Case-study

Danh mục các case-study thực tế áp dụng phân tích số liệu vào hoạt động kinh doanh

Nằm im đợi bão qua hay ứng biến để tăng trưởng?

2023 đi qua với 1 loạt thách thức: ảnh hưởng của Covid-19 vẫn còn nặng nề; bất ổn địa chính trị ảnh hưởng đến các tuyến giao thương quốc tế; chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy cục bộ; thương mại và đầu tư sụt giảm; nợ công tăng mạnh; kinh tế thế giới phục hồi chậm và không đều,… Những “cơn gió ngược chiều” ở cả quốc tế lẫn nội địa đã đẩy tình trạng đầy biến động đến toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, giữa bức tranh xám ảm đạm, vẫn có những điểm sáng tích cực. Trong đó, Ecommerce với từng bước tiến chậm mà chắc đang đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung.

Theo Sách trắng TMĐT Việt Nam năm 2022, thị trường TMĐT Việt Nam đạt nhiều kết quả ấn tượng. Nếu như 2017, TMĐT bán lẻ Việt Nam mới chỉ đạt 6,2 tỷ USD, đến năm 2018, con số này đã chạm 8,06 tỷ USD (tăng 30%). Và đạt 16,4 tỷ USD năm 2022. Báo cáo từ Metric dành cho thị trường sàn bán lẻ trực tuyến nội địa cho thấy, tổng doanh thu 9 tháng đầu năm 2023 ở 5 sàn TMĐT lớn nhất tại Việt Nam hiện nay (Shopee, Lazada, Sendo, Tiki, Tiktok Shop) đã cao hơn cả năm 2022 là 7%, tương đương hơn 10 nghìn tỷ đồng. Theo dự kiến, tốc độ tăng trưởng doanh số của cả năm 2023 so với 2022 là hơn 48% (*), một con số ý nghĩa giữa đầy rẫy khó khăn của 2023. Tính đến nay, TMĐT đã chiếm gần 70% tỉ trọng của nền kinh tế số (Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2023 và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2024 của Cục TMĐT & KTS).

Sản phẩm đầu tiên của chúng tôi – Công ty Cổ phần Khoa học Dữ liệu, không phải Metric, mà là Mua thông minh (Beecost) – tiện ích giúp người mua hàng phát hiện những khuyến mại ảo và xem lịch sử giá bán sản phẩm. Ngay trong tuần đầu tiên ra mắt năm 2019, tiện ích đã có 5.000 người sử dụng và đến nay đã cán mốc 60 triệu lượt người sử dụng hàng tuần, hỗ trợ hơn 10 triệu lượt mua sắm hàng tháng.  

Năm 2020, khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, thói quen tiêu dùng của người dân dịch chuyển sang online, chúng tôi nhanh chóng nắm bắt tình hình và ngày 31/3/2020, tài liệu Excel báo cáo đầu tiên được đội ngũ sáng lập hoàn thành, gồm các trường thông tin cực kỳ cơ bản: Ngành hàng, Tên sản phẩm, Link Shopee, Giá bán, Ngày đăng, Số đơn bán 7 ngày gần đây, Số đơn bán 1 tháng gần đây, Số đơn bán 3 tháng gần đây, Số đơn 6 tháng gần đây. Với mức giá vài triệu đồng mỗi bản báo cáo, chúng tôi đã có sự ủng hộ từ hơn 10 khách hàng đầu tiên đang là nhà bán trên các sàn TMĐT. Sau gần 3 tháng làm việc cật lực, chúng tôi vẫn nhớ như in ngày 18/6/2020, ngày mà nền tảng Metric với giao diện dashboard trực quan dành cho những người làm Marketing, nhà bán hàng, chủ doanh nghiệp muốn theo sát thị trường, chính thức đi vào hoạt động.

Tâm niệm lớn: đồng hành cùng thị trường để kinh doanh TMĐT tại Việt Nam thông minh hơn, có chiến lược hơn bằng phân tích dữ liệu. Song chúng tôi vẫn luôn thử nghiệm bằng những bước nhỏ, để sản phẩm và những điều chỉnh thật sự hữu ích, kể được những thông tin cấp thiết của thị trường mà doanh nghiệp cần trước khi bung nở mạnh mẽ. Như cách mà Metric khởi thành, một tài liệu excel vài trăm dòng đã giúp chúng tôi ứng biến nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường, cũng là cơ sở để đội ngũ sáng lập xây dựng chiến lược dài hạn hơn cho dòng sản phẩm mới dành cho doanh nghiệp. Từ kinh nghiệm của mình, chúng tôi tin rằng mặc cho những khó khăn, nếu doanh nghiệp nhanh nhạy đón đầu thị trường với quyết định kinh doanh chính xác, vẫn có thể lèo lái cả tập thể vượt sóng gió thành công.

Trong 2 năm đầu tiên từ khi Metric bắt đầu được xây dựng, chúng tôi tập trung 90% nguồn lực vào phát triển sản phẩm, tối ưu các bộ tính toán và phương thức thống kê dữ liệu thị trường. Bởi chúng tôi tin rằng nguồn số liệu đầy đủ, chính xác chính là cơ sở vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh. Từng bước, Metric tiếp tục nâng cấp giao diện công cụ phân tích cơ bản trên trang metric.vn. Mở rộng phạm vi dịch vụ với giải pháp Enterprise cho doanh nghiệp lớn với nhu cầu về dữ liệu thị trường sâu hơn như: Đánh giá sản phẩm của khách hàng, Kiểm soát giá,… Đồng thời, vẫn nỗ lực phối hợp cùng Trung tâm Phát triển Thương mại Điện tử (Cục TMĐT & KTS – Bộ Công Thương) và Hiệp hội TMĐT Việt Nam VECOM tham gia hoạt động tại khắp địa phương trên cả nước nhằm giới thiệu và hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh trên nền tảng Ecommerce bằng phân tích dữ liệu.

Giải thưởng Đón đầu xu thế (InnoTrend Establishment Award) trong khuôn khổ chương trình Thách thức đổi mới sáng tạo Việt Nam; Best Sollution Award trao bởi VECOM hay Giải nhì hạng mục Công nghệ số Triển vọng của Nhân tài Đất Việt trong năm 2023. Là những công nhận quý giá của giới chuyên gia về tính ứng dụng và tính hiệu quả mà Metric có thể đem lại. Để chúng tôi nhìn lại chính mình, tiếp tục nỗ lực từng ngày, cải tiến sản phẩm và chất lượng dịch vụ. Như cách mà từng thành viên trong đội ngũ Metric đã cần mẫn tích góp 800 tỉ điểm dữ liệu của 5 sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam, 100 ngàn + website TMĐT… , đóng góp sức nhỏ vào sự tăng trưởng hữu hình của gần 1000 thương hiệu mà chúng tôi có cơ hội đồng hành.

Song có lẽ đáng tự hào hơn tất cả, chính là việc chúng tôi nhận được sự tin tưởng về kho dữ liệu do tập thể 40 thành viên chung tay vun đắp, về giá trị của việc ứng dụng Phân tích dữ liệu Bigdata vào vận hành kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh đầy khó khăn chúng ta vừa đi qua.

Dự báo về một năm 2024 đầy thách thức ngập tràn trên khắp các kênh tin tức. Liệu ta nên nằm im đợi bão qua hay ứng biến để tăng trưởng?

Chúng tôi tin rằng thách thức luôn hiện hữu kể cả trong bối cảnh có nhiều cơ hội nhất! Nghĩa là, chỉ khi ta nắm bắt kịp thời và “xử lý” khéo léo, cơ hội mới thực sự trở nên có giá trị. Và điều này, chưa bao giờ 100% dựa vào may mắn hay án binh bất động mà có được. 

Bạn thấy đấy, chúng ta vẫn đang sở hữu tốc độ phát triển TMĐT thần tốc trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới với quy mô thị trường tăng trưởng ổn định. Thói quen mua sắm qua mạng của người tiêu dùng thành hình rõ nét hơn bao giờ hết. Và nhà bán trên sàn TMĐT ngày càng chuyên nghiệp với những bước đi được tính toán ngày một kỹ lưỡng hơn. Trong khi 2023 chứng kiến khoảng 100 ngàn nhà bán dừng hoạt động (không có đơn bán) (*). Nghĩa là những nhà bán không có sự đầu tư kỹ lưỡng trong chiến lược kinh doanh, hoặc hành động theo cảm tính mà không dựa trên cơ sở thực tế nào, sẽ buộc phải dừng chân. Vì vậy, quyết định đường hướng kinh doanh nhanh, chính xác càng trở thành yếu tố tiên quyết cho sự sống còn của doanh nghiệp.

Thêm liều tích cực cho năm mới rộn rã, ngày đầu năm đội ngũ Metric đã đặt ra nhiều mục tiêu mới: Giảm thiểu độ trễ cập nhật nhật dữ liệu vào hệ trống phân tích Metric.vn xuống còn 1 ngày; Phát triển thêm sản phẩm mới như Price Alert; đồng thời tiếp tục duy trì độ phủ dữ liệu >90%… Tin tưởng rằng, đây cũng là những giá trị mới mẻ sẽ giúp ích hiệu quả hơn, tiếp sức mạnh mẽ hơn cho thương hiệu và doanh nghiệp. Những thay đổi này sẽ được chúng tôi cập nhật liên tục trong năm nay.

2024, Metric đã rất sẵn sàng!

Hà Thanh Tùng

Chủ tịch HĐQT, Đồng sáng lập

(*) Số liệu trích từ Báo cáo toàn cảnh thị trường sàn Bán lẻ trực tuyến 2023 và Dự báo 2024 do Metric thực hiện, dự kiến phát hành đầu tháng 01/2024.

Lập kế hoạch kinh doanh cuối năm ngành hàng Điện máy trên nền tảng Ecommerce

Cuối năm là thời điểm vàng đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện máy khi doanh số có thể đạt bằng một nửa cả năm với chỉ bằng 1/4 thời gian. Vậy làm sao để xây dựng kế hoạch kinh doanh chính xác để tận dụng cơ hội này?  

Ngành hàng điện gia dụng lạc quan dịp cuối năm

Trong mùa mua sắm dịp cuối năm, tủ lạnh, máy giặt, máy lọc không khí,… đang là những món đồ điện gia dụng đứng đầu trong danh sách cần sắm sửa của nhiều gia đình Việt. Đây là kết quả khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi và vòng tuần hoàn thay mới bắt đầu trở lại.   

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, mỗi gia đình chi trung bình 8,4 triệu cho các thiết bị điện gia dụng trong năm 2023. Đồng thời hiện nay, mặt hàng này cũng chiếm 9% tổng gói tiêu dùng cá nhân cho người Việt. Ngành hàng gia dùng cũng đúng thứ 4 trong 11 nhóm ngành hàng chính về quy mô tiêu dùng. Đánh giá về triển vọng của ngành hàng này, nhiều chuyên gia đánh giá đầy tích cực khi thu nhập người tiêu dùng ngày càng tăng cao khiến yêu cầu về chất lượng mẫu mã nhiều hơn.

Năm 2023, Thiết bị điện gia dụng của Việt Nam có thể đạt doanh thu gần 200,000 tỷ đồng (báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Statista). Hàng năm, tỷ lệ tăng trưởng của ngành hàng đạt mốc 5,15% (CAGR 2023 – 2028).

Cuối năm được coi là mùa mua sắm cuối năm của các gia đình Việt. Với phần đông khách hàng ở phân khúc trung cấp, những mặt hàng cần mua thường phải thật sự cần thiết với căn nhà của họ, xứng đáng với giá tiền vì đó là khoản thu nhập họ tích cóp trong cả một năm trời. Người tiêu dùng cân nhắc giữa từng các thương hiệu khác nhau, đồng thời tìm kiếm nơi nào có mức bán rẻ nhất trên cả thị trường online và thị trường offline. 

Chính vì vậy, các nhà phân phối, nhà sản xuất cần thực sự nhạy bén trong việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn sản phẩm để đưa tới tay người tiêu dùng. Bởi chỉ 1 sai sót trong chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ mùa mua sắm cuối năm, thậm chí còn mang đến tác dụng ngược.   

Xây dựng chiến lược kinh doanh chính xác cho mùa mua sắm cuối năm

V là 1 đối tác của Metric hoạt động trong lĩnh vực phân phối các thiết bị điện gia dụng. Để xây dựng một kế hoạch kinh doanh chính xác, doanh nghiệp đã quyết định dựa trên cơ sở số liệu của quý IV/2022. Đầu tiên, V tìm hiểu mức độ tăng trưởng của mùa mua sắm cuối năm so với các tháng trước đó. Thông tin sẽ giúp doanh nghiệp dự đoán được dung lượng của thị trường vào thời điểm này.

Doanh số quý IV/2022 của ngành hàng đạt mốc 3.133 tỷ đồng, tăng trưởng 12% so với quý III/2022, đồng thời số lượng bán cũng tăng 13%. Nếu áp dụng mức tăng trưởng này vào năm 2023, với 5.182 tỷ doanh thu đạt được trong quý III thì 3 tháng cuối năm, số tiền mà ngành hàng điện máy mang lại cho các doanh nghiệp trên 4 sàn TMĐT (Shopee, Tiki, Lazada, Sendo) dự báo đạt mức 5.803 tỷ đồng. Phân tích được quy mô thị trường, V sẽ xác định được khả năng sinh lời, lợi thế cạnh tranh và thị phần của thương hiệu.

Bước 2, tìm kiếm nhóm sản phẩm tăng trưởng tốt nhất. Trong mùa mua sắm năm 2022, Thiết bị điện gia dụng nhỏ và Thiết bị điện gia dụng lớn là 2 ngành hàng có tốc độ tăng trưởng tốt nhất so với quý trước đó. Cụ thể, Thiết bị điên gia dụng nhỏ đạt 1.265 tỷ đồng, Thiết bị đạt gia dụng lớn đạt 430.8 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 18% và 24% so với quý trước đó. Đây cũng là 2 ngành hàng được dự đoán tiếp tục bán chạy vào thời điểm cuối năm 2023. V tiếp tục tục tìm kiếm các sản phẩm xu hướng thuộc 2 ngành hàng này trên Metric. Trong đó, robot hút bụi hay máy lọc không khí đang nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng. Xác định tính năng, mẫu mã và khoảng giá là các bước cuối cùng để doanh nghiệp bắt đầu lập kế hoạch nhập hàng.

Kết quả cho thấy, V đang kinh doanh tốt trong 2 tháng đầu quý IV của năm 2023. Dự báo trong những lễ mua sắm tới đây như Noel, tết dương lịch, tết âm lịch,… khi nhu cầu dọn nhà của người dân tăng cao, các  sản phẩm như robot hút bụi của V srx tiếp tục bán chạy.

Metric hy vọng số liệu thị trường do Metric cung cấp sẽ hỗ trợ hữu hiệu cho các nhà bán trong quá trình phân tích thị trường trên các kênh Thương mại Điện tử.

Phương thức xác định Chiến lược giá Thâm nhập thị trường Ngành hàng Sách

Thị trường sách ảm đạm đã khiến nhiều nhà xuất bản gặp khó. Tuy nhiên, 1 doanh nghiệp đã vượt qua cơn bão này bằng cách lựa chọn sản phẩm đúng và lên chiến lược giá hợp lý.

Thị trường sách trên các sàn TMĐT vẫn còn nhiều thách thức 

Năm 2022 – 2023 được coi là khoảng thời gian hồi phục tại nhiều lĩnh vực kinh tế sau khi trải qua đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, ngành hàng sách lại không hề lạc quan như vậy. Thực tế cho thấy, tại thị trường sách truyền thống, không nhiều đầu sách có sự bứt phá về mặt doanh số. Các công ty sách, các nhà xuất bản,… đa số đều phát hành số lượng “khiêm tốn” trên mỗi đầu sách để hạn chế sự tồn kho. Bởi theo nghiên cứu, nhu cầu về sách trong năm 2022 đã có sự suy giảm.

Những cuốn sách kén người đọc thường chỉ có số lượng in chỉ từ 500 – 1000 cuốn, còn trung bình trong khoảng 1000 – 2000 cuốn. Điều này tạo nên 1 vòng lặp nghịch lý: với nguồn giấy khan hiếm, mức giá nguyên liệu giấy tăng liên tục thì việc phát hành số lượng thấp khiến giá bìa tăng cao. Trong bối cảnh người tiêu dùng đang “thắt lưng buộc bụng” trong giai đoạn kinh tế khó khăn, chỉ chi cho các khoản thiết yếu thì để họ bỏ tiền ra mua sách sẽ không còn dễ dàng như trước.  

Dấu hiệu nhận thấy sự khó khăn của ngành sách chính là việc các công ty, nhà sách, nhà xuất bản,… tổ chức liên tục chương trình xả kho – đẩy hàng tồn với tần suất ngày càng tăng. Dường như quanh năm, độc giả có thể bắt gặp 1 chương trình xả kho hoặc sách đồng giá cả ở offline và nền tảng online. 

Đồng thời, các nền tảng sách nói phát triển mạnh mẽ cũng đã ảnh hưởng không ít tới thị trường sách giấy. Mặc dù là thị trường mới hình thành nhưng doanh thu của sách nói đã đạt gần 100 tỷ đồng (báo cáo của Cục Xuất bản, In và Phát hành thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông).

Cũng theo thống kê của Cục Xuất bản, In và Phát hành, số đầu sách giấy in mới trong năm 2022 đã giảm tới 13%. Lựa chọn sách để in đã là một bài toán khó, lên chiến lược giá để ra mắt thị trường lại càng khó khăn hơn. Giữa bối cảnh thị trường còn nhiều thách thức, nhiều đối thủ cạnh tranh và nhất là khi sách chưa bao giờ là mặt hàng thiết yếu, việc đặt giá không phù hợp sẽ khiến viễn cảnh tồn kho xảy ra cực kỳ cao.

Xây dựng Chiến lược giá xâm nhập phù hợp với thị trường

Doanh nghiệp A là một đối tác của Metric hoạt động trong lĩnh vực phát hành sách. Không nằm ngoài khó khăn chung của thị trường, A cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2022: các đầu sách mới không mang lại doanh thu như kế hoạch, sách sản xuất số lượng ít nên chi phí vận hành cao đồng thời gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các dự án sách nói.

Bài toán được doanh nghiệp đặt ra lúc này chính là tìm một đầu sách đánh trúng nhu cầu hiện hữu của khách hàng, từ đó thúc đẩy doanh thu và mở rộng thị phần. Ngoài ra, sản phẩm này còn phải tránh đối đầu trực tiếp với nền tảng sách nói đang lên ngôi.

Sau nhiều phân tích trên Metric, doanh nghiệp nhận thấy dòng sách Mind Map phù hợp với những tiêu chí được đưa ra. Trong năm 2022, bất chấp khó khăn, sản phẩm này vẫn có một mức độ bán ổn định, đặc biệt tăng trưởng tốt trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 11. Đồng thời, với nội dung đa số là các bản đồ tư duy, rất khó để sách Mindmap chuyển thể sang được sách nói.

Dòng sách Mindmap mà doanh nghiệp quyết định xuất bản có mức giá nhập về là 190.000 đồng. Thông thường, để bù các chi phí và có lãi, doanh nghiệp sẽ đặt mức giá bìa gấp đôi giá nhập. Như vậy, với sản phẩm này, A quyết định bán với mức 380.000 đồng. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế không quá khởi sắc, thương hiệu nhận thấy 380.000 vẫn là một mức giá khó tiếp cận đối với đa số các độc giả. 

Trên các sàn TMĐT lớn, mức giá phổ biến nhất cho dòng sách Mind Map là từ 100.000 – 150.000 đồng. Tuy nhiên, với giá nhập 190.000 đồng, doanh nghiệp không thể bán ra tại mức này. Khoảng giá phổ biến tiếp theo là từ 200.000 – 350.000. Mặc dù thấp hơn với dự định ban đầu, tuy nhiên nhận thấy nếu bán ngoài khoảng này, khả năng tiêu thụ sách sẽ cực kỳ thấp. Nếu xuất bản với số lượng ít để tránh tình trạng tồn kho, chi phí vận hành sẽ còn nâng cao hơn nhiều. Vì vậy, doanh nghiệp quyết định giảm mức giá bìa ban đầu từ 380.000 xuống còn 290.000.              

Kết quả, A thành công tiêu thụ được thành công sản phẩm, qua đó giữ vững doanh thu và thị phần trong mảng sách tham khảo. Qua case study của doanh nghiệp A, các nhà bán trên sàn TMĐT có thể áp dụng dữ liệu thị trường để tăng cường sức cạnh tranh trong một bối cảnh ảm đạm thông qua 2 yếu tố:

– Xác định đúng các sản phẩm đánh trúng mục tiêu của khách hàng và có thể tiêu thụ quanh năm

– Đặt mức giá phù hợp để có thể dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng.

Metric hy vọng số liệu thị trường Metric cung cấp sẽ hỗ trợ hữu hiệu cho các nhà bán trong quá trình đặt chiến lược giá thành công trên kênh Thương mại điện tử

Ngành hàng Mẹ & Bé: Xác định đúng dung lượng thị trường giúp doanh nghiệp luôn trụ trong Top 10 doanh số trên sàn

1 Chiến lược kinh doanh đúng cần xây dựng trên nền tảng nghiên cứu thị trường chính xác. Tuy nhiên, với riêng ngành Mẹ & Bé trên nền tảng TMĐT, nghiên cứu thị trường không hề dễ dàng khi sản phẩm ảo, sản phẩm nhiễu xuất hiện tràn lan.

Ngành hàng Mẹ & Bé còn nhiều dư địa phát triển 

Theo báo cáo của Euromonitor, doanh thu sản phẩm Mẹ và Bé tại Việt Nam (bao gồm quần áo trẻ em, các sản phẩm dành riêng cho trẻ em và thực phẩm trẻ em) đạt khoảng 50.100 tỷ đồng trong năm 2021 và dự kiến mức độ tăng trưởng khoảng 7.3%/năm sẽ được duy trì trong giai đoạn từ 2021 – 2025. Nielsen ước tính, doanh thu của thị trường này có thể đạt quy mô 7 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng lớn. 

Không khó hiểu khi ngành hàng này nhận được nhiều đánh giá tích cực khi đang sở hữu 3 yếu tố làm động lực phát triển. Đầu tiên, theo báo cáo của Danso.org, mỗi ngày trung bình có 3887 trẻ em được sinh ra tại Việt Nam. Điều này đã tạo tiền đề để xây dựng lượng cầu ngày một lớn, qua đó trực tiếp mở rộng sân chơi cho các thương hiệu Mẹ & Bé.

Thứ hai, thu nhập bình quân nâng cao giúp năng chi tiêu tăng lên, người tiêu dùng ngày càng không “tiếc tay” với các sản phẩm dành cho bé. Cuối cùng, các kênh phân phối online phát triển mạnh đã thúc đẩy mạnh mẽ doanh thu ngành hàng này trong nhiều năm gần đây. 

Tuy nhiên, thị trường đang là nơi cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt của nhiều thương hiệu lâu năm và tạo dựng được uy tín trong lòng khách hàng. Đồng thời, theo nghiên cứu của Euromonitor International về hành vi tiêu dùng của nhóm khách hàng cha mẹ Việt Nam cho thấy: những thương hiệu quốc tế (từ các nước Châu Âu, Úc, Mỹ,…) thường được ưa chuộng hơn bởi khả năng làm sạch mà không gây kích ứng cho da bé, người dân thành thị quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm trong khi người nông thôn chú trọng chủ yếu vào giá thành.

Nghiên cứu đúng được thị trường sẽ là yếu tố quan trọng nếu các doanh nghiệp muốn phát triển trong ngành hàng này. Tuy nhiên, trên nền tảng E-Commerce, công đoạn này không hề dễ dàng khi tình trạng đơn ảo, sản phẩm nhiều,… xuất hiện tràn lan.       

2 bước xác định đúng dung lượng thị trường ngành hàng Mẹ & Bé

S – 1 đối tác của Metric là nhà sản xuất ngành hàng Mẹ & Bé. Các sản phẩm của doanh nghiệp luôn hướng tới một mục tiêu là giúp các bà mẹ chăm sóc con một cách thông minh, khoa học và dễ dàng hơn. 

Là thương hiệu uy tín và lâu năm, sản phẩm của S đã hiện diện trên nhiều chuỗi hiệu thuốc và các cửa hàng Mẹ & Bé. Khi nền tảng E-Commerce ngày càng phát triển tại Việt Nam, doanh nghiệp cũng nhanh chóng quyết định đẩy mạnh kênh online với 3 mục đích: tăng trưởng doanh thu, mở rộng thị phần và luôn cập nhật xu hướng mới để không bị “lỗi thời”.

Với kinh nghiệm sẵn có từ hình thức kinh doanh truyền thống, S hiểu rằng trước khi bắt đầu hoạt động trên bất kỳ nền tảng mới nào cũng cần phải nghiên cứu thị trường kỹ càng. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhận ra mọi báo cáo gửi về đều có sự sai lệch khi xuất hiện cả số liệu của sản phẩm quà tặng và các sản phẩm không liên quan. Việc xác định quy mô thực tế của thị trường không đúng, không nắm chắc được khoảng giá người tiêu dùng sẵn sàng chi trả,… đã khiến những kế hoạch kinh doanh của S đi chệch hướng ngay từ ban đầu. .

Vì vậy, doanh nghiệp sử dụng Metric giải quyết bài toán này. Đầu tiên, doanh nghiệp xác định đầy đủ các từ khóa sản phẩm đang xuất hiện trên nền tảng và được người tiêu dùng thường xuyên sử dụng. Ví dụ với sản phẩm Gạc răng miệng, S sẽ đồng thời tìm kiếm cả các từ khóa liên quan như gạc rơ lưỡi, rơ lưỡi, tưa lưỡi,… Chỉ khi xác định được chính xác các tên sản phẩm, doanh nghiệp mới xác định được đúng dung lượng thị trường.

Tiếp theo, để loại bỏ tình trạng đơn ảo, doanh nghiệp cần xác định được các nhà bán có sự tăng trưởng doanh thu bất thường. Ví dụ, một nhà bán đang có doanh thu trung bình 300 triệu/tháng, tuy nhiên ngay tháng sau đó đạt mức doanh thu 1 tỷ. Doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố xoay quanh chiến lược kinh doanh của nhà bán đó, chẳng hạn tháng đó nhà bán ra mẫu sản phẩm mới, chiến dịch truyền thông đặc biệt,… Nếu không có bất kỳ yếu tố nào phù hợp thúc đẩy kinh doanh, doanh nghiệp có thể loại trừ các sản phẩm của nhà bán đó ra khỏi báo cáo thị trường. 

Kết quả, báo cáo thị trường được S thực hiện trên Metric đã sát với thị trường, từ đó tạo nền tảng giúp doanh nghiệp xây dựng những chiến lược kinh doanh chính xác. Các sản phẩm về chăm sóc răng miệng trẻ em của thương hiệu luôn nằm trong top 10 đem lại doanh thu cao nhất trên sàn Shopee và Lazada.

Cơn sốt Mỹ phẩm thiên nhiên chưa hạ nhiệt, Thương hiệu nội địa nhanh chóng tận dụng cơ hội đánh chiếm thị phần

Chỉ với 2 bước nghiên cứu thị trường đơn giản, 1 thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên nội địa đã nhanh chóng trở thành thế lực đáng gờm trong sân chơi ngành hàng Làm đẹp trên các sàn Thương mại điện tử.

Xu hướng ngành hàng mỹ phẩm thiên nhiên 

Không phải xu hướng mới nhưng đến hiện nay, Mỹ phẩm thiên nhiên vẫn đang từng bước thay đổi lại bản đồ ngành hàng làm đẹp. Dạo quanh một vòng các diễn đàn hoặc các trang mạng xã hội, những sản phẩm từ thiên nhiên như dầu gội thảo dược, sữa tắm handmade, son handmade,… luôn được người tiêu dùng bình luận và bàn tán sôi nổi. 

Tại Việt Nam, thị trường Mỹ phẩm thiên nhiên đang đạt mức tăng trưởng ấn tượng trong nhiều năm trở lại đây. Theo báo cáo của Nielsen, Việt Nam là một trong những thị trường mỹ phẩm thuần chay (một nhóm sản phẩm trong mỹ phẩm thiên nhiên) phát triển nhanh hàng đầu thế giới, với mức tăng trưởng trung bình vào khoảng 30%. Sự lên ngôi của mỹ phẩm thuần chay được tổng hòa từ nhiều yếu tố: 

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm tới các sản phẩm “thân thiện” với cơ thể. Đồng thời, thế hệ trẻ mong muốn sử dụng sản phẩm từ doanh nghiệp thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng. Mỹ phẩm sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên, thuần khiết như trái cây, dược liệu,… không qua xử lý hóa chất, chất cồn, chất tạo màu, chất bảo quản,… sẽ đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng. Đồng thời, quá trình sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên sẽ giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực với môi trường.

Doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên đang ngày càng xuất hiện nhiều trong những năm gần đây. Điều này giúp phổ biến mỹ phẩm thiên nhiên và gia tăng dung lượng thị trường.

Việt Nam là quốc gia có nguồn nguyên liệu chất lượng cao và giá thành hợp lý, đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của doanh nghiệp mỹ phẩm. Các nguyên liệu phổ biến trong nước, được sử dụng dành sản xuất sản phẩm chăm sóc tóc, da mặt, trang điểm,… có thể kể đến gồm: cam, chanh, bưởi, nha đam, nghệ, trà xanh, hoa cúc,…

Tuy nhiên, đây là nhóm sản phẩm đặc thù nên sẽ phải đối mặt với không ít thách thức. Đầu tiên, quy trình sản xuất còn đơn giản khiến người tiêu dùng còn phân vân về mức độ hiệu quả. Với những khách hàng đang tìm kiếm những giải pháp điều trị cụ thể (ví dụ như điều trị da), mỹ phẩm thiên nhiên dường như “đủ đô” so với yêu cầu.

Thứ hai, vì sản xuất từ thiên nhiên nên hạn sử dụng sản phẩm cũng sẽ là 1 rào cản không nhỏ. Thông thường, hạn sử dụng của nhóm sản phẩm này chỉ bằng 1 nửa thời gian so với mỹ phẩm thông thường. 

Cuối cùng, giá thành cũng là yếu tố khiến nhiều người tiêu dùng phải chùn bước. Đối với những mỹ phẩm được chiết xuất từ nguồn nguyên liệu đặc biệt, quý hiếm,… thì mức giá sẽ đắt hơn khá nhiều so với sản phẩm có cùng chức năng. 

Bắt kịp xu hướng, Thương hiệu nhanh chóng chiếm thị phần

C – đối tác của Metric là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên.Tuy nhiên, trong thời gian đầu mới thành lập, bán hàng tại điểm bán mới là hướng đi chính của doanh nghiệp. Các sàn TMĐT chỉ được doanh nghiệp đẩy mạnh sau khi đại dịch Covid19 diễn ra. 

Là 1 tay chơi mới trên thị trường Online, C xác định tất cả các thành quả trước đó chỉ giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn nhà bán, việc đẩy mạnh doanh thu và chiến thị phần trên nền tảng E-Commerce là bài toán không hề dễ dàng. 

Có 2 chiến lược đã được thương hiệu đưa ra:

Trực tiếp cạnh tranh về giá bán 

Liên tục R&D sản phẩm mới để dẫn đầu thị trường  

Như đã phân tích, Mỹ phẩm thiên nhiên luôn có 1 khoảng giá rất rộng, tùy thuộc vào nguyên liệu, thời điểm,… Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng không thể để một mức giá quá khác biệt so với sản phẩm cùng loại, nhất là khi độ hiệu quả còn đang trong quá trình cần chứng minh. Vì vậy, một mức giá hợp lý cộng thêm độ phủ của thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều lợi thế trong cuộc chiến này. 

Ví dụ với sản phẩm son môi, sau khi phân tích trên Metric, doanh nghiệp nhận thấy 150.000 – 200.000 là khoảng giá phổ biến và dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng. Chính vì vậy, ngay từ quá trình lên ý tưởng cho các sản  phẩm, thương hiệu lựa chọn nguyên liệu dễ tìm kiếm và phù hợp với yêu cầu về chất lượng, tác dụng,…

Tiếp theo, liên tục ra mắt những sản phẩm mới để tăng doanh thu, đồng thời tạo xu hướng để duy trì độ nhận diện của thương hiệu. Nhận thấy xu hướng chăm sóc tóc bằng các sản phẩm dưỡng chiết xuất từ thiên nhiên đang ngày càng được quan tâm, doanh nghiệp quyết định phân tích kỹ nhóm sản phẩm này.

Trong quý IV/2023, nhóm sản phẩm này có doanh thu gần 194 tỷ đồng, tăng 33% so với quý trước đó. Đồng thời, số lượng sản phẩm đã bán cũng tăng 9%. Phát hiện ra đây là ngành hàng ngách đầy tiềm năng, thương hiệu quyết định R&D sản phẩm. 

Những sản phẩm bán chạy nhất trên sàn TMĐT đều được chiết xuất từ vỏ bưởi, tinh dầu bưởi – nguyên liệu quen thuộc với người Việt. Thế nên, khi bước chân vào lĩnh vực mới này, doanh nghiệp cũng bắt đầu từ những nguyên liệu đó, cộng với kết hợp với hương nhu để sản phẩm có nét khác biệt.

Kết quả, chỉ với những sản phẩm dưỡng tóc được chiết xuất từ thiên nhiên, thương hiệu đã lọt top những shop bán chạy trên Shopee. Đồng thời, thương hiệu cũng luôn nằm trong top 5 những doanh nghiệp có doanh thu cao nhất trên sàn TMĐT này từ năm 2022 cho đến nay.

Sở hữu chiến lược khác biệt, Thương hiệu Thời trang nam thành công tránh cuộc chiến Cạnh tranh giá

Thay vì đặt giá sản phẩm ngang bằng hoặc thấp hơn, 1 thương hiệu thời trang nam thậm chí còn đẩy giá sản phẩm cao lên gấp rưỡi hoặc gấp đôi so với đối thủ mà vẫn tăng trưởng doanh thu. Vậy đâu là những chiến lược phụ trợ cho cách đặt giá “ngược” như vậy để doanh nghiệp đạt được hiệu quả?

“Cạnh tranh giá” trong ngành thời trang nam – Chiếc bẫy nhiều doanh nghiệp đang vướng phải 

Trong nhiều năm gần đây, “Cạnh tranh giá” đã là cụm từ quen thuộc trong ngành hàng thời trang tại Việt Nam, đặc biệt là kể từ khi nền tảng E-Commerce xuất hiện. Bởi thay vì phải phân phối tới các đại lý, nhà sản xuất có thể tự đưa sản phẩm lên các sàn Thương mại điện tử (TMĐT) và gửi trực tiếp tới tay khách hàng với mức giá gần với giá gốc nhất. Chính vì vậy, một thói quen mới của nhiều người tiêu dùng hiện nay thành hình: khi tìm thấy mẫu trang phục ưng ý, sẽ ngay lập tức lên các sàn Thương mại điện tử để tìm mức giá tốt hơn. 

Theo thống kê của Metric, khoảng giá phổ biến của ngành hàng thời trang nam và thời trang nữ trên 4 sàn TMĐT Shopee, Lazada, Tiki, Sendo từ cuối năm 2021 đến nay luôn ổn định ở mức 100.000 – 350.000.

Theo đánh giá của đa số người tiêu dùng khi được phỏng vấn, đây là mức giá khá rẻ nếu so với mức chi trung bình tại các cửa hàng offline. Ví dụ, 1 chiếc áo phông nam cùng màu sắc, chất liệu,.. nếu mua tận xưởng sản xuất trực tiếp đang có gian hàng trên Shopee sẽ có mức giá rẻ hơn 30%, thậm chí là một nửa so với mua ở đại lý. 

Chính vì vậy, cuộc chạy đua về giá trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Với những nhà bán nhập hàng từ Trung Quốc, họ cũng bắt buộc phải tìm những nhà cung cấp có mức chi phí rẻ nhất, đồng thời nhập hàng số lượng lớn để có thêm ưu đãi. Điều đó đã dẫn tới 1 rủi ro cực lớn với doanh nghiệp là nếu không đẩy được hàng thì số lượng tồn kho ngày 1 nhiều. Với 1 ngành chạy theo xu hướng như thời trang, sản phẩm lỗi mốt thì gần như sẽ không thể kinh doanh được.

Tuy nhiên, cạnh tranh giá trên các sàn TMĐT không bao giờ là giải pháp lâu dài. Đại diện của Metric – đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu  các sàn E-Commerce chia sẻ: “Giảm giá đến mức cắt máu sẽ là con đường nhanh nhất tiễn doanh nghiệp rời khỏi sân chơi Thương mại điện tử”.

Chiến lược khác biệt giúp thương hiệu có giá cao vẫn tăng trưởng mạnh trên TMĐT

S – 1 thương hiệu thời trang nam là khách hàng của Metric. Bước chân vào thị trường TMĐT từ những ngày đầu tiên nền tảng này xuất hiện tại Việt Nam, doanh nghiệp cũng từng không tránh khỏi 1 cuộc cạnh tranh giá khốc liệt. Tuy nhiên, sau 1 thời gian dài, S nhận thấy đây không phải là cách phát triển lành mạnh và bền vững. Có thể khi mới giảm giá, doanh nghiệp có thể thu được sự quan tâm cả người tiêu dùng nhưng khi xuất hiện 1 nhà bán sở hữu mức giá rẻ hơn, khách hàng sẽ lập tức “quay xe”.

S quyết định áp dụng những chiến lược kinh doanh mới thay vì cứ chạy theo cuộc chiến cắt máu như vậy. Trong đó, trọng tâm nổi bật của chiến lược bất ngờ lại là đặt giá sản phẩm cao hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh. Ví dụ như cùng 1 sản phẩm áo sơ mi trắng, trong khi mức giá trung bình trên các sàn TMĐT là từ 150 nghìn đến 300 nghìn, S lại bán với giá 400 nghìn – 500 nghìn. Tất nhiên, đi kèm với một chiến lược giá “ngược” như thế bắt buộc phải có 1 loạt các hoạt động đi kèm. 

Đầu tiên, S nghiên cứu kỹ các sản phẩm bán chạy. Lý do bán chạy, sự thay đổi giá của sản phẩm, ưu nhược điểm, các quà tặng khuyến mãi đi kèm,… đều được phân tích tỉ mỉ. Từ đó, doanh nghiệp tiến hàng R&D và nâng cao chất lượng so với những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Thông thường, sản phẩm sẽ được cải tiến về chất vải sao cho phù hợp với từng thời điểm, ví dụ mùa hè sẽ là chất cotton cao cấp thoáng mát và bền hơn; những chi tiết nhỏ như cúc áo cũng được lựa chọn nguyên liệu nổi bật (gỗ, kim loại,…) để tạo điểm nhấn. Đồng thời, các họa tiết trên trang phục cũng được thương hiệu thiết kế riêng nhằm thể hiện tính đặc trưng của thương hiệu.

Thứ hai, đẩy mạnh độ nhận diện thương hiệu trên đồng loạt các nền tảng. Qua phân tích số liệu từ Metric, S nhận thấy TikTok Shop đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành sàn TMĐT có doanh số cao thứ hai sau Shopee. Không bỏ lỡ thời cơ, doanh nghiệp lập tức tấn công thị trường này với việc thuê 1 loạt KOC quảng bá sản phẩm. Đó cũng là cách nhanh nhất để S chứng minh chất lượng trang phục của thương hiệu thực tế và rõ ràng nhất khi không có cửa hàng offline để trải nghiệm sản phẩm. 

Kết quả, chiến lược khác biệt đã giúp doanh nghiệp tăng trưởng được lợi nhuận khi tiết kiệm được ngân sách và biên lợi nhuận phải hi sinh khi đuổi theo cuộc cạnh tranh “giá rẻ”. 

Bí kíp để Nhà sản xuất ngành hàng Mẹ & Bé nhanh chóng tăng tốc thị phần cùng Đại lý

Thông thường, một nhà sản xuất sẽ chỉ biết được tình hình kinh doanh sản phẩm của thương hiệu thông qua những báo cáo được đại lý gửi lên. Tuy nhiên, để tăng tốc doanh số và tránh những rủi ro đáng tiếc, thương hiệu cần những số liệu chuyên sâu và “bí mật” hơn.

Tổng quan ngành hàng Chăm sóc sức khỏe Bé    

Thị trường ngành hàng chăm sóc bé chưa bao giờ ngừng sôi động bởi tâm lý sẵn sàng mua sắm và chăm sóc con hết mình của cha mẹ. Theo thống kê của Mondor Intelligence, quy mô thị trường toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 109,72 tỷ USD lên 146 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ CAGR trong giai đoạn này là 5,88%.

Trên thị trường sàn E-Commerce tại Việt Nam, ngành hàng này cũng mang về hơn 222 tỷ đồng trong quý I/2023 cho 4 sàn Thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki, Sendo; tăng tới 17% so với cùng kỳ năm 2022. 

Nhiều chuyên gia đánh giá, trong tương lai thị trường này vẫn sẽ phát triển nhanh và bền vững khi các bậc cha mẹ hiện nay ngày càng có tài chính ổn định, đồng thời sẵn sàng đầu tư cho con mình ngay từ giai đoạn đầu đời. Đặc biệt, với sự phát triển của Internet, các mạng xã hội và các phương tiện truyền thông, người tiêu dùng ngày càng có nhiều kiến thức về cách chăm sóc sức khỏe bé và nhu cầu về các sản phẩm liên quan cũng sẽ tăng.

Tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa với yêu cầu của các bậc phụ huynh về các sản phẩm cho con mình ngày một khắt khe hơn. Chính vì vậy, cuộc chơi dường như đang là sự cạnh tranh của các ông lớn đã có thương hiệu lâu đời. Với thị trường ngách liên quan đến sức khỏe trẻ em, chất lượng sản phẩm và độ uy tín của thương hiệu lại càng được đặt lên hàng đầu.  

3 bước phân tích doanh thu đại lý, Nhà sản xuất thu về tối đa lợi ích với nhà phân phối 

N – đối tác của Metric là nhà sản xuất trong ngành hàng chăm sóc sức khỏe bé. Ngoài sở hữu các cửa hàng chính thức cả trên thị trường Offline và nền tảng Online, N còn phân phối tới rất nhiều đại lý trên sàn Thương mại Điện tử Shopee, Lazada. 

Lúc này, Metric được N sử dụng để tiến hành phân tích chi tiết 3 chỉ số: Doanh số cụ thể của sản phẩm tại các đại lý và tỷ lệ phần trăm so với tổng doanh thu, Giá bán mà đại lý đặt ra cho sản phẩm, Các sản phẩm cùng phân khúc bán chạy. Thông thường, đây là những thông tin mà nhà sản xuất gần như không thể tiếp cận.

Đầu tiên, N xác định được doanh thu sản phẩm của mình theo từng mốc thời gian nhất định của mỗi nhà phân phối. Dựa vào số liệu được phân tích, doanh nghiệp sẽ đưa ra được chiến lược phù hợp theo từng thời điểm và theo thị trường. Ví dụ, các nhà phân phối tại sàn TMĐT Shopee luôn có mức tiêu thụ tốt hơn hẳn so với các nền tảng khác. Vì vậy, họ sẽ đẩy thêm các chương trình khuyến mại tới các đại lý tại đây, vừa nhanh chóng tăng trưởng doanh thu vừa có thể tăng độ nhận diện thương hiệu. 

Đồng thời, nhà sản xuất cũng có thể đo lường phần trăm doanh thu của sản phẩm so với doanh thu của toàn đại lý và các sản phẩm cùng ngành thuộc thương hiệu khác. Dữ liệu này giúp nhà phân phối biết được đại lý có đang tập trung bán sản phẩm của hãng không, từ cơ sở đó đặt lại KPIs và đưa ra những đàm phán phù hợp. Nếu doanh thu của thương hiệu quá thấp so với tổng doanh thu, nhà sản xuất có thể yêu cầu đại lý đẩy traffic về sản phẩm của mình hoặc thiết kế lại hình ảnh & nội dung để tiếp cận được nhiều người tiêu dùng hơn.

Thứ hai, thương hiệu có thể liên tục cập nhật sự thay đổi giá của đại lý đối với sản phẩm của mình, từ đó so sánh giá với cửa hàng chính thức tại cùng 1 thời điểm. Nếu xảy ra tình trạng bán phá giá tại các nhà phân phối, N sẽ vừa thất thoát doanh thu, vừa giảm uy tín trong lòng khách hàng. 

Cuối cùng, tìm kiếm các sản phẩm bán chạy nhất tại các đại lý. Từng thời điểm, từng thị trường sẽ có những nhóm sản phẩm ngách tiềm năng và N luôn cần cập nhật cho phòng R&D để ngay lập tức tiến hành sản xuất. 

Luôn phân tích, cập nhật số liệu trên nền tảng E-Commerce nói chung và phân tích đại lý hoạt động tại các sàn TMĐT nói riêng giúp N luôn:

  • Dễ dàng đàm phán với các nhà phân phối để thu về lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp
  • Nhanh chóng nghiên cứu ra các sản phẩm bán chạy để luôn dẫn đầu thị trường
  • Cập nhật mọi biến động giá từ đại lý để tránh những rủi ro không đáng có

Metric hy vọng những số liệu mà Metric cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp sẽ có những chiến lược chính xác, hiệu quả trong kinh doanh.

Thu về 1.42 triệu đô, Doanh nghiệp mỹ phẩm gây bão với sản phẩm son môi hot bậc nhất sàn Shopee

Chỉ với 3 bước nghiên cứu thị trường đơn giản, 1 doanh nghiệp đã thành công trở thành nhà phân phối chính thức của thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng Hàn Quốc, từ đó luôn nằm trong top 10 nhà bán doanh thu cao nhất sàn Shopee từ cuối năm 2021 đến nay.

Tổng quan thị trường ngành hàng phân phối mỹ phẩm

Làm đẹp & Chăm sóc cá nhân là ngành hàng được nhiều doanh nghiệp cả trong nước và quốc tế coi là mỏ vàng hấp dẫn bậc nhật hiện nay trên thị trường kinh doanh. Theo báo cáo của Statista, ngành hàng này tại Việt Nam dự kiến sẽ có mức độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 3,32% trong giai đoạn từ 2023 – 2027, trong đó doanh thu 2023 ước đạt 2,36 tỷ USD. 

Hiện nay, các thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài đang chiếm ưu thế so với thương hiệu nội địa. Tổng giá trị nhập khẩu các sản phẩm làm đẹp của Việt Nam đã lên tới con số 950 triệu USD. Các thương hiệu nội địa cạnh tranh miếng bánh còn lại, đa số ở phân khúc bình dân và giá rẻ. Ngoài ra, vẫn trong báo cáo của Statista, trung bình 1 phụ nữ trung lưu tại Việt Nam trong năm 2022 sẽ chi khoảng từ 450 nghìn – 500 nghìn hàng tháng cho việc chăm sóc da và trang điểm.

Báo cáo ngành hàng Làm đẹp 4 sàn Shopee – Lazada – Sendo – Tiki năm 2022

Trên nền tảng Ecommerce, Làm đẹp cũng là ngành có khả năng kiếm tiền tốt nhất khi mang về 16.500 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023, tăng trưởng đến 61% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng số nhà bán trên 5 sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam hiện nay là hơn 106 nghìn với 144 triệu sản phẩm đã bán. Trong đó, Chăm sóc da mặt, trang điểm, dụng cụ làm đẹp và nước hoa là 4 nhóm hàng có mức doanh thu cao nhất.

Nhận thấy tiềm năng tăng trưởng tích cực tại Việt Nam, nhiều thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng đã có những động thái tấn công thị trường như mở văn phòng đại diện, xây dựng hệ thống phân phối, đại lý,…

Từ 2021 đến 2022, số lượng cửa hàng mỹ phẩm tại Việt Nam đã tăng 40%, tập trung tại 2 đô thị lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nhiều đại diện của các cửa hàng mỹ phẩm chia sẻ họ gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý và vận hành.

Đầu tiên, Mỹ phẩm là mặt hàng đa dạng chủng loại, từ hàng nhập khẩu Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản,… tới các sản phẩm nội địa. Chính vì vậy, lựa chọn sản phẩm nào để đưa về phân phối không hề là một quyết định dễ dàng.

Thứ hai, thị trường đã xuất hiện nhiều chuỗi phân phối lớn với thương hiệu đã tạo dựng được niềm tin trong lòng khách hàng. Lúc này, gây dựng 1 cửa hàng mới sẽ tốn rất nhiều chi phí marketing mà chưa chắc đạt được hiệu quả.

Chiến lược đắt giá giúp doanh nghiệp luôn ứng trong top 10 nhà bán trên Shopee 

T – Đối tác của Metric đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng Làm đẹp & Chăm sóc cá nhân. Dù đã là chuỗi cửa hàng mỹ phẩm có nhiều chi nhánh khu vực phía Nam nhưng trước sự biến động của thị trường, T cũng luôn chuẩn bị sẵn kịch bản kinh doanh phù hợp trong từng thời điểm. Trong đó, số liệu từ các sàn Thương mại điện tử được giúp doanh nghiệp đàm phán được quyền phân phối chính thức 1 mẫu sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng, qua đó tiến vào top 10 nhà bán ngành Làm đẹp trên Shopee. 

Để thu hút khách hàng, trong gian hàng trên Shopee và các cửa hàng offline của T luôn có những mẫu sản phẩm phổ biến và sở hữu mức độ mua lại cao. Chính vì vậy, doanh nghiệp tập trung nhập những sản phẩm có doanh số khoảng trên 5 tỷ đồng 1 năm tại các sàn TMĐT. Lý giải cho điều này, đại diện doanh nghiệp cho biết 100 sản phẩm bán chạy nhất trên 4 sàn TMĐT Shopee, Lazada, Sendo, Tiki được thống kê bởi Metric luôn sở hữu doanh thu cao hơn mức này với số lượng sản phẩm bán vượt trội.

Và những insight thú vị?

Dựa trên số liệu bán thực tế, doanh nghiệp phát hiện ra trang điểm môi luôn được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Chính vì vậy, T đã ngay lập tức thuyết phục Z – thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng với dòng sản phẩm son môi rất được ưa chuộng tại Hàn Quốc gia nhập thị trường Việt Nam, đồng thời cho phép T được là nhà phân phối sản phẩm chính thức.

Tuy nhiên, với vị thế là thương hiệu nổi tiếng, Z đặt ra những tiêu chuẩn rất cao cho doanh nghiệp nếu muốn làm đại lý chính thức. T đã chứng minh cho Z thấy sự hiểu biết cặn kẽ về thị trường Việt Nam và tiềm năng thành công của thương vụ thông qua 3 chỉ số: dung lượng thị trường, loại son bán chạy và khoảng giá bán chạy. 

Son môi luôn là mặt hàng có mức độ tiêu thụ ổn định với khoảng 400.000 sản phẩm bán ra 1 tháng (số liệu cuối năm 2021) trên các sàn TMĐT. Về thương hiệu, đa số các sản phẩm son môi bán chạy đều đến từ Hàn Quốc. Điều đó cho thấy sự yêu thích của người tiêu dùng Việt Nam đối với mỹ phẩm của xứ sở kim chi.

Về chất liệu, son lì và son kem là 2 loại son được tiêu thụ nhanh nhất trên các sàn TMĐT. Đồng thời, mức giá phổ biến của những dòng sản phẩm này là từ 100.000 – 200.00 đồng.

Sản phẩm son môi bán chạy cuối năm 2021

Kết quả, với những năng lực được chứng minh, T đã trở thành đại lý phân phối chính thức nhóm sản phẩm son môi của thương hiệu mỹ phẩm đình đám Hàn Quốc. Tuy nhiên, đó mới chỉ là bước khởi đầu. Để chắc chắn thương vụ thành công, mang về doanh thu cho cả nhà phân phối và nhà sản xuất, T tiếp tục các bước nghiên cứu thị trường cặn kẽ trên Metric. Cụ thể, doanh nghiệp đã điều tra số liệu của các thương hiệu và shop bán chạy nhất, top 10 son môi bán chạy trong phân khúc giá 100.000 – 200.000, xu hướng màu sắc – chất liệu son mà người tiêu dùng ưa chuộng,… Những thông tin này giúp T tối ưu chi phí vận hành, cải thiện các chương trình marketing, gia tăng trải nghiệm mua hàng,…

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, ngay từ quý IV/2021 đến nay, doanh nghiệp luôn nằm trong top 10 nhà bán trên sàn TMĐT shopee, đồng thời phát triển được hệ thống cửa hàng offline của mình. Số liệu cũng luôn được T cập nhật, phân tích chi tiết và gửi thường xuyên tới thương hiệu Z để góp ý trong quá trình R&D sản phẩm. Nhờ vậy, chỉ tính riêng việc kinh doanh trên thị trường TMĐT, sản phẩm son Z đã cán mốc doanh số 1.42 triệu đô la từ khi ra mắt tại Việt Nam, tính tới quý I/2023. 

Thông qua case study của doanh nghiệp phân phối T với thương hiệu Z, dễ dàng nhận ra muốn thành công tại 1 đại dương hoàn toàn mới, nhà bán bắt buộc phải có sự chuẩn bị kỹ càng trong nghiên cứu thị trường, thấu hiểu người tiêu dùng và kênh bán,… để từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý.

ĐÁNH CHIẾM NỀN TẢNG ECOMMERCE THẦN TỐC NHỜ SẢN PHẨM KHÁC BIỆT SO VỚI THỊ TRƯỜNG

Trên sàn TMĐT, phụ kiện di động luôn là ngành hàng “ngách” có sự phát triển và tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, việc trở thành cá mập trong đại dương đỏ là không phải là điều dễ dàng giữa biển sản phẩm đa dạng chủng loại và nguồn gốc, đặc biệt cạnh tranh với các hãng giá rẻ từ Trung Quốc. Hãy cùng tìm nhanh bí kíp giúp 1 thương hiệu phụ kiện di động nội địa đánh chiếm thị trường hiệu quả.

Thị trường ngành hàng Phụ kiện điện thoại thu hút nhiều nhà bán trên nền tảng Ecommerce

Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng điện thoại thông minh, phụ kiện di động cũng đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho những nhà kinh doanh trên các nền tảng Ecommerce. 

Theo thống kê của Metric, 6 tháng đầu năm 2023, nhóm sản phẩm phụ kiện nằm trong ngành hàng Phụ kiện & Điện thoại đã mang về cho sàn TMĐT Shopee gần 1.343 tỷ đổng, tăng tới 41% so với cùng kỳ năm 2022. Đồng thời, số sản phẩm đã bán cũng tăng lên mức 35%, đạt gần 37 triệu sản phẩm tới tay khách hàng. Đây là những con số vô cùng tích cực khi nền kinh tế vẫn đang trải qua những biến động khó lường. 

3 nhóm hàng được tiêu thụ nhiều nhất là: vỏ bao, ốp lưng & miếng dán; cáp, sạc  & bộ chuyển đổi, sạc dự phòng & pin.  

Tuy nhiên, đây là nhóm sản phẩm vốn ít, nhỏ gọn, dễ dàng nhập khẩu hoặc gia công nên hàng giả, hàng nhái đã xuất hiện tràn lan trên thị trường. Thời gian gần đây, các cơ quan quản lý thị trường đã phát hiện và xử lý 1 số lượng lớn linh kiện, phụ kiện, thiết bị điện thoại di động không rõ nguồn gốc xuất xứ. Với những nhà sản xuất nội địa, thông tin này rõ ràng mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Đầu tiên, tình trạng bán phá giá chắc chắn xảy ra. Với nhiều nguồn nhập từ nước ngoài, nhà bán nhỏ lẻ có thể nhanh chóng đưa sản phẩm tới tay khách hàng mức giá rẻ và không mất quá nhiều chi phí cho quá trình R&D.

Thứ hai, nhiều sản phẩm giá rẻ sẽ có mức độ hoàn thiện và chất lượng không ổn định. Người tiêu dùng khi đó sẽ có sự đề phòng và lựa chọn mua những sản phẩm của thương hiệu đã có danh tiếng từ trước. Điều này sẽ gây khó khăn cho những doanh nghiệp mới muốn thâm nhập thị trường.    

Phương án tăng tốc thị phần của doanh nghiệp

V – đối tác của Metric là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phụ kiện di động (gồm cáp sạc, tai nghe không dây, sạc dự phòng,…). Dù mới hoạt động trong 1 thời gian ngắn, V đã có những bước phát triển thần tốc để trở thành 1 thương hiệu có tiếng trên thị trường. Trong đó, việc quyết định đẩy mạnh bán hàng trên các nền tảng Ecommerce sau khi bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid19 chính là bước chuyển biến được doanh nghiệp đánh giá là tích cực nhất. 

Là 1 nhà sản xuất đã có nhiều kinh nghiệm, V hiểu rằng TMĐT là 1 thị trường đầy tính cạnh tranh và nếu không có sự chuẩn bị đủ tốt, doanh nghiệp sẽ dễ dàng bị quên lãng trước hàng nghìn các nhà bán khác. Chính vì vậy, nghiên cứu thị trường và các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong cùng phân khúc được doanh nghiệp thực hiện kỹ càng, cẩn thận. 

Đầu tiên, V đo dung lượng thị trường của các nền  tảng  TMĐT hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Khác với nhiều thương hiệu cùng ngành khi bán hàng cùng lúc trên gần như tất cả các kênh, V chỉ chọn 2 sàn chính là Shopee và Tiktok Shop. Với Shopee, đây là sàn TMĐT có dung lượng thị trường lớn nhất và sở hữu lượng khách hàng cũng như sự tăng trưởng ổn định. TikTok Shop có mức độ phát triển chóng mặt, người tiêu dùng có độ tuổi trẻ – đối tượng khách hàng chính của thương hiệu, 

Thứ hai, thấu hiểu khách hàng đối với V chính là chìa khóa để thành công. Điều này được chứng minh rõ nhất qua cách doanh nghiệp tìm hiểu nhu cầu người mua trước khi R&D sản phẩm. Danh sách sản phẩm bán chạy trên tất cả các nền tảng TMĐT và phân khúc giá phổ biến với người tiêu dùng luôn được V cập nhật thường xuyên. Qua những nghiên cứu kỹ lưỡng, V nhận ra khách hàng sẽ luôn bị hấp dẫn với những sản phẩm có tính năng mới, tuy nhiên điều họ quyết định mua hàng lại dựa trên các tính năng hữu ích. 

Ví dụ, 1 chiếc sạc pin với thiết kế độc đáo đẹp mắt sẽ thu hút được ánh nhìn của khách hàng, nhưng cuối cùng họ sẽ chọn 1 chiếc có mức độ sạc nhanh, an toàn, nhẹ để dễ dàng mang đi. Doanh nghiệp luôn tìm cách cân bằng 2 yếu tố khi R&D sản phẩm và cố gắng có một mức giá tốt nhất dành cho người tiêu dùng. Nhờ có sự nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, V luôn là nhà bán có mức độ tiêu thụ sản phẩm và doanh thu hàng đầu trên thị trường TMĐT hiện nay. Những chiến lược này của V cũng hoàn toàn hiệu quả khi áp dụng với những ngành hàng khác. Metric hy vọng những số liệu mà Metric cung cấp sẽ giúp các doanh nghiệp có hướng đi phù hợp và hiệu quả nhất.

Metric Insights là chuỗi bài viết về những câu chuyện kinh doanh trên TMĐT thành công và tích cực từ chính khách hàng / đối tác mà chúng tôi có cơ hội được đồng hành. Trong các bài viết thuộc chuỗi Insights này, tên nhân vật và thương hiệu đã được thay đổi để đảm bảo danh tính và các bí mật kinh doanh của các đơn vị liên quan.
Trân trọng mời hợp tác & trao đổi qua: insight@metric.vn.

ĐIỀU TRA THỊ TRƯỜNG KỸ LƯỠNG, DOANH NGHIỆP CHĂN GA GỐI ĐỆM TIẾT KIỆM HƠN NỬA TỶ ĐỒNG

Không phải lúc nào các sàn Thương mại điện tử (TMĐT) cũng là mảnh đất màu mỡ dành cho các thương hiệu, đôi khi đó còn là cạm bẫy chôn vùi doanh thu và thậm chí cả vốn chủ sở hữu. 1 doanh nghiệp đã tiết kiệm được hơn nửa tỷ đồng ngân sách. Họ đã làm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.

Thị trường chăn ga gối đệm bùng nổ vào năm 2023

Bất chấp những biến động mạnh mẽ của nền kinh tế trong những năm gần đây, thị trường chăn ga gối đệm vẫn luôn giữ được mức tăng trưởng bền vững. Theo số liệu của Metric, đồ dùng phòng ngủ đã mang về hơn 1.300 tỷ đồng cho 4 sàn TMĐT (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo) – con số vô cùng tích cực nếu so sánh với nhiều nhóm sản phẩm khác cùng ngành hàng Nhà cửa – Đời sống.

Đồng thời, nhóm sản phẩm này luôn giữ được mức độ tăng trưởng tích cực trong cả năm, Bắt đầu phát triển từ đầu tháng 3, ngành hàng sẽ có những bước tiến ổn định và thông thường sẽ đạt đỉnh doanh thu vào cuối tháng 12.

Nhóm sản phẩm thuộc thị trường giấc ngủ có thể đứng ngoài sự biến động của thị trường bởi sở hữu 3 yếu tố sau:

Tệp khách hàng rộng lớn, trải dài ở mọi độ tuổi, giới tính, địa lý,….

Chất lượng đời sống được nâng cao, mọi người chú ý đến sức khỏe nhiều hơn, đặc biệt là sức khỏe giấc ngủ.

Chăn ga gối đệm là nhóm sản phẩm có độ mua lặp lại nhiều, thông thường sau khoảng 1 thời gian sẽ cần thay lại.

Tuy nhiên, trên nền tảng E-Commerce, những doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực này sẽ đối mặt với không ít vấn đề nan giải.  

Thị trường đang bị chiếm lĩnh bởi không ít các ông lớn có thương hiệu cùng tuổi đời lâu năm, đã và quen thuộc trong tâm trí của người dân Việt Nam.

Chăn ga gối đệm là nhóm sản phẩm khách hàng cần trải nghiệm thực tế như sờ, nằm thử,… rồi mới quyết định mua hàng.

Các sản phẩm, đặc biệt là đệm có kích thước lớn, cồng kềnh gây nhiều khó khăn trong việc vận chuyển, đồng thời chi phí vận chuyển cao.

Doanh nghiệp nệm đi chậm mà chắc, tiết kiệm hơn nửa tỷ đồng 

Đối mặt với khó khăn chung của ngành hàng, P – 1 nhà sản xuất đệm đã tận dụng những số liệu từ Metric để đưa ra những bước đi hợp lý hơn trên nền tảng TMĐT. 

Được thành lập từ đầu những năm 2000, P đã từng sản xuất và bán tại thị trường của Việt Nam. Tuy nhiên, để phù hợp tình hình doanh nghiệp tại thời điểm đó, thương hiệu quyết định chuyển hướng kinh doanh chủ yếu gia công cho Mỹ và Hàn Quốc. Điều này khiến P ở thời điểm hiện tại muốn kinh doanh tại Việt Nam phải giải quyết được 2 bài toán: 

Làm sao lấy được niềm tin từ khách hàng khi đã ngừng hoạt động trong nước quá lâu?

Làm sao để đảm bảo đầu ra đảm bảo đầu ra khi chi phí sản xuất không hề nhỏ?

Nhận thấy TMĐT đang là mảnh đất tiềm năng cho ngành hàng, P quyết định phân tích thị trường để xây dựng chiến lược kinh doanh. 3 yếu tố được nhãn hàng quan tâm gồm: Dung lượng ngành hàng trên các sàn TMĐT; Thị phần và doanh thu của các đối thủ cạnh tranh; Phân khúc giá, chất liệu và kích cỡ thông dụng của sản phẩm.

Như đã phân tích, thị trường chăn ga gối đệm luôn có mức tăng trưởng ấn tượng trên các nền tảng E-Commerce nhưng doanh thu chủ yếu lại đến từ 2 loại nhà bán chính: các thương hiệu lâu đời đã hằn sâu trong tâm trí khách hàng và những nhà nhập khẩu chăn ga gối đệm từ Trung Quốc. 

Để chen chân vào thị trường này không phải bài toán đơn giản. Sàn TMĐT Shopee có gần 12000 nhà bán nhưng hơn 16% doanh thu lại thuộc về 20 thương hiệu hàng đầu. Trong đó, các thương hiệu trải dài từ phân khúc cao cấp đến phân khúc bình dân với đa dạng khoảng giá để tiếp cận tới khách hàng mục tiêu.

Nhận thấy việc xây dựng thương hiệu sẽ phải bỏ ra nhiều ngân sách mà lại chưa chắc đạt được hiệu quả cao, doanh nghiệp quyết định chưa vội vàng mở gian hàng trên các sàn TMĐT. Thay vào đó, P thay đổi chiến lược kinh doanh sang tiếp cận những nhà bán có doanh số tốt, đàm bán để họ làm nhà phân phối chính thức. 

Phương án này giúp P không tốn các chi phí như mở và duy trì gian hàng, quảng cáo, làm thương hiệu, thuê nhân sự vận hành,… mà vẫn tiếp cận được nhanh chóng đến khách hàng mục tiêu. Đồng thời, vì tiết kiệm được ngân sách nên P có thể giảm giá sâu các sản phẩm để cạnh tranh với các đối thủ trực tiếp khác.

Cuối cùng, doanh nghiệp tìm hiểu các sản phẩm bán chạy nhất trên các sàn TMĐT, phân tích chất liệu, kích thước, khoảng giá,… thông dụng và thông qua đó nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng tại Việt Nam.

Kết quả, P đã tiết kiệm được hơn nửa tỷ đồng ngân sách mà vẫn đạt được mục tiêu trong giai đoạn đầu quay trở lại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên trong tương lai, TMĐT vẫn là 1 thị trường mà P tuyệt đối không thể bỏ qua. Luôn theo sát diễn biến thị trường TMĐT, cập nhật số liệu thường xuyên sẽ là giải pháp cho bài toán này.

Metric Insights là chuỗi bài viết về những câu chuyện kinh doanh trên TMĐT thành công và tích cực từ chính khách hàng / đối tác mà chúng tôi có cơ hội được đồng hành. Trong các bài viết thuộc chuỗi Insights này, tên nhân vật và thương hiệu đã được thay đổi để đảm bảo danh tính và các bí mật kinh doanh của các đơn vị liên quan.
Trân trọng mời hợp tác & trao đổi qua: insight@metric.vn.