Thu về 1.42 triệu đô, Doanh nghiệp mỹ phẩm gây bão với sản phẩm son môi hot bậc nhất sàn Shopee

Chỉ với 3 bước nghiên cứu thị trường đơn giản, 1 doanh nghiệp đã thành công trở thành nhà phân phối chính thức của thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng Hàn Quốc, từ đó luôn nằm trong top 10 nhà bán doanh thu cao nhất sàn Shopee từ cuối năm 2021 đến nay.

Tổng quan thị trường ngành hàng phân phối mỹ phẩm

Làm đẹp & Chăm sóc cá nhân là ngành hàng được nhiều doanh nghiệp cả trong nước và quốc tế coi là mỏ vàng hấp dẫn bậc nhật hiện nay trên thị trường kinh doanh. Theo báo cáo của Statista, ngành hàng này tại Việt Nam dự kiến sẽ có mức độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 3,32% trong giai đoạn từ 2023 – 2027, trong đó doanh thu 2023 ước đạt 2,36 tỷ USD. 

Hiện nay, các thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài đang chiếm ưu thế so với thương hiệu nội địa. Tổng giá trị nhập khẩu các sản phẩm làm đẹp của Việt Nam đã lên tới con số 950 triệu USD. Các thương hiệu nội địa cạnh tranh miếng bánh còn lại, đa số ở phân khúc bình dân và giá rẻ. Ngoài ra, vẫn trong báo cáo của Statista, trung bình 1 phụ nữ trung lưu tại Việt Nam trong năm 2022 sẽ chi khoảng từ 450 nghìn – 500 nghìn hàng tháng cho việc chăm sóc da và trang điểm.

Báo cáo ngành hàng Làm đẹp 4 sàn Shopee – Lazada – Sendo – Tiki năm 2022

Trên nền tảng Ecommerce, Làm đẹp cũng là ngành có khả năng kiếm tiền tốt nhất khi mang về 16.500 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023, tăng trưởng đến 61% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng số nhà bán trên 5 sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam hiện nay là hơn 106 nghìn với 144 triệu sản phẩm đã bán. Trong đó, Chăm sóc da mặt, trang điểm, dụng cụ làm đẹp và nước hoa là 4 nhóm hàng có mức doanh thu cao nhất.

Nhận thấy tiềm năng tăng trưởng tích cực tại Việt Nam, nhiều thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng đã có những động thái tấn công thị trường như mở văn phòng đại diện, xây dựng hệ thống phân phối, đại lý,…

Từ 2021 đến 2022, số lượng cửa hàng mỹ phẩm tại Việt Nam đã tăng 40%, tập trung tại 2 đô thị lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nhiều đại diện của các cửa hàng mỹ phẩm chia sẻ họ gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý và vận hành.

Đầu tiên, Mỹ phẩm là mặt hàng đa dạng chủng loại, từ hàng nhập khẩu Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản,… tới các sản phẩm nội địa. Chính vì vậy, lựa chọn sản phẩm nào để đưa về phân phối không hề là một quyết định dễ dàng.

Thứ hai, thị trường đã xuất hiện nhiều chuỗi phân phối lớn với thương hiệu đã tạo dựng được niềm tin trong lòng khách hàng. Lúc này, gây dựng 1 cửa hàng mới sẽ tốn rất nhiều chi phí marketing mà chưa chắc đạt được hiệu quả.

Chiến lược đắt giá giúp doanh nghiệp luôn ứng trong top 10 nhà bán trên Shopee 

T – Đối tác của Metric đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng Làm đẹp & Chăm sóc cá nhân. Dù đã là chuỗi cửa hàng mỹ phẩm có nhiều chi nhánh khu vực phía Nam nhưng trước sự biến động của thị trường, T cũng luôn chuẩn bị sẵn kịch bản kinh doanh phù hợp trong từng thời điểm. Trong đó, số liệu từ các sàn Thương mại điện tử được giúp doanh nghiệp đàm phán được quyền phân phối chính thức 1 mẫu sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng, qua đó tiến vào top 10 nhà bán ngành Làm đẹp trên Shopee. 

Để thu hút khách hàng, trong gian hàng trên Shopee và các cửa hàng offline của T luôn có những mẫu sản phẩm phổ biến và sở hữu mức độ mua lại cao. Chính vì vậy, doanh nghiệp tập trung nhập những sản phẩm có doanh số khoảng trên 5 tỷ đồng 1 năm tại các sàn TMĐT. Lý giải cho điều này, đại diện doanh nghiệp cho biết 100 sản phẩm bán chạy nhất trên 4 sàn TMĐT Shopee, Lazada, Sendo, Tiki được thống kê bởi Metric luôn sở hữu doanh thu cao hơn mức này với số lượng sản phẩm bán vượt trội.

Và những insight thú vị?

Dựa trên số liệu bán thực tế, doanh nghiệp phát hiện ra trang điểm môi luôn được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Chính vì vậy, T đã ngay lập tức thuyết phục Z – thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng với dòng sản phẩm son môi rất được ưa chuộng tại Hàn Quốc gia nhập thị trường Việt Nam, đồng thời cho phép T được là nhà phân phối sản phẩm chính thức.

Tuy nhiên, với vị thế là thương hiệu nổi tiếng, Z đặt ra những tiêu chuẩn rất cao cho doanh nghiệp nếu muốn làm đại lý chính thức. T đã chứng minh cho Z thấy sự hiểu biết cặn kẽ về thị trường Việt Nam và tiềm năng thành công của thương vụ thông qua 3 chỉ số: dung lượng thị trường, loại son bán chạy và khoảng giá bán chạy. 

Son môi luôn là mặt hàng có mức độ tiêu thụ ổn định với khoảng 400.000 sản phẩm bán ra 1 tháng (số liệu cuối năm 2021) trên các sàn TMĐT. Về thương hiệu, đa số các sản phẩm son môi bán chạy đều đến từ Hàn Quốc. Điều đó cho thấy sự yêu thích của người tiêu dùng Việt Nam đối với mỹ phẩm của xứ sở kim chi.

Về chất liệu, son lì và son kem là 2 loại son được tiêu thụ nhanh nhất trên các sàn TMĐT. Đồng thời, mức giá phổ biến của những dòng sản phẩm này là từ 100.000 – 200.00 đồng.

Sản phẩm son môi bán chạy cuối năm 2021

Kết quả, với những năng lực được chứng minh, T đã trở thành đại lý phân phối chính thức nhóm sản phẩm son môi của thương hiệu mỹ phẩm đình đám Hàn Quốc. Tuy nhiên, đó mới chỉ là bước khởi đầu. Để chắc chắn thương vụ thành công, mang về doanh thu cho cả nhà phân phối và nhà sản xuất, T tiếp tục các bước nghiên cứu thị trường cặn kẽ trên Metric. Cụ thể, doanh nghiệp đã điều tra số liệu của các thương hiệu và shop bán chạy nhất, top 10 son môi bán chạy trong phân khúc giá 100.000 – 200.000, xu hướng màu sắc – chất liệu son mà người tiêu dùng ưa chuộng,… Những thông tin này giúp T tối ưu chi phí vận hành, cải thiện các chương trình marketing, gia tăng trải nghiệm mua hàng,…

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, ngay từ quý IV/2021 đến nay, doanh nghiệp luôn nằm trong top 10 nhà bán trên sàn TMĐT shopee, đồng thời phát triển được hệ thống cửa hàng offline của mình. Số liệu cũng luôn được T cập nhật, phân tích chi tiết và gửi thường xuyên tới thương hiệu Z để góp ý trong quá trình R&D sản phẩm. Nhờ vậy, chỉ tính riêng việc kinh doanh trên thị trường TMĐT, sản phẩm son Z đã cán mốc doanh số 1.42 triệu đô la từ khi ra mắt tại Việt Nam, tính tới quý I/2023. 

Thông qua case study của doanh nghiệp phân phối T với thương hiệu Z, dễ dàng nhận ra muốn thành công tại 1 đại dương hoàn toàn mới, nhà bán bắt buộc phải có sự chuẩn bị kỹ càng trong nghiên cứu thị trường, thấu hiểu người tiêu dùng và kênh bán,… để từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý.