3 quý đầu năm 2023 chứng kiến sự tăng trưởng doanh thu đầy tích cực của Ngành hàng Mẹ & Bé trên 5 sàn TMĐT lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Tổng doanh số cán mốc 8.708 tỷ đồng, cao hơn 57% so với cùng kỳ 2022. Đồng thời, số lượng sản phẩm đã bán cũng lên tới 56,6 triệu – tăng 54%. Báo cáo thị trường sàn TMĐT do các chuyên gia dữ liệu Metric thực hiện độc lập sẽ cung cấp góc nhìn tổng quan về thị trường mua sắm trực tuyến, xu hướng và dự báo mùa mua sắm lớn nhất cuối năm 2023. Cùng chúng tôi điểm qua những điểm đáng chú ý nhất.
Sữa công thức & Thực phẩm cho bé dẫn đầu ngành hàng
Với 1.544,2 tỷ đồng thu về trong 9 tháng đầu năm 2023, Sữa công thức & Thực phẩm cho bé đang là nhóm sản phẩm đem lại doanh thu nhiều cho ngành hàng Mẹ & Bé. Tuy nhiên, so sánh với cùng kỳ 2022, Đồ dùng phòng ngủ cho bé mới cho thấy sự bứt phá đáng kinh ngạc khi tăng trưởng lên tới 104%.
Ở chiều ngược lại, 3 nhóm hàng An toàn cho bé, Mẹ & Bé khác, Bộ & Gói quà tặng chứng kiến tình hình kinh doanh không mấy tích cực khi suy giảm lần lượt 7%, 6% và 33%.
Giá rẻ tiếp tục chiếm ưu thế
Xét số lượng sản phẩm bán ra theo phân khúc giá, mức 0 – 100 nghìn đồng đang là khoảng giá phổ biến nhất với 62% thị phần. Lần lượt xếp theo sau là phân khúc giá 200 nghìn – 500 nghìn và 100 nghìn – 200 nghìn. Dễ dàng nhận thấy, phân khúc giá rẻ vẫn đang được các khách hàng trên nền tảng E-Commerce ưa chuộng.
Tuy nhiên, 200 nghìn đến 500 nghìn mới là khoảng giá mang lại doanh thu nhiều nhất cho ngành hàng. Thu nhập bình quân đầu người ngày càng nâng cao giúp các bậc phụ huynh có thể “mạnh tay” hơn với các sản phẩm dành cho bé, đặc biệt là các sản phẩm liên quan tới sức khoẻ.
Dự báo với mức tăng trưởng trung bình so với quý 4 năm 2022 so với quý 3 năm 2022 là 8%, doanh số quý
4 năm 2023 đạt hơn 3260 nghìn tỷ đồng (Số liệu không bao gồm Tiktok), nhóm hàng dự báo tiếp tục đạt doanh số và tăng trưởng cao quý 4 năm 2023 là các sản phẩm Tã, bỉm.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới ấn phẩm hoặc cần thông tin cho mục đích viết bài nhằm cung cấp góc nhìn chính xác nhất cho độc giả, vui lòng liên hệ: marketing@metric.vn.
Quý III/2023 chứng kiến sự tăng trưởng doanh thu vượt bậc của 5 sàn TMĐT lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Tổng doanh thu 9 tháng đầu năm năm 2023 cán mốc 163 nghìn tỷ đồng, đã cao hơn 7% tổng doanh thu cả năm 2022 và chiếm khoảng 3,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (Tổng cục Thống kê ước đạt 4.567.835 tỷ đồng). Đây là con số đầy tích cực trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều biến động. Báo cáo thị trường sàn TMĐT do các chuyên gia dữ liệu Metric thực hiện độc lập sẽ cung cấp góc nhìn tổng quan về thị trường mua sắm trực tuyến, xu hướng và dự báo mùa mua sắm lớn nhất cuối năm 2023. Cùng chúng tôi điểm qua những điểm đáng chú ý nhất.
Shopmall tiếp tục là xu hướng
Trong quý III/2023, Shopmall cho thấy sự tăng trưởng về doanh thu vượt bậc tăng 80,86% so với cùng kỳ năm 2022. Đồng thời, thị phần của shopmall cũng gia tăng thêm 6%.
Mặc dù phần lớn các nhà bán trên các nền tảng TMĐT hiện vẫn là shop thường, tuy nhiên theo nhận định của Metric dựa trên phân tích số liệu thị trường trong 3 năm vừa qua, shopmall sẽ vẫn là xu hướng chuyển dịch trên sàn của các doanh nghiệp dù hoạt động trong bất kỳ ngành hàng nào.
Dễ dàng nhận thấy nhất tại ngành Thời trang nữ và Nhà cửa & Đời sống, doanh thu shopmall của 2 ngành hàng này đã tăng lần lượt 113% và 104%. Từ trước đến nay, thị hiếu người tiêu dùng khi mua sản phẩm Thời trang nữ và Nhà cửa & Đời sống thường sẽ quan tâm đến xu hướng mới nhất, kiểu dáng, thiết kế hoặc công dụng nhiều hơn là thương hiệu. Điều này giúp nhiều nhà bán nhỏ lẻ vẫn còn rất nhiều đất để kinh doanh. Tuy nhiên, việc shopmall ngày càng chiếm được thị phần, nghĩa là người tiêu dùng đã quan tâm nhiều hơn tới uy tín của thương hiệu, buộc các nhà bán cần thay đổi cách thức tiếp cận khách hàng. Dịch chuyển lên shopmall để tăng cường độ phủ và uy tín trên nền tảng Ecommerce, nhận được tối đa các quyền lợi và chính sách hỗ trợ (ví dụ hỗ trợ mã giảm giá hoặc trợ giá trong các chương trình lớn),… sẽ là hướng đi chính trong giai đoạn hiện nay.
Ngành hàng Điện thoại – Máy tính bảng: Hoặc là cao cấp, hoặc là giá rẻ
Với doanh thu 4.338 tỷ đồng, Điện thoại – Máy tính bảng thuộc top 5 ngành hàng có doanh số cao nhất trên tổng các sàn TMĐT Shopee, Lazada, Tiktok Shop, Tiki, Sendo trong quý III/2023. Đây cũng là ngành hàng có sự bứt tốc ngoạn mục khi tăng trưởng tới 61% so với cùng kỳ 2022, đồng thời đưa 6.198 triệu sản phẩm tới tay khách hàng. 4 thương hiệu có doanh thu cao nhất ngành hàng không còn quá xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam, lần lượt là Apple, SamSung, Xiaomi và Oppo. Tuy nhiên, hành vi người tiêu dùng nhóm ngành này trên sàn TMĐT có 1 chi tiết vô cùng độc đáo mà các nhà bán, nhà phân phối không thể bỏ qua. Đó là, sản phẩm hoặc cực đắt tiền hoặc cực rẻ sẽ mang lại nhiều doanh số hơn các sản phẩm tầm trung.
Cụ thể, khoảng giá từ 2 triệu – 5 triệu và 20 triệu – 25 triệu đều mang về cho các Shopee, Lazada, Tiki, Sendo hơn 300 tỷ đồng. Điều này đi ngược lại suy nghĩ chung của nhiều người rằng 5 triệu – 20 triệu mới là khoảng giá phổ biến của nhóm sản phẩm này.
Quý IV/2023, ngành hàng này sẽ tiếp tục phát triển khi sẽ có 1 loạt các mẫu điện thoại mới dự kiến được tung ra dịp cuối năm cùng nhiều chương trình khuyến mãi sẽ khiến mức giá sản phẩm “cũ” “mềm” hơn rất nhiều so với thời điểm ra mắt.
49,5 nghìn nhà bán dừng hoạt động, thị trường cạnh tranh khốc liệt
So với Quý III/2022, Quý III/2023 tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm mạnh số lượng nhà bán khi mức giảm đã lên tới 12%. Nguyên do đầu tiên đến từ những yếu tố khách quan của thị trường. Nền kinh tế trong nước 9 tháng đầu năm đối mặt với không ít khó khăn, thách thức khi tình hình kinh tế chung của thế giới vẫn còn nhiều bất ổn. Đồng thời,việc người tiêu dùng đang “thắt lưng buộc bụng” và ngày càng tính toán cẩn thận hơn trong chi tiêu đã trực tiếp tác động tiêu cực tới các nhà bán trên sàn TMĐT.
Tuy nhiên, nhiều nhà bán bị buộc rời khỏi sân chơi TMĐT lại đến từ chính yếu tố chủ quan của doanh nghiệp. Trong đó, những sai lầm mà các nhà bán nhỏ lẻ thường mắc phải chính là không có chiến lược kinh doanh cụ thể, chưa tìm hiểu kỹ thị trường trước khi nhập hàng/sản xuất, chi phí vận hành chưa được kiểm soát chặt chẽ,… Trong tương lai gần, nền tảng TMĐT sẽ ngày càng chuyên nghiệp và trở thành sân chơi chính của nhiều doanh nghiệp có mục tiêu và chiến lược kinh doanh thấu đáo; nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng thì việc rời khỏi thị trường là hệ quả tất yếu sẽ xảy ra.
1 Chiến lược kinh doanh đúng cần xây dựng trên nền tảng nghiên cứu thị trường chính xác. Tuy nhiên, với riêng ngành Mẹ & Bé trên nền tảng TMĐT, nghiên cứu thị trường không hề dễ dàng khi sản phẩm ảo, sản phẩm nhiễu xuất hiện tràn lan.
Ngành hàng Mẹ & Bé còn nhiều dư địa phát triển
Theo báo cáo của Euromonitor, doanh thu sản phẩm Mẹ và Bé tại Việt Nam (bao gồm quần áo trẻ em, các sản phẩm dành riêng cho trẻ em và thực phẩm trẻ em) đạt khoảng 50.100 tỷ đồng trong năm 2021 và dự kiến mức độ tăng trưởng khoảng 7.3%/năm sẽ được duy trì trong giai đoạn từ 2021 – 2025. Nielsen ước tính, doanh thu của thị trường này có thể đạt quy mô 7 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng lớn.
Không khó hiểu khi ngành hàng này nhận được nhiều đánh giá tích cực khi đang sở hữu 3 yếu tố làm động lực phát triển. Đầu tiên, theo báo cáo của Danso.org, mỗi ngày trung bình có 3887 trẻ em được sinh ra tại Việt Nam. Điều này đã tạo tiền đề để xây dựng lượng cầu ngày một lớn, qua đó trực tiếp mở rộng sân chơi cho các thương hiệu Mẹ & Bé.
Thứ hai, thu nhập bình quân nâng cao giúp năng chi tiêu tăng lên, người tiêu dùng ngày càng không “tiếc tay” với các sản phẩm dành cho bé. Cuối cùng, các kênh phân phối online phát triển mạnh đã thúc đẩy mạnh mẽ doanh thu ngành hàng này trong nhiều năm gần đây.
Tuy nhiên, thị trường đang là nơi cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt của nhiều thương hiệu lâu năm và tạo dựng được uy tín trong lòng khách hàng. Đồng thời, theo nghiên cứu của Euromonitor International về hành vi tiêu dùng của nhóm khách hàng cha mẹ Việt Nam cho thấy: những thương hiệu quốc tế (từ các nước Châu Âu, Úc, Mỹ,…) thường được ưa chuộng hơn bởi khả năng làm sạch mà không gây kích ứng cho da bé, người dân thành thị quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm trong khi người nông thôn chú trọng chủ yếu vào giá thành.
Nghiên cứu đúng được thị trường sẽ là yếu tố quan trọng nếu các doanh nghiệp muốn phát triển trong ngành hàng này. Tuy nhiên, trên nền tảng E-Commerce, công đoạn này không hề dễ dàng khi tình trạng đơn ảo, sản phẩm nhiều,… xuất hiện tràn lan.
2 bước xác định đúng dung lượng thị trường ngành hàng Mẹ & Bé
S – 1 đối tác của Metric là nhà sản xuất ngành hàng Mẹ & Bé. Các sản phẩm của doanh nghiệp luôn hướng tới một mục tiêu là giúp các bà mẹ chăm sóc con một cách thông minh, khoa học và dễ dàng hơn.
Là thương hiệu uy tín và lâu năm, sản phẩm của S đã hiện diện trên nhiều chuỗi hiệu thuốc và các cửa hàng Mẹ & Bé. Khi nền tảng E-Commerce ngày càng phát triển tại Việt Nam, doanh nghiệp cũng nhanh chóng quyết định đẩy mạnh kênh online với 3 mục đích: tăng trưởng doanh thu, mở rộng thị phần và luôn cập nhật xu hướng mới để không bị “lỗi thời”.
Với kinh nghiệm sẵn có từ hình thức kinh doanh truyền thống, S hiểu rằng trước khi bắt đầu hoạt động trên bất kỳ nền tảng mới nào cũng cần phải nghiên cứu thị trường kỹ càng. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhận ra mọi báo cáo gửi về đều có sự sai lệch khi xuất hiện cả số liệu của sản phẩm quà tặng và các sản phẩm không liên quan. Việc xác định quy mô thực tế của thị trường không đúng, không nắm chắc được khoảng giá người tiêu dùng sẵn sàng chi trả,… đã khiến những kế hoạch kinh doanh của S đi chệch hướng ngay từ ban đầu. .
Vì vậy, doanh nghiệp sử dụng Metric giải quyết bài toán này. Đầu tiên, doanh nghiệp xác định đầy đủ các từ khóa sản phẩm đang xuất hiện trên nền tảng và được người tiêu dùng thường xuyên sử dụng. Ví dụ với sản phẩm Gạc răng miệng, S sẽ đồng thời tìm kiếm cả các từ khóa liên quan như gạc rơ lưỡi, rơ lưỡi, tưa lưỡi,… Chỉ khi xác định được chính xác các tên sản phẩm, doanh nghiệp mới xác định được đúng dung lượng thị trường.
Tiếp theo, để loại bỏ tình trạng đơn ảo, doanh nghiệp cần xác định được các nhà bán có sự tăng trưởng doanh thu bất thường. Ví dụ, một nhà bán đang có doanh thu trung bình 300 triệu/tháng, tuy nhiên ngay tháng sau đó đạt mức doanh thu 1 tỷ. Doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố xoay quanh chiến lược kinh doanh của nhà bán đó, chẳng hạn tháng đó nhà bán ra mẫu sản phẩm mới, chiến dịch truyền thông đặc biệt,… Nếu không có bất kỳ yếu tố nào phù hợp thúc đẩy kinh doanh, doanh nghiệp có thể loại trừ các sản phẩm của nhà bán đó ra khỏi báo cáo thị trường.
Kết quả, báo cáo thị trường được S thực hiện trên Metric đã sát với thị trường, từ đó tạo nền tảng giúp doanh nghiệp xây dựng những chiến lược kinh doanh chính xác. Các sản phẩm về chăm sóc răng miệng trẻ em của thương hiệu luôn nằm trong top 10 đem lại doanh thu cao nhất trên sàn Shopee và Lazada.
Chỉ với 2 bước nghiên cứu thị trường đơn giản, 1 thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên nội địa đã nhanh chóng trở thành thế lực đáng gờm trong sân chơi ngành hàng Làm đẹp trên các sàn Thương mại điện tử.
Xu hướng ngành hàng mỹ phẩm thiên nhiên
Không phải xu hướng mới nhưng đến hiện nay, Mỹ phẩm thiên nhiên vẫn đang từng bước thay đổi lại bản đồ ngành hàng làm đẹp. Dạo quanh một vòng các diễn đàn hoặc các trang mạng xã hội, những sản phẩm từ thiên nhiên như dầu gội thảo dược, sữa tắm handmade, son handmade,… luôn được người tiêu dùng bình luận và bàn tán sôi nổi.
Tại Việt Nam, thị trường Mỹ phẩm thiên nhiên đang đạt mức tăng trưởng ấn tượng trong nhiều năm trở lại đây. Theo báo cáo của Nielsen, Việt Nam là một trong những thị trường mỹ phẩm thuần chay (một nhóm sản phẩm trong mỹ phẩm thiên nhiên) phát triển nhanh hàng đầu thế giới, với mức tăng trưởng trung bình vào khoảng 30%. Sự lên ngôi của mỹ phẩm thuần chay được tổng hòa từ nhiều yếu tố:
Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm tới các sản phẩm “thân thiện” với cơ thể. Đồng thời, thế hệ trẻ mong muốn sử dụng sản phẩm từ doanh nghiệp thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng. Mỹ phẩm sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên, thuần khiết như trái cây, dược liệu,… không qua xử lý hóa chất, chất cồn, chất tạo màu, chất bảo quản,… sẽ đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng. Đồng thời, quá trình sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên sẽ giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực với môi trường.
Doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên đang ngày càng xuất hiện nhiều trong những năm gần đây. Điều này giúp phổ biến mỹ phẩm thiên nhiên và gia tăng dung lượng thị trường.
Việt Nam là quốc gia có nguồn nguyên liệu chất lượng cao và giá thành hợp lý, đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của doanh nghiệp mỹ phẩm. Các nguyên liệu phổ biến trong nước, được sử dụng dành sản xuất sản phẩm chăm sóc tóc, da mặt, trang điểm,… có thể kể đến gồm: cam, chanh, bưởi, nha đam, nghệ, trà xanh, hoa cúc,…
Tuy nhiên, đây là nhóm sản phẩm đặc thù nên sẽ phải đối mặt với không ít thách thức. Đầu tiên, quy trình sản xuất còn đơn giản khiến người tiêu dùng còn phân vân về mức độ hiệu quả. Với những khách hàng đang tìm kiếm những giải pháp điều trị cụ thể (ví dụ như điều trị da), mỹ phẩm thiên nhiên dường như “đủ đô” so với yêu cầu.
Thứ hai, vì sản xuất từ thiên nhiên nên hạn sử dụng sản phẩm cũng sẽ là 1 rào cản không nhỏ. Thông thường, hạn sử dụng của nhóm sản phẩm này chỉ bằng 1 nửa thời gian so với mỹ phẩm thông thường.
Cuối cùng, giá thành cũng là yếu tố khiến nhiều người tiêu dùng phải chùn bước. Đối với những mỹ phẩm được chiết xuất từ nguồn nguyên liệu đặc biệt, quý hiếm,… thì mức giá sẽ đắt hơn khá nhiều so với sản phẩm có cùng chức năng.
Bắt kịp xu hướng, Thương hiệu nhanh chóng chiếm thị phần
C – đối tác của Metric là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên.Tuy nhiên, trong thời gian đầu mới thành lập, bán hàng tại điểm bán mới là hướng đi chính của doanh nghiệp. Các sàn TMĐT chỉ được doanh nghiệp đẩy mạnh sau khi đại dịch Covid19 diễn ra.
Là 1 tay chơi mới trên thị trường Online, C xác định tất cả các thành quả trước đó chỉ giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn nhà bán, việc đẩy mạnh doanh thu và chiến thị phần trên nền tảng E-Commerce là bài toán không hề dễ dàng.
Có 2 chiến lược đã được thương hiệu đưa ra:
Trực tiếp cạnh tranh về giá bán
Liên tục R&D sản phẩm mới để dẫn đầu thị trường
Như đã phân tích, Mỹ phẩm thiên nhiên luôn có 1 khoảng giá rất rộng, tùy thuộc vào nguyên liệu, thời điểm,… Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng không thể để một mức giá quá khác biệt so với sản phẩm cùng loại, nhất là khi độ hiệu quả còn đang trong quá trình cần chứng minh. Vì vậy, một mức giá hợp lý cộng thêm độ phủ của thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều lợi thế trong cuộc chiến này.
Ví dụ với sản phẩm son môi, sau khi phân tích trên Metric, doanh nghiệp nhận thấy 150.000 – 200.000 là khoảng giá phổ biến và dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng. Chính vì vậy, ngay từ quá trình lên ý tưởng cho các sản phẩm, thương hiệu lựa chọn nguyên liệu dễ tìm kiếm và phù hợp với yêu cầu về chất lượng, tác dụng,…
Tiếp theo, liên tục ra mắt những sản phẩm mới để tăng doanh thu, đồng thời tạo xu hướng để duy trì độ nhận diện của thương hiệu. Nhận thấy xu hướng chăm sóc tóc bằng các sản phẩm dưỡng chiết xuất từ thiên nhiên đang ngày càng được quan tâm, doanh nghiệp quyết định phân tích kỹ nhóm sản phẩm này.
Trong quý IV/2023, nhóm sản phẩm này có doanh thu gần 194 tỷ đồng, tăng 33% so với quý trước đó. Đồng thời, số lượng sản phẩm đã bán cũng tăng 9%. Phát hiện ra đây là ngành hàng ngách đầy tiềm năng, thương hiệu quyết định R&D sản phẩm.
Những sản phẩm bán chạy nhất trên sàn TMĐT đều được chiết xuất từ vỏ bưởi, tinh dầu bưởi – nguyên liệu quen thuộc với người Việt. Thế nên, khi bước chân vào lĩnh vực mới này, doanh nghiệp cũng bắt đầu từ những nguyên liệu đó, cộng với kết hợp với hương nhu để sản phẩm có nét khác biệt.
Kết quả, chỉ với những sản phẩm dưỡng tóc được chiết xuất từ thiên nhiên, thương hiệu đã lọt top những shop bán chạy trên Shopee. Đồng thời, thương hiệu cũng luôn nằm trong top 5 những doanh nghiệp có doanh thu cao nhất trên sàn TMĐT này từ năm 2022 cho đến nay.
Thay vì đặt giá sản phẩm ngang bằng hoặc thấp hơn, 1 thương hiệu thời trang nam thậm chí còn đẩy giá sản phẩm cao lên gấp rưỡi hoặc gấp đôi so với đối thủ mà vẫn tăng trưởng doanh thu. Vậy đâu là những chiến lược phụ trợ cho cách đặt giá “ngược” như vậy để doanh nghiệp đạt được hiệu quả?
“Cạnh tranh giá” trong ngành thời trang nam – Chiếc bẫy nhiều doanh nghiệp đang vướng phải
Trong nhiều năm gần đây, “Cạnh tranh giá” đã là cụm từ quen thuộc trong ngành hàng thời trang tại Việt Nam, đặc biệt là kể từ khi nền tảng E-Commerce xuất hiện. Bởi thay vì phải phân phối tới các đại lý, nhà sản xuất có thể tự đưa sản phẩm lên các sàn Thương mại điện tử (TMĐT) và gửi trực tiếp tới tay khách hàng với mức giá gần với giá gốc nhất. Chính vì vậy, một thói quen mới của nhiều người tiêu dùng hiện nay thành hình: khi tìm thấy mẫu trang phục ưng ý, sẽ ngay lập tức lên các sàn Thương mại điện tử để tìm mức giá tốt hơn.
Theo thống kê của Metric, khoảng giá phổ biến của ngành hàng thời trang nam và thời trang nữ trên 4 sàn TMĐT Shopee, Lazada, Tiki, Sendo từ cuối năm 2021 đến nay luôn ổn định ở mức 100.000 – 350.000.
Theo đánh giá của đa số người tiêu dùng khi được phỏng vấn, đây là mức giá khá rẻ nếu so với mức chi trung bình tại các cửa hàng offline. Ví dụ, 1 chiếc áo phông nam cùng màu sắc, chất liệu,.. nếu mua tận xưởng sản xuất trực tiếp đang có gian hàng trên Shopee sẽ có mức giá rẻ hơn 30%, thậm chí là một nửa so với mua ở đại lý.
Chính vì vậy, cuộc chạy đua về giá trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Với những nhà bán nhập hàng từ Trung Quốc, họ cũng bắt buộc phải tìm những nhà cung cấp có mức chi phí rẻ nhất, đồng thời nhập hàng số lượng lớn để có thêm ưu đãi. Điều đó đã dẫn tới 1 rủi ro cực lớn với doanh nghiệp là nếu không đẩy được hàng thì số lượng tồn kho ngày 1 nhiều. Với 1 ngành chạy theo xu hướng như thời trang, sản phẩm lỗi mốt thì gần như sẽ không thể kinh doanh được.
Tuy nhiên, cạnh tranh giá trên các sàn TMĐT không bao giờ là giải pháp lâu dài. Đại diện của Metric – đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu các sàn E-Commerce chia sẻ: “Giảm giá đến mức cắt máu sẽ là con đường nhanh nhất tiễn doanh nghiệp rời khỏi sân chơi Thương mại điện tử”.
Chiến lược khác biệt giúp thương hiệu có giá cao vẫn tăng trưởng mạnh trên TMĐT
S – 1 thương hiệu thời trang nam là khách hàng của Metric. Bước chân vào thị trường TMĐT từ những ngày đầu tiên nền tảng này xuất hiện tại Việt Nam, doanh nghiệp cũng từng không tránh khỏi 1 cuộc cạnh tranh giá khốc liệt. Tuy nhiên, sau 1 thời gian dài, S nhận thấy đây không phải là cách phát triển lành mạnh và bền vững. Có thể khi mới giảm giá, doanh nghiệp có thể thu được sự quan tâm cả người tiêu dùng nhưng khi xuất hiện 1 nhà bán sở hữu mức giá rẻ hơn, khách hàng sẽ lập tức “quay xe”.
S quyết định áp dụng những chiến lược kinh doanh mới thay vì cứ chạy theo cuộc chiến cắt máu như vậy. Trong đó, trọng tâm nổi bật của chiến lược bất ngờ lại là đặt giá sản phẩm cao hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh. Ví dụ như cùng 1 sản phẩm áo sơ mi trắng, trong khi mức giá trung bình trên các sàn TMĐT là từ 150 nghìn đến 300 nghìn, S lại bán với giá 400 nghìn – 500 nghìn. Tất nhiên, đi kèm với một chiến lược giá “ngược” như thế bắt buộc phải có 1 loạt các hoạt động đi kèm.
Đầu tiên, S nghiên cứu kỹ các sản phẩm bán chạy. Lý do bán chạy, sự thay đổi giá của sản phẩm, ưu nhược điểm, các quà tặng khuyến mãi đi kèm,… đều được phân tích tỉ mỉ. Từ đó, doanh nghiệp tiến hàng R&D và nâng cao chất lượng so với những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Thông thường, sản phẩm sẽ được cải tiến về chất vải sao cho phù hợp với từng thời điểm, ví dụ mùa hè sẽ là chất cotton cao cấp thoáng mát và bền hơn; những chi tiết nhỏ như cúc áo cũng được lựa chọn nguyên liệu nổi bật (gỗ, kim loại,…) để tạo điểm nhấn. Đồng thời, các họa tiết trên trang phục cũng được thương hiệu thiết kế riêng nhằm thể hiện tính đặc trưng của thương hiệu.
Thứ hai, đẩy mạnh độ nhận diện thương hiệu trên đồng loạt các nền tảng. Qua phân tích số liệu từ Metric, S nhận thấy TikTok Shop đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành sàn TMĐT có doanh số cao thứ hai sau Shopee. Không bỏ lỡ thời cơ, doanh nghiệp lập tức tấn công thị trường này với việc thuê 1 loạt KOC quảng bá sản phẩm. Đó cũng là cách nhanh nhất để S chứng minh chất lượng trang phục của thương hiệu thực tế và rõ ràng nhất khi không có cửa hàng offline để trải nghiệm sản phẩm.
Kết quả, chiến lược khác biệt đã giúp doanh nghiệp tăng trưởng được lợi nhuận khi tiết kiệm được ngân sách và biên lợi nhuận phải hi sinh khi đuổi theo cuộc cạnh tranh “giá rẻ”.
Thông thường, một nhà sản xuất sẽ chỉ biết được tình hình kinh doanh sản phẩm của thương hiệu thông qua những báo cáo được đại lý gửi lên. Tuy nhiên, để tăng tốc doanh số và tránh những rủi ro đáng tiếc, thương hiệu cần những số liệu chuyên sâu và “bí mật” hơn.
Tổng quan ngành hàng Chăm sóc sức khỏe Bé
Thị trường ngành hàng chăm sóc bé chưa bao giờ ngừng sôi động bởi tâm lý sẵn sàng mua sắm và chăm sóc con hết mình của cha mẹ. Theo thống kê của Mondor Intelligence, quy mô thị trường toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 109,72 tỷ USD lên 146 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ CAGR trong giai đoạn này là 5,88%.
Trên thị trường sàn E-Commerce tại Việt Nam, ngành hàng này cũng mang về hơn 222 tỷ đồng trong quý I/2023 cho 4 sàn Thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki, Sendo; tăng tới 17% so với cùng kỳ năm 2022.
Nhiều chuyên gia đánh giá, trong tương lai thị trường này vẫn sẽ phát triển nhanh và bền vững khi các bậc cha mẹ hiện nay ngày càng có tài chính ổn định, đồng thời sẵn sàng đầu tư cho con mình ngay từ giai đoạn đầu đời. Đặc biệt, với sự phát triển của Internet, các mạng xã hội và các phương tiện truyền thông, người tiêu dùng ngày càng có nhiều kiến thức về cách chăm sóc sức khỏe bé và nhu cầu về các sản phẩm liên quan cũng sẽ tăng.
Tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa với yêu cầu của các bậc phụ huynh về các sản phẩm cho con mình ngày một khắt khe hơn. Chính vì vậy, cuộc chơi dường như đang là sự cạnh tranh của các ông lớn đã có thương hiệu lâu đời. Với thị trường ngách liên quan đến sức khỏe trẻ em, chất lượng sản phẩm và độ uy tín của thương hiệu lại càng được đặt lên hàng đầu.
3 bước phân tích doanh thu đại lý, Nhà sản xuất thu về tối đa lợi ích với nhà phân phối
N – đối tác của Metric là nhà sản xuất trong ngành hàng chăm sóc sức khỏe bé. Ngoài sở hữu các cửa hàng chính thức cả trên thị trường Offline và nền tảng Online, N còn phân phối tới rất nhiều đại lý trên sàn Thương mại Điện tử Shopee, Lazada.
Lúc này, Metric được N sử dụng để tiến hành phân tích chi tiết 3 chỉ số: Doanh số cụ thể của sản phẩm tại các đại lý và tỷ lệ phần trăm so với tổng doanh thu, Giá bán mà đại lý đặt ra cho sản phẩm, Các sản phẩm cùng phân khúc bán chạy. Thông thường, đây là những thông tin mà nhà sản xuất gần như không thể tiếp cận.
Đầu tiên, N xác định được doanh thu sản phẩm của mình theo từng mốc thời gian nhất định của mỗi nhà phân phối. Dựa vào số liệu được phân tích, doanh nghiệp sẽ đưa ra được chiến lược phù hợp theo từng thời điểm và theo thị trường. Ví dụ, các nhà phân phối tại sàn TMĐT Shopee luôn có mức tiêu thụ tốt hơn hẳn so với các nền tảng khác. Vì vậy, họ sẽ đẩy thêm các chương trình khuyến mại tới các đại lý tại đây, vừa nhanh chóng tăng trưởng doanh thu vừa có thể tăng độ nhận diện thương hiệu.
Đồng thời, nhà sản xuất cũng có thể đo lường phần trăm doanh thu của sản phẩm so với doanh thu của toàn đại lý và các sản phẩm cùng ngành thuộc thương hiệu khác. Dữ liệu này giúp nhà phân phối biết được đại lý có đang tập trung bán sản phẩm của hãng không, từ cơ sở đó đặt lại KPIs và đưa ra những đàm phán phù hợp. Nếu doanh thu của thương hiệu quá thấp so với tổng doanh thu, nhà sản xuất có thể yêu cầu đại lý đẩy traffic về sản phẩm của mình hoặc thiết kế lại hình ảnh & nội dung để tiếp cận được nhiều người tiêu dùng hơn.
Thứ hai, thương hiệu có thể liên tục cập nhật sự thay đổi giá của đại lý đối với sản phẩm của mình, từ đó so sánh giá với cửa hàng chính thức tại cùng 1 thời điểm. Nếu xảy ra tình trạng bán phá giá tại các nhà phân phối, N sẽ vừa thất thoát doanh thu, vừa giảm uy tín trong lòng khách hàng.
Cuối cùng, tìm kiếm các sản phẩm bán chạy nhất tại các đại lý. Từng thời điểm, từng thị trường sẽ có những nhóm sản phẩm ngách tiềm năng và N luôn cần cập nhật cho phòng R&D để ngay lập tức tiến hành sản xuất.
Luôn phân tích, cập nhật số liệu trên nền tảng E-Commerce nói chung và phân tích đại lý hoạt động tại các sàn TMĐT nói riêng giúp N luôn:
Dễ dàng đàm phán với các nhà phân phối để thu về lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp
Nhanh chóng nghiên cứu ra các sản phẩm bán chạy để luôn dẫn đầu thị trường
Cập nhật mọi biến động giá từ đại lý để tránh những rủi ro không đáng có
Metric hy vọng những số liệu mà Metric cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp sẽ có những chiến lược chính xác, hiệu quả trong kinh doanh.
Chỉ với 3 bước nghiên cứu thị trường đơn giản, 1 doanh nghiệp đã thành công trở thành nhà phân phối chính thức của thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng Hàn Quốc, từ đó luôn nằm trong top 10 nhà bán doanh thu cao nhất sàn Shopee từ cuối năm 2021 đến nay.
Tổng quan thị trường ngành hàng phân phối mỹ phẩm
Làm đẹp & Chăm sóc cá nhân là ngành hàng được nhiều doanh nghiệp cả trong nước và quốc tế coi là mỏ vàng hấp dẫn bậc nhật hiện nay trên thị trường kinh doanh. Theo báo cáo của Statista, ngành hàng này tại Việt Nam dự kiến sẽ có mức độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 3,32% trong giai đoạn từ 2023 – 2027, trong đó doanh thu 2023 ước đạt 2,36 tỷ USD.
Hiện nay, các thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài đang chiếm ưu thế so với thương hiệu nội địa. Tổng giá trị nhập khẩu các sản phẩm làm đẹp của Việt Nam đã lên tới con số 950 triệu USD. Các thương hiệu nội địa cạnh tranh miếng bánh còn lại, đa số ở phân khúc bình dân và giá rẻ. Ngoài ra, vẫn trong báo cáo của Statista, trung bình 1 phụ nữ trung lưu tại Việt Nam trong năm 2022 sẽ chi khoảng từ 450 nghìn – 500 nghìn hàng tháng cho việc chăm sóc da và trang điểm.
Báo cáo ngành hàng Làm đẹp 4 sàn Shopee – Lazada – Sendo – Tiki năm 2022
Trên nền tảng Ecommerce, Làm đẹp cũng là ngành có khả năng kiếm tiền tốt nhất khi mang về 16.500 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023, tăng trưởng đến 61% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng số nhà bán trên 5 sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam hiện nay là hơn 106 nghìn với 144 triệu sản phẩm đã bán. Trong đó, Chăm sóc da mặt, trang điểm, dụng cụ làm đẹp và nước hoa là 4 nhóm hàng có mức doanh thu cao nhất.
Nhận thấy tiềm năng tăng trưởng tích cực tại Việt Nam, nhiều thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng đã có những động thái tấn công thị trường như mở văn phòng đại diện, xây dựng hệ thống phân phối, đại lý,…
Từ 2021 đến 2022, số lượng cửa hàng mỹ phẩm tại Việt Nam đã tăng 40%, tập trung tại 2 đô thị lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nhiều đại diện của các cửa hàng mỹ phẩm chia sẻ họ gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý và vận hành.
Đầu tiên, Mỹ phẩm là mặt hàng đa dạng chủng loại, từ hàng nhập khẩu Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản,… tới các sản phẩm nội địa. Chính vì vậy, lựa chọn sản phẩm nào để đưa về phân phối không hề là một quyết định dễ dàng.
Thứ hai, thị trường đã xuất hiện nhiều chuỗi phân phối lớn với thương hiệu đã tạo dựng được niềm tin trong lòng khách hàng. Lúc này, gây dựng 1 cửa hàng mới sẽ tốn rất nhiều chi phí marketing mà chưa chắc đạt được hiệu quả.
Chiến lược đắt giá giúp doanh nghiệp luôn ứng trong top 10 nhà bán trên Shopee
T – Đối tác của Metric đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng Làm đẹp & Chăm sóc cá nhân. Dù đã là chuỗi cửa hàng mỹ phẩm có nhiều chi nhánh khu vực phía Nam nhưng trước sự biến động của thị trường, T cũng luôn chuẩn bị sẵn kịch bản kinh doanh phù hợp trong từng thời điểm. Trong đó, số liệu từ các sàn Thương mại điện tử được giúp doanh nghiệp đàm phán được quyền phân phối chính thức 1 mẫu sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng, qua đó tiến vào top 10 nhà bán ngành Làm đẹp trên Shopee.
Để thu hút khách hàng, trong gian hàng trên Shopee và các cửa hàng offline của T luôn có những mẫu sản phẩm phổ biến và sở hữu mức độ mua lại cao. Chính vì vậy, doanh nghiệp tập trung nhập những sản phẩm có doanh số khoảng trên 5 tỷ đồng 1 năm tại các sàn TMĐT. Lý giải cho điều này, đại diện doanh nghiệp cho biết 100 sản phẩm bán chạy nhất trên 4 sàn TMĐT Shopee, Lazada, Sendo, Tiki được thống kê bởi Metric luôn sở hữu doanh thu cao hơn mức này với số lượng sản phẩm bán vượt trội.
Và những insight thú vị?
Dựa trên số liệu bán thực tế, doanh nghiệp phát hiện ra trang điểm môi luôn được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Chính vì vậy, T đã ngay lập tức thuyết phục Z – thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng với dòng sản phẩm son môi rất được ưa chuộng tại Hàn Quốc gia nhập thị trường Việt Nam, đồng thời cho phép T được là nhà phân phối sản phẩm chính thức.
Tuy nhiên, với vị thế là thương hiệu nổi tiếng, Z đặt ra những tiêu chuẩn rất cao cho doanh nghiệp nếu muốn làm đại lý chính thức. T đã chứng minh cho Z thấy sự hiểu biết cặn kẽ về thị trường Việt Nam và tiềm năng thành công của thương vụ thông qua 3 chỉ số: dung lượng thị trường, loại son bán chạy và khoảng giá bán chạy.
Son môi luôn là mặt hàng có mức độ tiêu thụ ổn định với khoảng 400.000 sản phẩm bán ra 1 tháng (số liệu cuối năm 2021) trên các sàn TMĐT. Về thương hiệu, đa số các sản phẩm son môi bán chạy đều đến từ Hàn Quốc. Điều đó cho thấy sự yêu thích của người tiêu dùng Việt Nam đối với mỹ phẩm của xứ sở kim chi.
Về chất liệu, son lì và son kem là 2 loại son được tiêu thụ nhanh nhất trên các sàn TMĐT. Đồng thời, mức giá phổ biến của những dòng sản phẩm này là từ 100.000 – 200.00 đồng.
Sản phẩm son môi bán chạy cuối năm 2021
Kết quả, với những năng lực được chứng minh, T đã trở thành đại lý phân phối chính thức nhóm sản phẩm son môi của thương hiệu mỹ phẩm đình đám Hàn Quốc. Tuy nhiên, đó mới chỉ là bước khởi đầu. Để chắc chắn thương vụ thành công, mang về doanh thu cho cả nhà phân phối và nhà sản xuất, T tiếp tục các bước nghiên cứu thị trường cặn kẽ trên Metric. Cụ thể, doanh nghiệp đã điều tra số liệu của các thương hiệu và shop bán chạy nhất, top 10 son môi bán chạy trong phân khúc giá 100.000 – 200.000, xu hướng màu sắc – chất liệu son mà người tiêu dùng ưa chuộng,… Những thông tin này giúp T tối ưu chi phí vận hành, cải thiện các chương trình marketing, gia tăng trải nghiệm mua hàng,…
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, ngay từ quý IV/2021 đến nay, doanh nghiệp luôn nằm trong top 10 nhà bán trên sàn TMĐT shopee, đồng thời phát triển được hệ thống cửa hàng offline của mình. Số liệu cũng luôn được T cập nhật, phân tích chi tiết và gửi thường xuyên tới thương hiệu Z để góp ý trong quá trình R&D sản phẩm. Nhờ vậy, chỉ tính riêng việc kinh doanh trên thị trường TMĐT, sản phẩm son Z đã cán mốc doanh số 1.42 triệu đô la từ khi ra mắt tại Việt Nam, tính tới quý I/2023.
Thông qua case study của doanh nghiệp phân phối T với thương hiệu Z, dễ dàng nhận ra muốn thành công tại 1 đại dương hoàn toàn mới, nhà bán bắt buộc phải có sự chuẩn bị kỹ càng trong nghiên cứu thị trường, thấu hiểu người tiêu dùng và kênh bán,… để từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý.
Trên sàn TMĐT, phụ kiện di động luôn là ngành hàng “ngách” có sự phát triển và tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, việc trở thành cá mập trong đại dương đỏ là không phải là điều dễ dàng giữa biển sản phẩm đa dạng chủng loại và nguồn gốc, đặc biệt cạnh tranh với các hãng giá rẻ từ Trung Quốc. Hãy cùng tìm nhanh bí kíp giúp 1 thương hiệu phụ kiện di động nội địa đánh chiếm thị trường hiệu quả.
Thị trường ngành hàng Phụ kiện điện thoại thu hút nhiều nhà bán trên nền tảng Ecommerce
Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng điện thoại thông minh, phụ kiện di động cũng đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho những nhà kinh doanh trên các nền tảng Ecommerce.
Theo thống kê của Metric, 6 tháng đầu năm 2023, nhóm sản phẩm phụ kiện nằm trong ngành hàng Phụ kiện & Điện thoại đã mang về cho sàn TMĐT Shopee gần 1.343 tỷ đổng, tăng tới 41% so với cùng kỳ năm 2022. Đồng thời, số sản phẩm đã bán cũng tăng lên mức 35%, đạt gần 37 triệu sản phẩm tới tay khách hàng. Đây là những con số vô cùng tích cực khi nền kinh tế vẫn đang trải qua những biến động khó lường.
3 nhóm hàng được tiêu thụ nhiều nhất là: vỏ bao, ốp lưng & miếng dán; cáp, sạc & bộ chuyển đổi, sạc dự phòng & pin.
Tuy nhiên, đây là nhóm sản phẩm vốn ít, nhỏ gọn, dễ dàng nhập khẩu hoặc gia công nên hàng giả, hàng nhái đã xuất hiện tràn lan trên thị trường. Thời gian gần đây, các cơ quan quản lý thị trường đã phát hiện và xử lý 1 số lượng lớn linh kiện, phụ kiện, thiết bị điện thoại di động không rõ nguồn gốc xuất xứ. Với những nhà sản xuất nội địa, thông tin này rõ ràng mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Đầu tiên, tình trạng bán phá giá chắc chắn xảy ra. Với nhiều nguồn nhập từ nước ngoài, nhà bán nhỏ lẻ có thể nhanh chóng đưa sản phẩm tới tay khách hàng mức giá rẻ và không mất quá nhiều chi phí cho quá trình R&D.
Thứ hai, nhiều sản phẩm giá rẻ sẽ có mức độ hoàn thiện và chất lượng không ổn định. Người tiêu dùng khi đó sẽ có sự đề phòng và lựa chọn mua những sản phẩm của thương hiệu đã có danh tiếng từ trước. Điều này sẽ gây khó khăn cho những doanh nghiệp mới muốn thâm nhập thị trường.
Phương án tăng tốc thị phần của doanh nghiệp
V – đối tác của Metric là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phụ kiện di động (gồm cáp sạc, tai nghe không dây, sạc dự phòng,…). Dù mới hoạt động trong 1 thời gian ngắn, V đã có những bước phát triển thần tốc để trở thành 1 thương hiệu có tiếng trên thị trường. Trong đó, việc quyết định đẩy mạnh bán hàng trên các nền tảng Ecommerce sau khi bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid19 chính là bước chuyển biến được doanh nghiệp đánh giá là tích cực nhất.
Là 1 nhà sản xuất đã có nhiều kinh nghiệm, V hiểu rằng TMĐT là 1 thị trường đầy tính cạnh tranh và nếu không có sự chuẩn bị đủ tốt, doanh nghiệp sẽ dễ dàng bị quên lãng trước hàng nghìn các nhà bán khác. Chính vì vậy, nghiên cứu thị trường và các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong cùng phân khúc được doanh nghiệp thực hiện kỹ càng, cẩn thận.
Đầu tiên, V đo dung lượng thị trường của các nền tảng TMĐT hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Khác với nhiều thương hiệu cùng ngành khi bán hàng cùng lúc trên gần như tất cả các kênh, V chỉ chọn 2 sàn chính là Shopee và Tiktok Shop. Với Shopee, đây là sàn TMĐT có dung lượng thị trường lớn nhất và sở hữu lượng khách hàng cũng như sự tăng trưởng ổn định. TikTok Shop có mức độ phát triển chóng mặt, người tiêu dùng có độ tuổi trẻ – đối tượng khách hàng chính của thương hiệu,
Thứ hai, thấu hiểu khách hàng đối với V chính là chìa khóa để thành công. Điều này được chứng minh rõ nhất qua cách doanh nghiệp tìm hiểu nhu cầu người mua trước khi R&D sản phẩm. Danh sách sản phẩm bán chạy trên tất cả các nền tảng TMĐT và phân khúc giá phổ biến với người tiêu dùng luôn được V cập nhật thường xuyên. Qua những nghiên cứu kỹ lưỡng, V nhận ra khách hàng sẽ luôn bị hấp dẫn với những sản phẩm có tính năng mới, tuy nhiên điều họ quyết định mua hàng lại dựa trên các tính năng hữu ích.
Ví dụ, 1 chiếc sạc pin với thiết kế độc đáo đẹp mắt sẽ thu hút được ánh nhìn của khách hàng, nhưng cuối cùng họ sẽ chọn 1 chiếc có mức độ sạc nhanh, an toàn, nhẹ để dễ dàng mang đi. Doanh nghiệp luôn tìm cách cân bằng 2 yếu tố khi R&D sản phẩm và cố gắng có một mức giá tốt nhất dành cho người tiêu dùng. Nhờ có sự nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, V luôn là nhà bán có mức độ tiêu thụ sản phẩm và doanh thu hàng đầu trên thị trường TMĐT hiện nay. Những chiến lược này của V cũng hoàn toàn hiệu quả khi áp dụng với những ngành hàng khác. Metric hy vọng những số liệu mà Metric cung cấp sẽ giúp các doanh nghiệp có hướng đi phù hợp và hiệu quả nhất.
Metric Insights là chuỗi bài viết về những câu chuyện kinh doanh trên TMĐT thành công và tích cực từ chính khách hàng / đối tác mà chúng tôi có cơ hội được đồng hành. Trong các bài viết thuộc chuỗi Insights này, tên nhân vật và thương hiệu đã được thay đổi để đảm bảo danh tính và các bí mật kinh doanh của các đơn vị liên quan. Trân trọng mời hợp tác & trao đổi qua: insight@metric.vn.
Không phải lúc nào các sàn Thương mại điện tử (TMĐT) cũng là mảnh đất màu mỡ dành cho các thương hiệu, đôi khi đó còn là cạm bẫy chôn vùi doanh thu và thậm chí cả vốn chủ sở hữu. 1 doanh nghiệp đã tiết kiệm được hơn nửa tỷ đồng ngân sách. Họ đã làm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Thị trường chăn ga gối đệm bùng nổ vào năm 2023
Bất chấp những biến động mạnh mẽ của nền kinh tế trong những năm gần đây, thị trường chăn ga gối đệm vẫn luôn giữ được mức tăng trưởng bền vững. Theo số liệu của Metric, đồ dùng phòng ngủ đã mang về hơn 1.300 tỷ đồng cho 4 sàn TMĐT (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo) – con số vô cùng tích cực nếu so sánh với nhiều nhóm sản phẩm khác cùng ngành hàng Nhà cửa – Đời sống.
Đồng thời, nhóm sản phẩm này luôn giữ được mức độ tăng trưởng tích cực trong cả năm, Bắt đầu phát triển từ đầu tháng 3, ngành hàng sẽ có những bước tiến ổn định và thông thường sẽ đạt đỉnh doanh thu vào cuối tháng 12.
Nhóm sản phẩm thuộc thị trường giấc ngủ có thể đứng ngoài sự biến động của thị trường bởi sở hữu 3 yếu tố sau:
Tệp khách hàng rộng lớn, trải dài ở mọi độ tuổi, giới tính, địa lý,….
Chất lượng đời sống được nâng cao, mọi người chú ý đến sức khỏe nhiều hơn, đặc biệt là sức khỏe giấc ngủ.
Chăn ga gối đệm là nhóm sản phẩm có độ mua lặp lại nhiều, thông thường sau khoảng 1 thời gian sẽ cần thay lại.
Tuy nhiên, trên nền tảng E-Commerce, những doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực này sẽ đối mặt với không ít vấn đề nan giải.
Thị trường đang bị chiếm lĩnh bởi không ít các ông lớn có thương hiệu cùng tuổi đời lâu năm, đã và quen thuộc trong tâm trí của người dân Việt Nam.
Chăn ga gối đệm là nhóm sản phẩm khách hàng cần trải nghiệm thực tế như sờ, nằm thử,… rồi mới quyết định mua hàng.
Các sản phẩm, đặc biệt là đệm có kích thước lớn, cồng kềnh gây nhiều khó khăn trong việc vận chuyển, đồng thời chi phí vận chuyển cao.
Doanh nghiệp nệm đi chậm mà chắc, tiết kiệm hơn nửa tỷ đồng
Đối mặt với khó khăn chung của ngành hàng, P – 1 nhà sản xuất đệm đã tận dụng những số liệu từ Metric để đưa ra những bước đi hợp lý hơn trên nền tảng TMĐT.
Được thành lập từ đầu những năm 2000, P đã từng sản xuất và bán tại thị trường của Việt Nam. Tuy nhiên, để phù hợp tình hình doanh nghiệp tại thời điểm đó, thương hiệu quyết định chuyển hướng kinh doanh chủ yếu gia công cho Mỹ và Hàn Quốc. Điều này khiến P ở thời điểm hiện tại muốn kinh doanh tại Việt Nam phải giải quyết được 2 bài toán:
Làm sao lấy được niềm tin từ khách hàng khi đã ngừng hoạt động trong nước quá lâu?
Làm sao để đảm bảo đầu ra đảm bảo đầu ra khi chi phí sản xuất không hề nhỏ?
Nhận thấy TMĐT đang là mảnh đất tiềm năng cho ngành hàng, P quyết định phân tích thị trường để xây dựng chiến lược kinh doanh. 3 yếu tố được nhãn hàng quan tâm gồm: Dung lượng ngành hàng trên các sàn TMĐT; Thị phần và doanh thu của các đối thủ cạnh tranh; Phân khúc giá, chất liệu và kích cỡ thông dụng của sản phẩm.
Như đã phân tích, thị trường chăn ga gối đệm luôn có mức tăng trưởng ấn tượng trên các nền tảng E-Commerce nhưng doanh thu chủ yếu lại đến từ 2 loại nhà bán chính: các thương hiệu lâu đời đã hằn sâu trong tâm trí khách hàng và những nhà nhập khẩu chăn ga gối đệm từ Trung Quốc.
Để chen chân vào thị trường này không phải bài toán đơn giản. Sàn TMĐT Shopee có gần 12000 nhà bán nhưng hơn 16% doanh thu lại thuộc về 20 thương hiệu hàng đầu. Trong đó, các thương hiệu trải dài từ phân khúc cao cấp đến phân khúc bình dân với đa dạng khoảng giá để tiếp cận tới khách hàng mục tiêu.
Nhận thấy việc xây dựng thương hiệu sẽ phải bỏ ra nhiều ngân sách mà lại chưa chắc đạt được hiệu quả cao, doanh nghiệp quyết định chưa vội vàng mở gian hàng trên các sàn TMĐT. Thay vào đó, P thay đổi chiến lược kinh doanh sang tiếp cận những nhà bán có doanh số tốt, đàm bán để họ làm nhà phân phối chính thức.
Phương án này giúp P không tốn các chi phí như mở và duy trì gian hàng, quảng cáo, làm thương hiệu, thuê nhân sự vận hành,… mà vẫn tiếp cận được nhanh chóng đến khách hàng mục tiêu. Đồng thời, vì tiết kiệm được ngân sách nên P có thể giảm giá sâu các sản phẩm để cạnh tranh với các đối thủ trực tiếp khác.
Cuối cùng, doanh nghiệp tìm hiểu các sản phẩm bán chạy nhất trên các sàn TMĐT, phân tích chất liệu, kích thước, khoảng giá,… thông dụng và thông qua đó nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng tại Việt Nam.
Kết quả, P đã tiết kiệm được hơn nửa tỷ đồng ngân sách mà vẫn đạt được mục tiêu trong giai đoạn đầu quay trở lại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên trong tương lai, TMĐT vẫn là 1 thị trường mà P tuyệt đối không thể bỏ qua. Luôn theo sát diễn biến thị trường TMĐT, cập nhật số liệu thường xuyên sẽ là giải pháp cho bài toán này.
Metric Insights là chuỗi bài viết về những câu chuyện kinh doanh trên TMĐT thành công và tích cực từ chính khách hàng / đối tác mà chúng tôi có cơ hội được đồng hành. Trong các bài viết thuộc chuỗi Insights này, tên nhân vật và thương hiệu đã được thay đổi để đảm bảo danh tính và các bí mật kinh doanh của các đơn vị liên quan. Trân trọng mời hợp tác & trao đổi qua: insight@metric.vn.
Thương mại điện tử luôn là thị trường màu mỡ cho các doanh nghiệp muốn gia tăng nhanh chóng lượng khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của ngày càng nhiều nhà bán chuyên nghiệp và sự biến động liên tục của thị trường, các thương hiệu cần thực hiện thêm những chiến lược đột phá hơn nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.
Một trong những phương án mà nhà bán có thể áp dụng chính là phát triển đa kênh (Omnichannel). Đây là cách giúp thương hiệu nâng cao trải nghiệm và tăng độ nhận diện thông qua việc bán hàng trên tất cả các kênh có khách hàng tiềm năng, từ sàn TMĐT, mạng xã hội, website cho đến các cửa hàng truyền thống.
Mặc dù vậy, đây có thể là bài toán khó với nhiều doanh nghiệp không có được nguồn tài chính và nhân lực đủ mạnh. Lúc này, muốn phát triển đa kênh, doanh nghiệp cần có những chiến lược thực sự hiệu quả với chi phí hợp lý.
“ĐÓN SÓNG TĂNG TRƯỞNG: Chiến lược ngược dòng để ĐỘT PHÁ doanh thu” là sự kiện do Seodo, Sao Kim Branding và Color Media phối hợp tổ chức, đồng hành bởi Metric sẽ giúp nhà bán các sàn TMĐT có thêm những góc nhìn mới, kỹ năng thích ứng với thị trường phát triển đa dạng như hiện nay, đặc biệt khi thời điểm bùng nổ doanh số cuối năm đang đến gần.
Sự kiện được dẫn dắt bởi 4 chuyên gia hàng đầu về Sales và Marketing:
Anh Đỗ Xuân Tùng – Chuyên gia tư vấn và đào tạo Sales
Anh Nguyễn Thanh Tuấn – Founder & CEO Sao Kim Branding
Anh Hoàng Dũng – CEO & Đạo diễn ColorMedia
Anh Doãn Kiên – Founder & CEO SEODO
Nội dung sự kiện bao gồm:
Chủ đề 1: Xây dựng thương hiệu thời kỳ khó: Bí quyết chiếm lĩnh tâm trí khách hàng – được chia sẻ bởi anh Nguyễn Thanh Tuấn
Chủ đề 2: Tối ưu hóa “điểm chạm số” với khách hàng bằng SEO – được chia sẻ bởi anh Doãn Kiên
Chủ đề 3: Ma trận video trong chiến lược nội dung tiếp cận triệu khách hàng – được chia sẻ bởi anh Hoàng Dũng
Chủ đề 4: Chiến lược kinh doanh thích nghi thời kỳ khó và tăng trưởng bền vững – được chia sẻ bởi anh Đỗ Xuân Tùng
Thông tin của sự kiện:
Thời gian: 13:30 – 18:30, ngày 25/08/2023
Địa điểm: Trống Đồng Palace – 52 P. Miếu Đầm, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội
Giá vé bán: ƯU ĐÃI KHI MUA VÉ NHÓM (TỪ 3 VÉ TRỞ LÊN)
Metric là nền tảng phân tích dữ liệu Thương mại điện tử (TMĐT) dựa trên công nghệ lõi Big Data (Dữ liệu lớn), giúp doanh nghiệp thấu hiểu thị trường, đưa ra các quyết định hiệu quả nhất trong đầu tư, sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam.
Tìm hiểu thêm về Metric và cơ hội hợp tác, vui lòng liên hệ: 033.806.2221 | info@metric.vn