng giá mang lại doanh thu nhiều nhất cho ngành hàng. Thu nhập bình quân đầu người ngày càng nâng cao giúp các bậc phụ huynh có thể “mạnh tay” hơn với các sản phẩm dành cho bé, đặc biệt là các sản phẩm liên quan tới sức khoẻ.

Dự báo với mức tăng trưởng trung bình so với quý 4 năm 2022 so với quý 3 năm 2022 là 8%, doanh số quý

4 năm 2023 đạt hơn 3260 nghìn tỷ đồng (Số liệu không bao gồm Tiktok), nhóm hàng dự báo tiếp tục đạt doanh số và tăng trưởng cao quý 4 năm 2023 là các sản phẩm Tã, bỉm.

Chi tiết báo cáo, vui lòng truy cập tại: https://tinyurl.com/momandbabyreport2023  

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới ấn phẩm hoặc cần thông tin cho mục đích viết bài nhằm cung cấp góc nhìn chính xác nhất cho độc giả, vui lòng liên hệ: marketing@metric.vn.

BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG SÀN TMĐT QUÝ III/2023

Quý III/2023 chứng kiến sự tăng trưởng doanh thu vượt bậc của 5 sàn TMĐT lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Tổng doanh thu 9 tháng đầu năm năm 2023 cán mốc 163 nghìn tỷ đồng, đã cao hơn 7% tổng doanh thu cả năm 2022 và chiếm khoảng 3,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (Tổng cục Thống kê ước đạt 4.567.835 tỷ đồng). Đây là con số đầy tích cực trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều biến động. Báo cáo thị trường sàn TMĐT do các chuyên gia dữ liệu Metric thực hiện độc lập sẽ cung cấp góc nhìn tổng quan về thị trường mua sắm trực tuyến, xu hướng và dự báo mùa mua sắm lớn nhất cuối năm 2023. Cùng chúng tôi điểm qua những điểm đáng chú ý nhất.  

Shopmall tiếp tục là xu hướng

Trong quý III/2023, Shopmall cho thấy sự tăng trưởng về doanh thu vượt bậc tăng 80,86% so với cùng kỳ năm 2022. Đồng thời, thị phần của shopmall cũng gia tăng thêm 6%.

Mặc dù phần lớn các nhà bán trên các nền tảng TMĐT hiện vẫn là shop thường, tuy nhiên theo nhận định của Metric dựa trên phân tích số liệu thị trường trong 3 năm vừa qua, shopmall sẽ vẫn là xu hướng chuyển dịch trên sàn của các doanh nghiệp dù hoạt động trong bất kỳ ngành hàng nào. 

Dễ dàng nhận thấy nhất tại ngành Thời trang nữ và Nhà cửa & Đời sống, doanh thu shopmall của 2 ngành hàng này đã tăng lần lượt 113% và 104%. Từ trước đến nay, thị hiếu người tiêu dùng khi mua sản phẩm Thời trang nữ và Nhà cửa & Đời sống thường sẽ quan tâm đến xu hướng mới nhất, kiểu dáng, thiết kế hoặc công dụng nhiều hơn là thương hiệu. Điều này giúp nhiều nhà bán nhỏ lẻ vẫn còn rất nhiều đất để kinh doanh. Tuy nhiên, việc shopmall ngày càng chiếm được thị phần, nghĩa là người tiêu dùng đã quan tâm nhiều hơn tới uy tín của thương hiệu, buộc các nhà bán cần thay đổi cách thức tiếp cận khách hàng. Dịch chuyển lên shopmall để tăng cường độ phủ và uy tín trên nền tảng Ecommerce, nhận được tối đa các quyền lợi và chính sách hỗ trợ (ví dụ hỗ trợ mã giảm giá hoặc trợ giá trong các chương trình lớn),… sẽ là hướng đi chính trong giai đoạn hiện nay.

Ngành hàng Điện thoại – Máy tính bảng: Hoặc là cao cấp, hoặc là giá rẻ

Với doanh thu 4.338 tỷ đồng, Điện thoại – Máy tính bảng thuộc top 5 ngành hàng có doanh số cao nhất trên tổng các sàn TMĐT Shopee, Lazada, Tiktok Shop, Tiki, Sendo trong quý III/2023. Đây cũng là ngành hàng có sự bứt tốc ngoạn mục khi tăng trưởng tới 61% so với cùng kỳ 2022, đồng thời đưa 6.198 triệu sản phẩm tới tay khách hàng. 4 thương hiệu có doanh thu cao nhất ngành hàng không còn quá xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam, lần lượt là Apple, SamSung, Xiaomi và Oppo. Tuy nhiên, hành vi người tiêu dùng nhóm ngành này trên sàn TMĐT có 1 chi tiết vô cùng độc đáo mà các nhà bán, nhà phân phối không thể bỏ qua. Đó là, sản phẩm hoặc cực đắt tiền hoặc cực rẻ sẽ mang lại nhiều doanh số hơn các sản phẩm tầm trung.

Cụ thể, khoảng giá từ 2 triệu – 5 triệu và 20 triệu – 25 triệu đều mang về cho các Shopee, Lazada, Tiki, Sendo hơn 300 tỷ đồng. Điều này đi ngược lại suy nghĩ chung của nhiều người rằng 5 triệu – 20 triệu mới là khoảng giá phổ biến của nhóm sản phẩm này. 

Quý IV/2023, ngành hàng này sẽ tiếp tục phát triển khi sẽ có 1 loạt các mẫu điện thoại mới dự kiến được tung ra dịp cuối năm cùng nhiều chương trình khuyến mãi sẽ khiến mức giá sản phẩm “cũ” “mềm” hơn rất nhiều so với thời điểm ra mắt.

49,5 nghìn nhà bán dừng hoạt động, thị trường cạnh tranh khốc liệt

So với Quý III/2022, Quý III/2023 tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm mạnh số lượng nhà bán khi mức giảm đã lên tới 12%. Nguyên do đầu tiên đến từ những yếu tố khách quan của thị trường. Nền kinh tế trong nước 9 tháng đầu năm đối mặt với không ít khó khăn, thách thức khi tình hình kinh tế chung của thế giới vẫn còn nhiều bất ổn. Đồng thời,việc người tiêu dùng đang “thắt lưng buộc bụng” và ngày càng tính toán cẩn thận hơn trong chi tiêu đã trực tiếp tác động tiêu cực tới các nhà bán trên sàn TMĐT. 

Tuy nhiên, nhiều nhà bán bị buộc rời khỏi sân chơi TMĐT lại đến từ chính yếu tố chủ quan của doanh nghiệp. Trong đó, những sai lầm mà các nhà bán nhỏ lẻ thường mắc phải chính là không có chiến lược kinh doanh cụ thể, chưa tìm hiểu kỹ thị trường trước khi nhập hàng/sản xuất, chi phí vận hành chưa được kiểm soát chặt chẽ,… Trong tương lai gần, nền tảng TMĐT sẽ ngày càng chuyên nghiệp và trở thành sân chơi chính của nhiều doanh nghiệp có mục tiêu và chiến lược kinh doanh thấu đáo; nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng thì việc rời khỏi thị trường là hệ quả tất yếu sẽ xảy ra.  

Báo cáo Tổng quan Thị trường sàn TMĐT Việt Nam nửa đầu năm 2023 và dự báo quý III/2023

Hoạt động thương mại tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm đã đạt được những kết quả khả quan. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2023 và quý II/2023, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 3 triệu tỷ đồng. tăng 10.9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Thương mại điện tử (TMĐT) liên tục phát triển và trở thành kênh phân phối quan trọng. Với tốc độ tăng trưởng khoảng 20% mỗi năm, Việt Nam được xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT hàng đầu thế giới (Theo eMarketer).

Báo cáo thị trường TMĐT 6 tháng đầu năm 2023 (01/01/2023 – 30/6/2023) được Metric thực hiện độc lập, dựa trên số liệu công khai và không bị ảnh hưởng bởi các đơn vị thứ ba.

Trong báo cáo này của Metric, số liệu thống kê đã loại bỏ 2 sản phẩm: các hàng hoá ở dạng dịch vụ, quà tặng có sản lượng bất thường không tương xứng với phản hồi của người tiêu dùng và các sản phẩm bán đơn ảo.

Các dữ liệu khách quan này sẽ là cơ sở nền giúp doanh nghiệp & nhà bán phân tích sâu hơn, kịp thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh & Marketing cho nửa cuối năm 2023.

Nội dung chính của bản Báo cáo bao gồm

  1. Tổng quan thị trường Thương mại điện tử Việt Nam nửa đầu năm 2023
  2. Phân tích chi tiết sàn Thương mại điện tử Việt Nam nửa đầu năm 2023
  3. Phân tích 3 ngành hàng tiềm năng
  4. Dự báo thị trường Thương mại điện tử Quý III/2023

Vui lòng thực hiện các bước sau để nhận tài liệu miễn phí:

  1. Đối với cộng đồng, tham gia Nhóm: eCommerce Report | Báo cáo thị trường TMĐT ( https://www.facebook.com/groups/ecommercereport ) để tải tài liệu rút gọn.
  2. Đối với Khách hàng hiện đang sử dụng dịch vụ của Metric: Anh/ chị có thể liên hệ Nhân viên tư vấn phụ trách hoặc Bộ phận CSKH của Metric tại email: info@metric.vn để nhận tài liệu phiên bản đầy đủ.
  3. Đối với Đối tác hoặc Báo chí, vui lòng liên hệ bộ phận Marketing tại: marketing@metric.vn.
Báo cáo thị trường TMĐT được Metric thực hiện độc lập, dựa trên các số liệu công khai và không bị ảnh hưởng bởi các đơn vị thứ 3. Dựa trên tiêu chí của Metric, số liệu thống kê đã loại bỏ 2 loại sản phẩm: các hàng hoá ở dạng dịch vụ và quà tặng có sản lượng bất thường không tương xứng với phản hồi từ người tiêu dùng. Các dữ liệu khách quan này sẽ là cơ sở nền giúp doanh nghiệp & nhà bán phân tích sâu hơn, kịp thời điều chỉnh chiến lược Kinh doanh & Marketing cho Quý II/2023.
Báo cáo chuyên sâu hơn về từng ngành hàng, sản phẩm hoặc thương hiệu cụ thể, vui lòng liên lạc với chúng tôi qua Hotline: 033 806 2221 hoặc tìm kiếm báo cáo tại: https://metric.vn/search .

Tính chính xác Số Liệu của Metric

Metric là phần mềm đầu tiên tổng hợp số liệu các sàn TMĐT trong một nền tảng duy nhất, và cũng là phần mềm đạt được độ chính xác số liệu cao thông qua các phép đo ngẫu nhiên và khách quan.

THẾ NÀO LÀ “CHÍNH XÁC”?

Tính chính xác trong số liệu của Metric thể hiện tại các tiêu chí:

Độ chính xác doanh số = Độ phủ danh sách sản phẩm x Độ chính xác số đơn x Độ lệch của cách tính toán.

Sau đây là tính chính xác của các tiêu chí số liệu của Metric.

Độ phủ của danh sách sản phẩm (SKUs)

95%. Lấy ngẫu nhiên 100 sản phẩm (SKU) trên các sàn TMĐT, khoảng 95 sản phẩm sẽ được tìm thấy trong kho lưu trữ của Metric.

Để kiểm tra, bạn vào trang phần tích của Metric và dán link một sản phẩm bất kỳ trên Shopee, Lazada, Tiki, … bạn sẽ thấy các thông tin phân tích chuyên sâu của Metric, nếu bạn không thấy, thì sản phẩm đó không có mặt tại Metric.

Tính chính xác của “Sản phẩm đã bán”

90%-95%. Cũng lấy ngẫu nhiên 100 sản phẩm có phát sinh đơn bán trong 30 ngày gần nhất. Trung bình chỉ số “Đã bán” tại Metric sẽ bám sát 90%-95% so với sản phẩm gốc trên sàn TMĐT.

Để kiểm tra, bạn vào trang phân tích của Metric và dán link một sản phẩm bất kỳ trên Shopee, Lazada, Tiki, … bạn sẽ thấy các thông tin phân tích chuyên sâu của Metric, trong đó có chỉ số Đã bán đang được ghi nhận tại Metric, so sánh với chỉ số đã bán ở sản phẩm gốc để thấy độ chính xác.

Có một trường hợp, số liệu “Đã bán” của Metric có độ chính xác thấp hơn sản phẩm gốc: Trong một vài ngày gần đây, số lượng bán của sản phẩm tăng/giảm đột biến, mà Metric chưa cập nhật kịp (tốc độ cập nhật của Metric là 2 lần/tuần).

Tính chính xác của “Doanh số”

85%-90% đối với toàn thị trường. Tính trên số lượng lớn, nhờ độ phủ sản phẩm và tính chính xác trong việc cập nhật số đơn bán, số liệu trên diện rộng và thời gian dài của Metric sẽ có tính chính xác gần với số thực tế.

75%-95% đối với các số liệu đơn lẻ. Nếu bạn kiểm tra doanh số của các đối tượng “nhỏ” hơn (ví dụ: cụ thể của một shop hoặc một sản phẩm), trung bình bạn vẫn đạt độ chính xác 85%-90%, các trường hợp đặc thù sẽ khiến độ lệch doanh số cao hơn:

  • Khi so sánh Số trên dashboard (ví dụ của Shopee), số trên đó sẽ tính cả đơn mà người mua đã nhận nhưng chưa xác nhận sẽ không hoàn trả. Metric không ghi nhận số này, do khi người mua chấp nhận không hoàn trả, thì số “đã bán” công khai trên Shopee mới tăng lên.
  • Có một số shop đặc thù, cách đặt giá có mức giá min và max rất xa nhau (ví dụ 10k – 200k), cách tính số liệu của Metric khi tính toán sẽ có độ lệch theo.

Tuy nhiên, kể cả trong các trường hợp này, tính chính xác số liệu “Đã bán” không bị ảnh hưởng.

CÁC CÂU HỎI PHỔ BIẾN
Số liệu Metric có cập nhật Realtime không?

Không – đối với số liệu toàn thị trường.

Có – đối với các ngách/dòng sản phẩm theo dõi liên tục.

Có bỏ được doanh số ảo (buff đơn) khỏi số liệu không?

Có. Số liệu hiển thị mặc định trên phần mềm Metric đã loại bỏ các sản phẩm bị buff đơn ảo.

Để tắt/bật việc lọc doanh số ảo, bấm chọn hoặc bỏ “Lọc sản phẩm ảo/bất thường” trong mỗi lượt phân tích số liệu.

Vì sao doanh số 30 ngày Shop của tôi bị lệch trên Metric?

Nếu bạn kiểm tra doanh số của các đối tượng “nhỏ” hơn (ví dụ: cụ thể của một shop hoặc một sản phẩm), trung bình bạn vẫn đạt độ chính xác 85%-90%, nhưng các trường hợp đặc thù sẽ khiến độ lệch doanh số cao hơn:

  • Khi so sánh Số trên dashboard (ví dụ của Shopee), số trên đó sẽ tính cả đơn mà người mua đã nhận nhưng chưa xác nhận sẽ không hoàn trả. Metric không ghi nhận số này, do khi người mua chấp nhận không hoàn trả, thì số “đã bán” công khai trên Shopee mới tăng lên.
  • Có một số shop đặc thù, cách đặt giá có mức giá min và max rất xa nhau (ví dụ 10k – 200k- lệch 90%), cách tính số liệu của Metric khi tính toán sẽ có độ lệch theo.
  • Shop có chính sách giảm giá quá thường xuyên, khiến việc thu thập số liệu của Metric không xác định giá bán chính xác cho từng đơn bán.
  • Số lượng bán của sản phẩm tăng/giảm đột biến tại một ngày quá gần với thời điểm phân tích doanh số, khiến Metric chưa cập nhật kịp (tốc độ cập nhật của Metric là 2 lần/tuần).

Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp này, tính chính xác số liệu “Đã bán” không bị ảnh hưởng.

Các kiểu Shop hay bị lệch doanh số so với Metric (nhiều hơn 20%)?
  • Khi so sánh Số trên dashboard (ví dụ của Shopee), số trên đó sẽ tính cả đơn mà người mua đã nhận nhưng chưa xác nhận sẽ không hoàn trả. Metric không ghi nhận số này, do khi người mua chấp nhận không hoàn trả, thì số “đã bán” công khai trên Shopee mới tăng lên.
  • Các shop đặc thù, cách đặt giá có mức giá min và max rất xa nhau (ví dụ 10k – 200k- lệch 90%), cách tính số liệu của Metric khi tính toán sẽ có độ lệch theo.
  • Shop có chính sách giảm giá quá thường xuyên, khiến việc thu thập số liệu của Metric không xác định giá bán chính xác cho từng đơn bán.
  • Số lượng bán của sản phẩm tăng/giảm đột biến tại một ngày quá gần với thời điểm phân tích doanh số, khiến Metric chưa cập nhật kịp (tốc độ cập nhật của Metric là 2 lần/tuần).

Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp này, tính chính xác số liệu “Đã bán” không bị ảnh hưởng.

Quý I/2023: TMĐT Việt Nam và những Dịch chuyển đáng chú ý

Năm 2023, theo Forbes Advisor, doanh số Thương mại điện tử (TMĐT) có thể tăng 10.4%, đạt tổng giá trị 6.3 nghìn tỷ đô la trên toàn cầu. Đây được xem là giai đoạn phát triển tích cực của E-Commerce mặc dù còn nhiều lo ngại về sự khó khăn của kinh tế thế giới. Tại Việt Nam, Google, Temasek và Bain & Company dự đoán TMĐT Việt Nam sẽ đạt quy mô thị trường khoảng 39 tỷ đô vào năm 2025, mức tăng trưởng 34% – cao nhất trong khu vực.

Tại Việt Nam, tỉ lệ tăng trưởng doanh thu toàn thị trường của Quý I/2023 là 21.8% so với cùng kỳ năm 2022. Gián đoạn bởi 2 tuần nghỉ tết, tổng doanh số Quý I giảm nhẹ 8,84% so với 3 tháng cuối năm 2022.
Trong các sàn TMĐT tại Việt Nam hiện nay, Shopee vẫn đang chiếm thị phần doanh thu lớn nhất với 63.1%. Tiktok shop mặc dù ra mắt sau cùng nhưng đã nhanh chóng cán mốc 6 nghìn tỷ đồng, trở thành sàn có doanh thu cao thứ 3 (sau Shopee và Lazada).
Làm đẹp vẫn là ngành hàng có doanh thu và số sản phẩm bán cao nhất với doanh số 6.6 nghìn tỷ đồng cùng 62.3 triệu đơn vị sản phẩm đã bán.
Số lượng shop có lượt bán giảm mạnh cho thấy sự cạnh tranh trên nền tảng E-Commerce ngày một gắt gao. Để có thể tồn tại phát triển, các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ càng ở mọi yếu tố, bắt đầu ngay từ bước phân tích thị trường và lên Chiến lược kinh doanh bài bản, hiệu quả.

Tiến tới Quý II/2023, dự báo toàn thị trường sẽ tăng trưởng với mức doanh số hơn 37 nghìn tỷ, đặc biệt một số ngành hàng tiềm năng nhất là thể thao – du lịch, thời trang, điện gia dụng,…

Vui lòng đọc chi tiết Báo cáo thị trường TMĐT Quý I/2023 bên dưới.

Metric-Ecom-Report-Q1.2023

Báo cáo thị trường TMĐT được Metric thực hiện độc lập, dựa trên các số liệu công khai và không bị ảnh hưởng bởi các đơn vị thứ 3. Dựa trên tiêu chí của Metric, số liệu thống kê đã loại bỏ 2 loại sản phẩm: các hàng hoá ở dạng dịch vụ và quà tặng có sản lượng bất thường không tương xứng với phản hồi từ người tiêu dùng. Các dữ liệu khách quan này sẽ là cơ sở nền giúp doanh nghiệp & nhà bán phân tích sâu hơn, kịp thời điều chỉnh chiến lược Kinh doanh & Marketing cho Quý II/2023.
Báo cáo chuyên sâu hơn về từng ngành hàng, sản phẩm hoặc thương hiệu cụ thể, vui lòng liên lạc với chúng tôi qua Hotline: 033 806 2221 hoặc tìm kiếm báo cáo tại: https://metric.vn/search .