Metric

Danh mục liên quan tới nền tảng số liệu thị trường Metric

Bí kíp kinh doanh online cho người mới bắt đầu “cháy hàng” dịp cuối năm

kinh-doanh-online-cho-nguoi-moi-bat-dau

Dịp cuối năm là thời điểm vàng để các nhà bán online bứt phá, thu về lợi nhuận khủng. Thị trường sôi động, nhu cầu mua sắm tăng cao, là cơ hội tuyệt vời để bạn “cháy hàng” với những mặt hàng phù hợp xu hướng và tâm lý khách hàng. Đặc biệt, nếu bạn là người mới bắt đầu kinh doanh online và đang lo lắng về việc “ế ẩm” dịp cuối năm? Đừng lo! Với những mặt hàng phù hợp và chiến lược kinh doanh đúng đắn, bạn hoàn toàn có thể thu về lợi nhuận khả quan. Cùng Metric khám phá ngay bí kíp kinh doanh online cho người mới bắt đầu “cháy hàng” dịp cuối năm sau đây.

Xu hướng kinh doanh online dịp cuối năm

Nhu cầu mua sắm online dịp cuối năm tăng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng và thực phẩm. Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng hình thức mua sắm trực tuyến bởi sự tiện lợi, đa dạng lựa chọn và những ưu đãi hấp dẫn.

Và việc mua sắm online dịp cuối năm cũng được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố:

  • Sự tiện lợi: Mua sắm online giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian và công sức, không cần phải di chuyển đến các cửa hàng, đặc biệt là trong thời điểm cuối năm bận rộn.
  • Sự đa dạng: Các nền tảng thương mại điện tử cung cấp đa dạng các sản phẩm từ mọi ngành hàng, giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
  • Giá cả cạnh tranh: Các sàn thương mại điện tử thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá hấp dẫn, giúp người tiêu dùng mua sắm với giá tốt hơn so với mua hàng truyền thống.
  • Sự an toàn: Các sàn thương mại điện tử uy tín thường cung cấp dịch vụ thanh toán an toàn, nhanh chóng, bảo mật thông tin khách hàng, giúp người tiêu dùng yên tâm khi mua sắm.
  • Sự phổ biến: Việc sử dụng internet và điện thoại thông minh ngày càng phổ biến, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với các nền tảng thương mại điện tử và mua sắm online.

Ngoài những yếu tố trên, xu hướng mua sắm online dịp cuối năm còn được thúc đẩy bởi các chiến dịch marketing hiệu quả của các sàn thương mại điện tử, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, các hoạt động livestream bán hàng, và sự phổ biến của các nền tảng mạng xã hội.

“Theo số liệu thống kê từ Metric cho thấy doanh số trên 02 sàn bán lẻ trực tuyến là Shopee và Tik Tok Shop dịp cận Tết năm 2024 đã đạt 48,7 nghìn tỷ đồng, tăng 100% so với dịp tết năm 2023. Cũng trong dịp này, tổng số shop bán hàng trên các sàn này là 424,800 shop, tăng 28% so với năm 2023 và số lượng sản phẩm bán ra đạt 538,8 triệu sản phẩm, tăng 104% so với dịp Tết 2023. Điều này cho thấy sức mua của người tiêu dùng dịp cuối năm tăng cao, do đó mà người mới bắt đầu kinh doanh online hoàn toàn có thể tự tin khi tham gia thị trường bán lẻ trên sàn trực tuyến.”

bao-cao-hanh-vi-mua-sam-tet-2025

Đăng ký nhận thông tin chi tiết Báo cáo hành vi mua sắm Tết 2025 trên sàn TMĐT Shopee và TikTok Shop

Gợi ý mặt hàng kinh doanh online cho người mới bắt đầu “cháy hàng” dịp cuối năm 

“Chinh phục” mùa lễ hội với những món ngon “chuẩn vị”

Giữa tiết trời se lạnh dịp cuối năm, mọi người thường có xu hướng quây quần bên gia đình, thưởng thức những món ngon “chuẩn vị” cho mùa lễ hội? Nắm bắt tâm lý này, người bán mới tập tành kinh doanh online có thể lựa chọn những mặt hàng thuộc nhóm thực phẩm, đồ uống ví dụ như đồ ăn vặt, set giỏ quà tặng, món ăn truyền thống…

Các món ăn truyền thống được “cách tân” với hương vị mới lạ, kết hợp giữa ẩm thực truyền thống và hiện đại sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng. Ngoài ra, sự tiện lợi là yếu tố được ưu tiên, các món ăn chế biến sẵn, gói quà tặng ẩm thực, dịch vụ giao hàng tận nơi sẽ được ưa chuộng bởi nhịp sống bận rộn của người dân dịp cuối năm. 

kinh-doanh-online-cho-nguoi-moi-bat-dau (1)

>> Xem ngay: Báo cáo xu hướng mua các sản phẩm giỏ quà tặng Tết

“Ấm lòng” khách hàng bằng những bộ trang phục thu hút

Khi nhiệt độ giảm thấp vào dịp cuối năm, nhu cầu mua sắm trang phục làm ấm, bảo vệ cơ thể tăng mạnh. Đặc biệt, dịp cuối năm với nhiều sự kiện quan trọng là thời điểm người tiêu dùng thường có tâm lý mua sắm nhiều hơn. Họ muốn diện những bộ cánh mới, đẹp mắt, để chào đón năm mới và tham gia các hoạt động vui chơi, lễ hội như Giáng sinh, Tết dương lịch, Tết cổ truyền…

Để thu hút khách hàng, các nhà kinh doanh online cần cập nhật xu hướng mới nhất, chọn nguồn hàng chất lượng, tạo ra sự đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, size, màu sắc, tăng cường quảng bá và cung cấp dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, việc chú trọng đến yếu tố bền vững và thân thiện môi trường trong sản xuất và kinh doanh thời trang cũng là xu hướng được nhiều người quan tâm.

>>  Xem ngay: Báo cáo thị trường thời trang mùa đông

Làm mới không gian bếp dịp cuối năm với thiết bị gia dụng 

Cuối năm là thời điểm vàng để kinh doanh đồ dùng gia dụng, nhà bếp, khi nhu cầu mua sắm tăng cao. Nhu cầu thay mới, nâng cấp hoặc sắm sửa thêm cho gian bếp để phục vụ nhu cầu nấu nướng, tiếp đãi khách dịp Tết khiến các mặt hàng này trở nên “hot” hơn bao giờ hết. Xu hướng kinh doanh thiết bị gia dụng không chỉ dịp cuối năm và tương lai sẽ hướng đến sự thông minh, tiện lợi và thân thiện môi trường. Các sản phẩm có tính năng tự động hóa, kết nối thông minh, tiết kiệm năng lượng sẽ được ưa chuộng bởi tiện ích và hiệu quả sử dụng cao. 

Bên cạnh đó, thiết kế đẹp mắt, chất lượng cao, giá cả phù hợp cũng là những yếu tố quan trọng thu hút khách hàng. Các nhà bán hàng online cần cập nhật xu hướng mới nhất, chọn nguồn hàng uy tín và cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp để thu hút và giữ chân khách hàng trong mùa mua sắm cuối năm.

Sản phẩm gia dụng nhà bếp nào được người tiêu dùng quan tâm nhất?

Rạng ngời trong các buổi tiệc cuối năm và chào đón năm mới

Dịp cuối năm là thời điểm mua sắm sôi động, nhu cầu sử dụng mỹ phẩm cũng tăng cao. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm để chăm sóc da, trang điểm, tạo kiểu tóc, nước hoa,… tăng cao nhằm nâng cao nhan sắc, tự tin rạng ngời trong các buổi tiệc, lễ hội cuối năm. Mỹ phẩm cũng là món quà tặng phổ biến cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp,… với nhiều lựa chọn đa dạng từ các dòng sản phẩm chăm sóc da, trang điểm, nước hoa,…

Ngoài ra, vào dịp cuối năm, nhiều người có kế hoạch chuẩn bị cho các chuyến du lịch, nghỉ dưỡng, nên nhu cầu sử dụng các sản phẩm chống nắng, dưỡng ẩm, dưỡng da,… để bảo vệ làn da cũng tăng cao.

Những sản phẩm làm đẹp hiện đang được bán chạy nhất trên sàn thương mại điện tử

Tân trang nhà cửa với với đồ trang trí nội, ngoại thất

Cuối năm là thời điểm nhu cầu trang trí nhà cửa, văn phòng để tạo không khí vui tươi, rộn ràng chào đón năm mới may mắn và thịnh vượng. Do đó, nhu cầu trang trí nội, ngoại thất nhà cửa cũng tăng cao, tạo cơ hội kinh doanh online cho người mới bắt đầu. Xu hướng kinh doanh đồ trang trí nội thất, ngoại thất dịp cuối năm thường thiên về sự ấm cúng, sang trọng và độc đáo. Các sản phẩm được ưa chuộng là những sản phẩm mang phong cách tối giản, sử dụng chất liệu tự nhiên, họa tiết trang trí tinh tế, mang đến cảm giác ấm áp, gần gũi với thiên nhiên. 

Bên cạnh đó, các sản phẩm mang tính cá nhân hóa cũng được ưa chuộng bởi khách hàng muốn thể hiện cá tính riêng của mình. Vì vậy, để kinh doanh online thành công dịp cuối năm, nhà bán cần phải liên tục cập nhật xu hướng mới nhất, chọn nguồn hàng chất lượng, tạo ra sự đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để thu hút khách hàng.

Quà tặng ý nghĩa và độc đáo cho dịp lễ 

Dịp cuối năm là thời điểm lý tưởng để tặng quà cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp nhằm thể hiện sự quan tâm và bày tỏ cảm xúc. Bạn có thể kinh doanh online những món quà độc đáo, ý nghĩa như đồ trang trí Noel, quà tặng handmade, lẵng hoa tươi… Bên cạnh đó, các dịch vụ tư vấn, thiết kế quà tặng theo yêu cầu cũng thu hút được sự quan tâm của khách hàng.

Dịch vụ tiện ích “Gia tăng trải nghiệm” cho khách hàng

Ngoài những mặt hàng truyền thống, bạn có thể cung cấp dịch vụ tiện ích để phục vụ nhu cầu của khách hàng dịp cuối năm.

Dịch vụ giao hàng nhanh: Hỗ trợ khách hàng mua sắm online một cách thuận tiện nhất, đặc biệt là trong thời điểm nhu cầu mua sắm tăng cao.

Dịch vụ trang trí nhà cửa: Giúp khách hàng tạo không khí ấm áp, rộn ràng cho dịp lễ.

Dịch vụ đặt vé du lịch, vé máy bay: Hỗ trợ khách hàng lên kế hoạch cho những chuyến du lịch cuối năm.

Bí kíp kinh doanh online cho người mới bắt đầu dịp cuối năm

Cuối năm là thời điểm vàng để bắt đầu kinh doanh online, khi nhu cầu mua sắm tăng cao và người tiêu dùng háo hức chờ đón những ưu đãi hấp dẫn. Bí kíp cho người mới bắt đầu là chọn sản phẩm phù hợp, xây dựng cửa hàng online chuyên nghiệp, áp dụng chiến lược marketing hiệu quả, chăm sóc khách hàng chu đáo và luôn cập nhật, học hỏi.

Thứ nhất, lựa chọn sản phẩm phù hợp 

Đây là bước đầu tiên quan trọng kinh doanh online cho người mới bắ t đầu. Hãy nghiên cứu thị trường, tìm hiểu sản phẩm hot trend hiện nay, nhu cầu của khách hàng dịp cuối năm, đặc biệt là những mặt hàng phục vụ nhu cầu trang trí, quà tặng, ẩm thực,… 

Ưu tiên sản phẩm dễ bán, dễ vận chuyển, bảo quản, có thị trường tiêu thụ rộng, hoặc sản phẩm độc đáo, có điểm nhấn riêng biệt, thu hút sự chú ý của khách hàng.

kinh-doanh-online-cho-nguoi-moi-bat-dau (2)

Theo dõi ngay các sản phẩm hot trend trên các sàn TMĐT 

Thứ hai, xây dựng một gian hàng online chuyên nghiệp

Lựa chọn mô hình kinh doanh thương mại điện tử và nền tảng phù hợp với sản phẩm, khả năng của bạn (Shopee, Lazada, Tiki, website riêng,…) là điều cần thiết để thu hút khách hàng. Thiết kế gian hàng hấp dẫn, hình ảnh sản phẩm rõ nét, chất lượng cao, mô tả sản phẩm chi tiết, đầy đủ thông tin, thu hút khách hàng. Bên cạnh đó bạn cũng cần phải chú ý đến dịch vụ khách hàng chu đáo, phản hồi nhanh chóng, chuyên nghiệp, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng để mang lại trải nghiệm tích cực, tạo dựng lòng tin và sự hài lòng.

Thứ ba, áp dụng chiến lược marketing hiệu quả

Sử dụng các hình thức quảng cáo hiệu quả trên sàn thương mại điện tử, Facebook, Google, Youtube,… để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó, bạn cần phải tạo nội dung thu hút, chia sẻ kiến thức, mẹo vặt, review sản phẩm, thu hút khách hàng và tăng tương tác. Tổ chức các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giảm giá, tặng quà,… và tận dụng sức mạnh của livestream để giới thiệu sản phẩm, tương tác với khách hàng, tăng doanh thu.

Thứ tư, luôn cập nhật và học hỏi thực tế thị trường

Theo dõi xu hướng thị trường, nắm bắt nhu cầu của khách hàng sẽ giúp bạn đưa ra được chiến lược kinh doanh phù hợp. Ngoài ra, tham gia các khóa học online, cộng đồng kinh doanh online cũng là cách hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng kinh doanh.

>> Xem thêm: Cách nghiên cứu thị trường cho người mới bắt đầu

Kết luận

Dịp cuối năm, nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng cao, tạo nên một thị trường sôi động và đầy tiềm năng. Các cá nhân, nhà bán online cần nắm bắt xu hướng, nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo dựng lòng tin với khách hàng để gặt hái thành công trong mùa mua sắm cuối năm. Hy vọng với những chia sẻ của Metric về bí kíp kinh doanh online cho người mới bắt đầu “cháy hàng” dịp cuối năm trên đây sẽ hữu ích đối với bạn.

Ứng dụng phân tích dữ liệu lớn trong kinh doanh điển hình nhất

phan-tich-du-lieu-lon

Phân tích dữ liệu lớn (Big Data) là một xu hướng phát triển mạnh mẽ, mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp. Bằng cách tận dụng sức mạnh của dữ liệu, các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về thị trường, khách hàng, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và tạo ra giá trị cho khách hàng. Hãy cùng Metric tìm hiểu rõ hơn về phân tích dữ liệu lớn trong kinh doanh và ứng dụng trong thực tiễn hiện nay như thế nào qua bài viết dưới đây.

Phân tích dữ liệu lớn là gì?

Phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics) là quá trình thu thập, xử lý, phân tích khối lượng dữ liệu khổng lồ (Big Data) nhằm phát hiện ra những thông tin có giá trị, hữu ích, hỗ trợ việc đưa ra quyết định chính xác và hiệu quả hơn. Dữ liệu lớn có thể bao gồm nhiều loại khác nhau như dữ liệu khách hàng, dữ liệu hoạt động website, dữ liệu mạng xã hội, dữ liệu thị trường,…

Vai trò phân tích dữ liệu lớn trong kinh doanh của doanh nghiệp

Phân tích dữ liệu lớn đang thay đổi cách thức các doanh nghiệp vận hành và đưa ra quyết định, mang lại lợi ích to lớn cho nhiều khía cạnh kinh doanh.

Tiếp thị nhắm mục tiêu

Phân tích dữ liệu lớn giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng tiềm năng. Thông qua việc phân tích hành vi mua hàng, sở thích, mạng xã hội, doanh nghiệp có thể chia khách hàng thành các phân khúc cụ thể. Từ đó, các chiến dịch marketing được cá nhân hóa, nhắm mục tiêu chính xác đến từng nhóm khách hàng, tăng hiệu quả và tối ưu hóa chi phí. Ví dụ, một trang web thương mại điện tử có thể phân tích dữ liệu mua hàng của khách hàng để đưa ra các khuyến mãi và quảng cáo phù hợp với nhu cầu cá nhân của từng người.

Tối ưu hóa giá cả

Phân tích dữ liệu trong kinh doanh cho phép doanh nghiệp đưa ra mức giá phù hợp nhất cho từng sản phẩm/dịch vụ, dựa trên yếu tố cạnh tranh thị trường, nhu cầu khách hàng và chi phí sản xuất. Rất nhiều hãng hàng không hiện nay ứng dụng phân tích dữ liệu về giá vé máy bay, số lượng chỗ trống và nhu cầu thị trường để điều chỉnh giá vé linh hoạt, tối ưu hóa lợi nhuận.

Dự đoán nhu cầu

Dự đoán chính xác nhu cầu của khách hàng là chìa khóa để tối ưu hóa sản xuất, quản lý kho hàng và giảm thiểu lãng phí. Thông qua việc phân tích dữ liệu lịch sử, xu hướng thị trường, thời tiết, các sự kiện,… doanh nghiệp có thể dự đoán nhu cầu sản phẩm trong tương lai. Một nhà kinh doanh trên sàn thương mại điện tử có thể dự đoán lượng hàng hóa cần nhập kho dựa trên dữ liệu bán hàng của các mùa trước, dự báo thời tiết và các sự kiện sắp tới.

>> Xem thêm: Bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử từ con số 0 trong 7 bước

Nâng cao dịch vụ khách hàng

Phân tích dữ liệu lớn giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về trải nghiệm của khách hàng, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ. Thông qua phân tích phản hồi của khách hàng trên mạng xã hội, đánh giá, email,… doanh nghiệp có thể nhận diện các vấn đề thường gặp, đưa ra giải pháp cải thiện để từ đó cung cấp dịch vụ khách hàng hiệu quả hơn.

Phát hiện gian lận

Phân tích dữ liệu lớn giúp doanh nghiệp phát hiện và ngăn chặn các hoạt động gian lận, đảm bảo an ninh thông tin và tài chính. Đặc biệt các ngân hàng hiện nay đều đã sử dụng phân tích dữ liệu lớn để phát hiện các hoạt động giao dịch bất thường, từ đó ngăn chặn việc gian lận thanh toán.

Phân tích chuỗi cung ứng

Áp dụng phân tích dữ liệu lớn trong kinh doanh giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chuỗi cung ứng, từ việc quản lý hàng tồn kho, vận chuyển đến phân phối. Ví dụ, một công ty sản xuất có thể phân tích dữ liệu về chu kỳ sản xuất, nhu cầu thị trường và thời gian vận chuyển để tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả.

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Phân tích dữ liệu lớn giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu của thị trường, từ đó phát triển sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm hiện có phù hợp với thị hiếu của khách hàng.

Ứng dụng phân tích dữ liệu lớn trong các lĩnh vực

Phân tích dữ liệu lớn không chỉ ứng dụng trong kinh doanh mà còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác, tạo nên những thay đổi tích cực và tiến bộ đáng kể. Dưới đây là một số ví dụ:

Lĩnh vực Y tế

  • Phát hiện bệnh: Phân tích hình ảnh y tế như ảnh chụp X-quang, MRI, CT scan để hỗ trợ chẩn đoán bệnh chính xác hơn và nhanh chóng hơn.
  • Cá nhân hóa điều trị: Tùy chỉnh phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân dựa trên thông tin di truyền, lịch sử bệnh án, phản ứng thuốc,…
  • Nghiên cứu y học: Phân tích dữ liệu lâm sàng, dữ liệu nghiên cứu để phát triển thuốc mới, phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
  • Quản lý bệnh viện: Tối ưu hóa việc sử dụng giường bệnh, quản lý nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động của bệnh viện.

Lĩnh vực tài chính

  • Phát hiện gian lận: Phân tích dữ liệu giao dịch, hành vi người dùng để phát hiện các hoạt động bất thường, nghi ngờ gian lận, bảo vệ tài sản của khách hàng.
  • Quản lý rủi ro: Đánh giá rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, giúp các tổ chức tài chính đưa ra quyết định đầu tư, cho vay an toàn hơn.
  • Phân tích thị trường: Phân tích dữ liệu thị trường tài chính để đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả, tối ưu hóa lợi nhuận.

Lĩnh vực giáo dục

  • Cá nhân hóa học tập: Phân tích dữ liệu học tập, từ đó đưa ra kế hoạch phù hợp, giúp học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.
  • Đánh giá hiệu quả giảng dạy: Phân tích dữ liệu học tập, phản hồi của học sinh để đánh giá hiệu quả giảng dạy, cải thiện phương pháp giảng dạy.
  • Dự đoán kết quả học tập: Dự đoán kết quả học tập của học sinh, giúp giáo viên kịp thời hỗ trợ học sinh gặp khó khăn.

Lĩnh vực nông nghiệp

  • Tối ưu hóa canh tác: Phân tích dữ liệu khí hậu, đất đai, năng suất cây trồng để tối ưu hóa quá trình canh tác, tăng năng suất, giảm thiểu chi phí.
  • Phát hiện sâu bệnh: Phân tích dữ liệu ảnh, video để phát hiện sớm các dấu hiệu sâu bệnh hại cây trồng, giúp nông dân kịp thời xử lý, bảo vệ mùa màng.
  • Quản lý nguồn nước: Phân tích dữ liệu lượng mưa, độ ẩm đất để quản lý nguồn nước hiệu quả, tối ưu hóa việc tưới tiêu.

Lĩnh vực giao thông vận tải

  • Quản lý giao thông: Phân tích dữ liệu lưu lượng giao thông, tình trạng đường xá để tối ưu hóa hệ thống giao thông, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông.
  • Dự báo thời gian di chuyển: Dự đoán thời gian di chuyển chính xác hơn, giúp hành khách lên kế hoạch di chuyển hiệu quả.
  • Quản lý phương tiện: Quản lý xe buýt, taxi, vận chuyển hàng hóa hiệu quả hơn, tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực.

An ninh quốc gia

  • Phát hiện khủng bố: Phân tích dữ liệu thông tin, dữ liệu mạng để phát hiện các hoạt động nghi ngờ khủng bố, bảo vệ an ninh quốc gia.
  • Kiểm soát biên giới: Phân tích dữ liệu nhập cảnh, xuất cảnh để kiểm soát biên giới hiệu quả, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.
  • Phòng chống tội phạm: Phân tích dữ liệu tội phạm để xác định các khu vực nguy hiểm, phòng chống tội phạm hiệu quả hơn.

Môi trường

  • Theo dõi biến đổi khí hậu: Phân tích dữ liệu khí hậu, môi trường để theo dõi biến đổi khí hậu, dự báo các thảm họa thiên tai.
  • Quản lý chất lượng nước: Phân tích dữ liệu về chất lượng nước, ô nhiễm môi trường để kiểm soát ô nhiễm môi trường nước.
  • Bảo tồn động vật hoang dã: Phân tích dữ liệu về động vật hoang dã để bảo tồn các loài động vật quý hiếm, bảo vệ đa dạng sinh học.

Tóm lại, việc ứng dụng Big Data giúp giải quyết các vấn đề phức tạp, nâng cao hiệu quả hoạt động, đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và mang đến những tiến bộ đáng kể cho xã hội.

Ví dụ thực tiễn ứng dụng phân tích dữ liệu lớn trong kinh doanh

Amazon – Gã khổng lồ thương mại điện tử

Amazon thu thập và phân tích dữ liệu lớn từ lịch sử mua hàng, hành vi duyệt web, sở thích, đánh giá của người dùng để đưa ra các đề xuất sản phẩm phù hợp, cá nhân hóa trải nghiệm mua hàng. Điều này dẫn đến tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu đáng kể. Bên cạnh đó, Amazon dự đoán chính xác nhu cầu sản phẩm dựa trên dữ liệu lịch sử, xu hướng thị trường, giúp tối ưu hóa việc quản lý kho hàng, sản xuất và phân phối, giảm thiểu lãng phí và tăng hiệu quả hoạt động.

Không chỉ dừng lại ở việc cá nhân hóa trải nghiệm mua hàng, Amazon còn sử dụng Big Data để tối ưu hóa giá cả cho từng sản phẩm, dựa trên dữ liệu thị trường, nhu cầu khách hàng và chi phí sản xuất. Nhờ đó, Amazon đưa ra mức giá cạnh tranh, tối ưu hóa lợi nhuận và vẫn giữ chân khách hàng.

Walmart – Đế chế bán lẻ khổng lồ của Mỹ

Walmart được xem là đế chế bán lẻ khổng lồ của Mỹ, là một ví dụ điển hình cho thấy sức mạnh của Big Data trong việc tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Walmart thu thập và phân tích dữ liệu lớn từ hàng triệu giao dịch, hành vi mua hàng của khách hàng, dữ liệu kho hàng, dự báo thời tiết, tình hình giao thông,… Từ đó, họ phân tích và ứng dụng dữ liệu để đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả, tối ưu hóa mọi hoạt động, từ quản lý chuỗi cung ứng đến marketing, bán hàng.

Một trong những ứng dụng nổi bật của Big Data tại Walmart là dự đoán nhu cầu chính xác. Walmart phân tích dữ liệu lịch sử mua hàng, dự báo thời tiết, ngày lễ, xu hướng tiêu dùng để dự đoán nhu cầu sản phẩm trong tương lai, từ đó tối ưu hóa việc nhập hàng, quản lý kho hàng, giảm thiểu lãng phí và đảm bảo đủ hàng hóa đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh việc dự đoán nhu cầu, Walmart còn sử dụng Big Data để tối ưu hóa việc quản lý chuỗi cung ứng. Họ phân tích dữ liệu về thời gian vận chuyển, tình hình giao thông, nhu cầu của từng khu vực để điều chỉnh lượng hàng hóa, tuyến đường vận chuyển, giảm thiểu thời gian và chi phí logistics.

Ngoài ra, Walmart còn sử dụng Big Data để quản lý giá cả, đảm bảo cạnh tranh. Họ phân tích dữ liệu về giá cả của đối thủ cạnh tranh, nhu cầu thị trường để điều chỉnh giá cả phù hợp, tối ưu hóa lợi nhuận và giữ chân khách hàng.

Việc ứng dụng Big Data giúp Walmart tối ưu hóa mọi hoạt động kinh doanh, từ dự đoán nhu cầu, quản lý chuỗi cung ứng, marketing đến quản lý giá cả, tạo ra lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động và mang đến trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng.

Viettel – Tập đoàn viễn thông hàng đầu Việt Nam

Tận dụng sức mạnh của Big Data để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và tạo ra những dịch vụ mới, phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng. Viettel thu thập dữ liệu khổng lồ từ các hoạt động của khách hàng trên mạng lưới viễn thông, bao gồm: lịch sử cuộc gọi, sử dụng data, nhắn tin, truy cập internet, sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng,… Từ đó, họ phân tích dữ liệu để đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả, nâng cao trải nghiệm khách hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Một trong những ứng dụng nổi bật của Big Data tại Viettel là phân tích hành vi người dùng. Viettel sử dụng dữ liệu về lịch sử cuộc gọi, sử dụng data, nhắn tin của khách hàng để hiểu rõ hơn về nhu cầu, sở thích, hành vi sử dụng dịch vụ của từng nhóm khách hàng. Từ đó, họ đưa ra các gói cước, khuyến mãi phù hợp, thu hút và giữ chân khách hàng hiệu quả hơn. 

Bên cạnh việc cá nhân hóa dịch vụ, Viettel còn sử dụng Big Data để tối ưu hóa việc quản lý mạng lưới. Họ phân tích dữ liệu về lưu lượng truy cập, tình trạng mạng lưới, điểm nóng để nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiểu lỗi mạng, đảm bảo sự ổn định cho mạng lưới viễn thông.

Ngoài ra, Viettel còn sử dụng Big Data để phát hiện và ngăn chặn các hoạt động gian lận, bảo vệ an ninh mạng. Họ phân tích dữ liệu về các cuộc gọi bất thường, sử dụng data bất hợp pháp, từ đó phát hiện và xử lý các trường hợp gian lận, bảo vệ quyền lợi của khách hàng và đảm bảo an ninh mạng lưới.

Metric.vn – Nền tảng phân tích dữ liệu Ecommerce dựa trên Big Data

Metric là nền tảng phân tích dữ liệu thương mại điện tử đầu tiên tại Việt Nam dựa trên Big Data, đã chứng minh sức mạnh của dữ liệu trong việc giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và đưa ra các chiến lược hiệu quả. Metric thu thập dữ liệu khổng lồ từ các sàn thương mại điện tử lớn (Shopee, Tiki, Lazada, Tik Tok Shop,…) bao gồm: hành vi người dùng, lịch sử mua hàng, dữ liệu sản phẩm, dữ liệu thị trường, đối thủ cạnh tranh… Từ đó, Metric phân tích và cung cấp cho các doanh nghiệp những thông tin chi tiết, giúp họ hiểu rõ hơn về khách hàng, thị trường, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp và tối ưu hóa hoạt động.

Metric cũng cung cấp cho các doanh nghiệp những báo cáo nghiên cứu thị trường chi tiết, giúp họ hiểu rõ hơn về đối thủ cạnh tranh, xu hướng tiêu dùng, từ đó đưa ra quyết định kinh doanh nhanh chóng gấp 5 lần. Doanh nghiệp có thể so sánh hiệu quả sản phẩm, giá bán, dịch vụ của mình với đối thủ cạnh tranh, đưa ra các đề xuất sản phẩm phù hợp, tối ưu hóa chiến lược marketing và tăng tỷ lệ chuyển đổi, tạo lợi thế cạnh tranh.

Với những ứng dụng đa dạng và hiệu quả, Metric trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho hơn 1000 thương hiệu và nhà bán thương mại điện tử, giúp họ đưa ra các quyết định kinh doanh dựa trên dữ liệu, tối ưu hóa hoạt động, tăng hiệu quả và tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Có thể thấy, phân tích dữ liệu lớn giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu, tối ưu hóa lợi nhuận và tạo ra giá trị cho khách hàng. Việc ứng dụng Big Data đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới, giúp doanh nghiệp thích nghi với sự thay đổi của thị trường, cạnh tranh hiệu quả hơn và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Nên bắt đầu mô hình kinh doanh thương mại điện tử nào?

mo-hinh-thuong-mai-dien-tu

Làm thế nào để hoạt động kinh doanh thương mại điện tử bền vững và đảm bảo lợi thế cạnh tranh? Tất cả bắt đầu từ việc lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp để theo đuổi. Hãy cùng Metric tìm hiểu chi tiết về các mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến và hái ra tiền hiện nay tại Việt Nam để bạn có thể đưa ra quyết định bắt đầu kinh doanh tốt nhất ngay từ đầu.

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử là gì?

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử (E-commerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến cho phép các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện các giao dịch thương mại thông qua mạng Internet. Thay vì bán hàng trực tiếp tại cửa hàng truyền thống, các doanh nghiệp e-commerce sử dụng website, ứng dụng di động hoặc mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, tiếp thị và bán hàng. Khách hàng có thể mua sắm bất cứ lúc nào và người bán cũng nhanh chóng hỗ trợ giải quyết vấn đề, phản hồi. Đây là một điểm mạnh của e-commerce mà các hệ thống cửa hàng truyền thống không thể làm được.

Dưới đây là ký hiệu và tên gọi rút ngắn của các mô hình thương mại điện tử tại Việt Nam:

  • B: Business – Doanh Nghiệp
  • 2: To
  • E: Employee – Nhân Viên
  • G: Government – Chính phủ
  • C: Consumer – Khách hàng
  • C: Citizen – Công dân

Và tên gọi các mô hình thương mại điện tử như sau:

  • B2B: Business to Business – Doanh nghiệp với Doanh nghiệp
  • B2C: Business to Consumer – Doanh nghiệp với Khách hàng
  • B2E: Business to Employee – Doanh nghiệp với Nhân viên
  • B2G: Business to Government – Doanh nghiệp với Chính phủ
  • G2B: Government to Business – Chính phủ với Doanh Nghiệp
  • G2G: Government to Government – Chính phủ với Chính phủ
  • G2C: Government to Citizen – Chính phủ với Công dân
  • C2C: Consumer to Consumer – Khách hàng với Khách hàng
  • C2B: Consumer to Business – Khách hàng với doanh nghiệp
  • C2G: Citizen to Government – Công dân với Chính phủ 

>> Download nhận ngay các báo cáo thị trường hot nhất hiện nay

Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến nhất

Dưới đây là thông tin chi tiết về 4 mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay:

B2C – Doanh nghiệp tới người tiêu dùng

Mô hình kinh doanh doanh B2C (Business-to-Customer) đề cập đến hoạt động kinh doanh trực tiếp từ doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng cá nhân. Các doanh nghiệp xây dựng và quản lý các trang thương mại điện tử, mobile app hoặc nền tảng trực tuyến khác để bán hàng trực tiếp cho các khách hàng cá nhân. 

Người dùng có thể truy cập vào các trang web hoặc ứng dụng này để tìm kiếm và mua các sản phẩm/dịch vụ theo sự quan tâm, nhu cầu và sở thích. Việc thực hiện mua hàng và các thao tác thanh toán trực tuyến nhanh chóng, sản phẩm được giao tới tận nơi giúp khách hàng tiết kiệm thời gian đi lại.

Các doanh nghiệp B2C có thể bán sản phẩm của riêng mình – một hình thức được gọi là bán trực tiếp tới người tiêu dùng (D2C) hoặc có thể bán sản phẩm từ các thương hiệu khác.

Thế giới di động, Điện máy xanh hay các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam như Shopee, Tiki, Lazada, Tik Tok Shop là những ví dụ điển hình về doanh nghiệp B2C. Họ bán lại sản phẩm của các thương hiệu khác thông qua các trang web thương mại điện tử.

H&M, Adidas là những doanh nghiệp sử dụng mô hình thương mại điện tử B2C và sử dụng mô hình D2C, họ bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng.

Đặc điểm của các mô hình thương mại điện tử B2C:

  • Chu kỳ bán hàng ngắn (thời gian cần thiết để thu hút khách hàng tiềm năng và hoàn tất giao dịch mua) 
  • Khối lượng giao dịch cao
  • Giá trị giao dịch trung bình thấp

B2B – Doanh nghiệp tới doanh nghiệp

Thay vì bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, các mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2B tập trung chủ yếu vào việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho các doanh nghiệp khác. 

Ví dụ: Công cụ Metric là một nền tảng phân tích dữ liệu e-commerce của doanh nghiệp thương mại điện tử B2B. Nhiều người dùng của Metric là chủ doanh nghiệp, công ty tiếp thị và người làm nghề tự do (tức là các doanh nghiệp siêu nhỏ). 

So với giao dịch mua hàng B2C, giao dịch B2B thường bao gồm:

  • Quy mô giao dịch lớn: Các giao dịch trong mô hình B2B thường có quy mô lớn hơn so với B2C. Doanh nghiệp B2B bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho các doanh nghiệp khác với số lượng lớn, dẫn đến giá trị giao dịch cao hơn.
  • Chu kỳ bán hàng dài hơn: Quá trình mua hàng trong B2B thường phức tạp hơn B2C. Nó có thể bao gồm nhiều người đưa ra quyết định, các vòng đấu thầu, đàm phán và hợp đồng chi tiết.
  • Mối quan hệ lâu dài và bền vững: B2B thường tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ lâu dài, bền vững với khách hàng là các doanh nghiệp. Điều này cần sự tin tưởng, hợp tác chặt chẽ và cam kết lâu dài từ cả hai bên.

C2C – Khách hàng với khách hàng

Mô hình thương mại điện tử C2C (Consumer to Consumer) tập trung vào việc kết nối trực tiếp giữa người tiêu dùng với nhau, bỏ qua các khâu trung gian như nhà sản xuất, nhà bán lẻ, đại lý… Đây được xem là mô hình kinh doanh thương mại điện tử có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng nhất. Hình thái hoạt động của mô hình này là các sàn thương mại điện tử trực tuyến với hình thức bán đấu giá, rao vặt,… Tại đây, người tiêu dùng có thể trao đổi sản phẩm, mua và bán hàng hóa hoặc dịch vụ một cách thuận tiện.

Mô hình kinh doanh C2C mang lại sự linh hoạt và tiện lợi cho khách hàng, giúp họ tiếp cận trực tiếp với các sản phẩm và giao dịch trực tiếp với tất cả mọi người trong cộng đồng mua sắm online.

Ví dụ phổ biến của mô hình C2C hiện nay:

  • Chợ tốt, Chotot: Nền tảng rao bán hàng hóa cũ, đồ dùng cá nhân.
  • Facebook Marketplace: Nền tảng rao bán hàng hóa trên mạng xã hội Facebook.

C2B – Khách hàng với doanh nghiệp

Sự phát triển của nền kinh tế sáng tạo dẫn đến sự gia tăng đột biến của mô hình kinh doanh C2B (Consumer to Business). Mô hình này đề cập đến việc người tiêu dùng bán sản phẩm hoặc dịch vụ của chính họ cho một doanh nghiệp, tổ chức.

Người tiêu dùng có vai trò tạo ra giá trị và cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho các doanh nghiệp – là bên tiêu thụ các giá trị đó. Ví dụ: Một cá nhân bán hình ảnh cho một tờ báo được xem là đang thực hiện giao dịch C2B. 

Đôi khi, doanh nghiệp mua hàng hóa của người tiêu dùng sau đó sẽ bán lại chúng. Hãy lấy Shutterstock làm ví dụ. Thư viện hình ảnh của Shutterstock được mua nội dung từ những người đóng góp (người tiêu dùng) để bán cho những người dùng khác (thường là doanh nghiệp).

Hiện nay, mô hình C2B thường xuất hiện trong các ngành công nghệ thông tin và sáng tạo. Người tiêu dùng sẽ tạo ra phần mềm, ấn phẩm truyền thông sau đó cung cấp cho các doanh nghiệp.

Cách lựa chọn mô hình kinh doanh thương mại điện phù hợp

Để lựa chọn mô hình kinh doanh thương mại điện tử phù hợp và mang lại hiệu quả, một số yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm được như: mục tiêu kinh doanh, thị trường, khách hàng mục tiêu, thế mạnh, kênh bán hàng phù hợp… Cùng tìm hiểu chi tiết cách lựa chọn mô hình kinh doanh thương mại điện phù hợp sau đây:

Xác định mục tiêu kinh doanh

Đầu tiên, hãy đặt câu hỏi về mục tiêu kinh doanh hướng đến. Bạn muốn bán sản phẩm gì? Sản phẩm vật lý, dịch vụ kỹ thuật số, hay cả hai? Bạn muốn hướng đến đối tượng khách hàng như thế nào? Mong muốn đạt được doanh thu bao nhiêu mỗi tháng/năm? Và quan trọng nhất, lợi nhuận mong muốn là bao nhiêu?

Nghiên cứu thị trường, khách hàng mục tiêu

Phân tích đối thủ cạnh tranh xem họ đang làm gì tốt, điểm yếu là gì? Thị trường mục tiêu của bạn đang sử dụng những kênh thương mại điện tử nào? Họ có nhu cầu gì? Phân tích chi tiết những thông tin này sẽ giúp bạn xác định được vị trí của mình trên thị trường và từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu và nắm bắt rõ ràng về đặc điểm, nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu. Xác định độ tuổi, giới tính, khu vực địa lý, sở thích và thu nhập của khách hàng giúp xây dựng một mô hình kinh doanh phù hợp. 

Ví dụ, nếu khách hàng mục tiêu là những bạn trẻ, sành điệu, yêu thích công nghệ và thích mua sắm online, bạn có thể lựa chọn mô hình B2C.

Hiểu rõ thế mạnh doanh nghiệp

Sau khi hiểu rõ mục tiêu và thị trường, bạn cần xem xét nguồn lực của mình. Bạn có bao nhiêu vốn để đầu tư vào website, marketing, kho hàng, vận chuyển? Bạn có đội ngũ nhân viên đủ năng lực để vận hành website, xử lý đơn hàng, chăm sóc khách hàng? Bạn có khả năng sử dụng các công cụ kỹ thuật số để xây dựng website, quản lý đơn hàng, tiếp thị sản phẩm…?

Ví dụ như nếu có số vốn ít, kinh doanh nhỏ bạn có thể chọn mô hình C2C, B2C.

Lựa chọn kênh bán hàng phù hợp

Hiện nay, có nhiều kênh bán hàng thương mại điện tử khác nhau như cửa hàng trực tuyến, tiếp thị liên kết, mạng xã hội và quảng cáo trực tuyến,… Tùy thuộc vào quy mô, ngân sách và mục tiêu của doanh nghiệp để lựa chọn kênh bán hàng sao cho phù hợp nhất. 

Dựa vào những yếu tố trên, doanh nghiệp của bạn có thể bắt đầu lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Bạn muốn bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng (B2C) như Tiki, Shopee, Lazada, hay bán hàng cho các doanh nghiệp (B2B)? Bạn muốn người tiêu dùng bán hàng cho nhau (C2C) như Sendo, chợ online, hay muốn trở thành nhà phân phối trực tuyến (dropshipping), hoặc kiếm tiền bằng cách giới thiệu sản phẩm của người khác (affiliate marketing)?

Mẹo kinh doanh trên sàn thương mại điện tử B2C và D2C

Bạn đang muốn nâng tầm hoạt động kinh doanh trên sàn thương mại điện tử bán lẻ, tăng trưởng doanh thu hoặc muốn bắt đầu kinh doanh trên sàn? Công cụ phân tích dữ liệu thương mại điện tử Metric chính là giải pháp bạn cần để khởi chạy dự án! 

Công cụ phân tích dữ liệu Big Data cung cấp cái nhìn toàn diện về mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh, từ hiệu quả sản phẩm, chiến lược giá đến hành vi khách hàng, giúp bạn đưa ra quyết định kinh doanh thông minh, tối đa hóa lợi nhuận.

Với nền tảng Metric, bạn sẽ không còn phải loay hoay với lượng dữ liệu khổng lồ, khó hiểu. Hệ thống phân tích thông minh sẽ tự động xử lý, tổng hợp và trực quan hóa dữ liệu, mang đến những báo cáo chi tiết, dễ hiểu, giúp bạn nắm bắt tình hình kinh doanh một cách nhanh chóng và chính xác.

Metric cung cấp các tính năng vượt trội, bao gồm:

  • Phân tích hiệu suất sản phẩm: Xác định sản phẩm bán chạy, sản phẩm có hiệu suất thấp, sản phẩm tiềm năng, giúp bạn tập trung nguồn lực vào những sản phẩm hiệu quả nhất.
  • Phân tích hành vi khách hàng: Hiểu rõ nhu cầu, sở thích và hành vi mua sắm của khách hàng, giúp bạn đưa ra chiến lược tiếp thị hiệu quả và cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm cho từng khách hàng.
  • Phân tích hiệu quả chiến dịch marketing: Đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing, tăng cường hiệu quả tiếp cận khách hàng tiềm năng.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh: Theo dõi hoạt động của đối thủ cạnh tranh, nắm bắt xu hướng thị trường và đưa ra chiến lược cạnh tranh hiệu quả.

Lựa chọn mô hình kinh doanh thương mại điện tử phù hợp với bạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng và lựa chọn mô hình phù hợp nhất với nguồn lực, kinh nghiệm và mục tiêu của bạn. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp lựa chọn mô hình kinh doanh thương mại điện tử phù hợp, kinh doanh thuận lợi.

Bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử từ con số 0 chỉ trong 7 bước

kinh-doanh-thuong-mai-dien-tu

Với xu hướng mua sắm online đang ngày càng phổ biến, ngành kinh doanh thương mại điện tử (ecommerce business) cũng trở nên “hot” hơn bao giờ hết. Trên thực tế, số lượng website thương mại điện tử đã tăng từ 9,2 triệu lên 26,5 triệu trong giai đoạn 2019-2023. Điều này cho thấy tiềm năng và nhu cầu kinh doanh ngành ecommerce ngày càng tăng. 

Và nếu bạn đang tìm cách kiếm tiền trực tuyến từ con số 0 thì kinh doanh thương mại điện tử có thể là lựa chọn hấp dẫn. Hãy cùng Metric tìm hiểu chi tiết hơn về cách bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử từ con số 0 chỉ trong 7 bước qua bài viết dưới đây.

Kinh doanh thương mại điện tử là gì?

Trước khi đi sâu vào cách bắt đầu và điều hành việc kinh doanh thương mại điện tử, hãy cùng Metric định nghĩa thương mại điện tử thực sự là gì? Thương mại điện tử đề cập đến việc mua và bán sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến. Một trang thương mại điện tử hoạt động như một cửa hàng ảo và cho phép khách hàng tìm mua những gì họ muốn từ các thiết bị thông minh có kết nối internet. Doanh nghiệp có thể kết hợp các địa điểm kinh doanh vật lý gắn liền với các website thương mại điện tử hoặc chỉ hoạt động theo cách trực tuyến tùy thuộc vào từng lĩnh vực, sản phẩm dịch vụ kinh doanh.

Kinh doanh thương mại điện tử là việc tạo ra doanh thu từ việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến. Ví dụ, một công ty thương mại điện tử có thể bán phần mềm phân tích dữ liệu, thời trang, đồ gia dụng hoặc dịch vụ thiết kế web. Bạn có thể điều hành doanh nghiệp thương mại điện tử từ một trang web duy nhất hoặc thông qua nhiều kênh trực tuyến như phương tiện truyền thông xã hội (social media) và email.

Một chiến lược thương mại điện tử thành công có thể cho phép các doanh nhân tiếp cận đối tượng rộng hơn, toàn cầu với chi phí tối ưu vì bạn không bị giới hạn trong tệp khách hàng địa phương.

Tại sao nên khởi nghiệp kinh doanh thương mại điện tử?

Khởi nghiệp kinh doanh thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến và thu hút nhiều người tham gia. Dưới đây là một số lý do chính tại sao bạn nên cân nhắc việc kinh doanh thương mại điện tử:

Khả năng tiếp cận toàn cầu

Thương mại điện tử có được sự tăng trưởng nhanh chóng một phần là nhờ vào khả năng tiếp cận khách hàng. Bạn không phải giới hạn cơ sở khách hàng của mình tại nơi đang ở. Cho dù ở bất kỳ không gian và khu vực địa lý nào, bạn vẫn có thể tiếp cận khách hàng. Bạn có thể sử dụng nhiều tùy chọn tiếp thị và quảng cáo kỹ thuật số như quảng cáo theo giá mỗi lần nhấp (CPC) để tiếp cận nhiều nhóm khách hàng mới đa dạng. Điều này có thể dẫn đến lợi nhuận cao hơn và thành công hơn.

Hơn nữa, cửa hàng kinh doanh trực tuyến hoạt động 24/7 mà không cần phải giám sát hoặc nhân viên như một cửa hàng vật lý. Khách hàng có thể duyệt qua nhiều lựa chọn ưu đãi từ bất kỳ nơi nào có kết nối internet và đặt mua chỉ bằng vài cú nhấp chuột. 

Mở rộng quy mô nhanh chóng, dễ dàng

Việc phát triển một doanh nghiệp với các cửa hàng vật lý khó khăn hơn nhiều so với một doanh nghiệp hoạt động trực tuyến. Nếu đi theo con đường thương mại điện tử, trang web và cửa hàng của bạn có thể phát triển mở rộng khi doanh nghiệp của bạn phát triển. Bạn sẽ không phải mở và quản lý nhiều địa điểm thực tế hơn.

Truy cập trực tiếp tới khách hàng

Kinh doanh thương mại điện tử cung cấp cho doanh nghiệp khả năng tiếp cận trực tiếp đến người tiêu dùng cùng với khả năng xây dựng mối quan hệ thân thiết và giành được lòng trung thành của khách hàng. Bạn có thể điều chỉnh hình ảnh thương hiệu và chiến dịch tiếp thị của mình để phù hợp với mong muốn và nhu cầu của khách hàng cho đến các ưu đãi đặc biệt và khuyến mãi sản phẩm được cá nhân hóa.

Tính linh hoạt cho khách hàng

Khách hàng bận rộn và không có thời gian hay mong muốn đến cửa hàng mua những gì họ cần. Nếu bạn có thể phục vụ khách hàng thông qua các trang thương mại điện tử, họ sẽ có thể mua hàng bất cứ khi nào họ muốn, ngay tại nhà, văn phòng hoặc bất cứ nơi nào có kết nối internet. Tính linh hoạt có thể khiến khách hàng hài lòng, quay lại cửa hàng của bạn và giới thiệu đến những người xung quanh khác.

Chi phí hoạt động tương đối thấp

Việc tạo và duy trì một trang web có thể ít tốn kém hơn so với việc điều hành một cửa hàng truyền thống. Bạn có thể bắt đầu một kênh kinh doanh trực tuyến mà không cần thuê không gian bán lẻ, thuê một nhóm nhân viên hoặc có một nhà kho lớn. Được hưởng lợi từ chi phí thấp khi bạn không cần phải trả tiền thuê nhà hoặc lo lắng về việc bảo trì tòa nhà.

Truy cập vào dữ liệu khách hàng

Kinh doanh thương mại điện tử cho phép bạn thu thập dữ liệu khách hàng có giá trị. Bạn sẽ có được thông tin chi tiết về thói quen mua sắm và nhân khẩu học của khách hàng. Từ những dữ liệu này sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro tồn kho thiếu hoặc thừa sản phẩm cũng như điều chỉnh các chương trình tiếp thị cá nhân hóa tới từng nhóm khách hàng.

Tiến bộ trong công nghệ

Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp, bao gồm các nhà cung cấp phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS), liên tục đổi mới và tìm ra những cách mới để cải thiện trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng đóng vai trò hỗ trợ các nhiệm vụ từ quản lý mức tồn kho và lưu trữ đến giao hàng và trả hàng. Khách hàng cũng có thể mua hàng bằng giọng nói, tận hưởng trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa, dùng thử sản phẩm với thực tế tăng cường, v.v.

Bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử từ con “số 0”

Để ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh thương mại điện tử của bạn thành công và mang lại hiệu quả, hãy cùng Metric tham khảo ngay các bước kinh doanh sau đây:

Bước 1: Xác định ý tưởng kinh doanh và phân tích thị trường

Bắt đầu với việc lựa chọn ngành hàng phù hợp với sở thích, kinh nghiệm và khả năng tài chính của bạn. Hãy dành thời gian nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng tiềm năng và phân tích đối thủ cạnh tranh. Bạn cần trả lời những câu hỏi như: Khách mục tiêu của bạn là ai? Nhu cầu của họ là gì? Đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm gì? Điểm mạnh, điểm yếu của họ là gì? Bạn có thể mang đến điều gì khác biệt và tốt hơn cho khách hàng?

Đồng thời, lựa chọn lựa mô hình kinh doanh phù hợp (bán lẻ trực tuyến, bán sỉ, dropshipping, marketplace,…).

>> Xem thêm: Cách nghiên cứu thị trường cho người mới bắt đầu

Bước 2: Lập kế hoạch kinh doanh

Sau khi xác định được ý tưởng kinh doanh và phân tích thị trường, bước tiếp theo là lên kế hoạch chi tiết. Kế hoạch kinh doanh là bản đồ chỉ đường cho sự phát triển của doanh nghiệp, giúp bạn định hướng mục tiêu, chiến lược, và cách thức thực hiện.

  • Xây dựng website: Chọn nền tảng phù hợp và thiết kế website chuyên nghiệp, thân thiện với người dùng, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) để thu hút khách hàng tiềm năng.
  • Xây dựng chiến lược marketing: Xác định kênh tiếp cận khách hàng phù hợp (SEO, SEM, mạng xã hội, email marketing, affiliate marketing,…).
  • Chuẩn bị nguồn hàng: Xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp uy tín, đảm bảo chất lượng sản phẩm, và quản lý kho hàng hiệu quả.
  • Xây dựng hệ thống thanh toán: Chọn lựa hệ thống thanh toán an toàn, tiện lợi và phổ biến.
  • Xây dựng dịch vụ khách hàng: Đảm bảo dịch vụ hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp, hiệu quả, giải quyết vấn đề nhanh chóng, và tạo dựng lòng tin cho khách hàng.

Bước 3: Thiết lập thông tin doanh nghiệp 

Sau khi củng cố ý tưởng kinh doanh thương mại điện tử và hoàn thiện kế hoạch kinh doanh, hãy bắt tay vào việc thiết lập thông tin cho doanh nghiệp. Đây là bước cực kỳ quan trọng để xây dựng nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh trực tuyến. 

Một số thông tin cơ bản cần có bao gồm thông tin doanh nghiệp, thông tin pháp lý, thông tin liên hệ, mô tả doanh nghiệp, thông tin liên hệ, bảo mật thông tin,…

Bước 4: Tìm kiếm nguồn sản phẩm

Sau khi đã xác định được sẽ bán sản phẩm gì và sản phẩm sẽ phục vụ cho ai, bước tiếp theo bạn cần làm đó là tìm nguồn cung ứng sản phẩm phù hợp.

Sản phẩm tốt sẽ giúp doanh nghiệp trực tuyến của bạn phát triển mạnh. Điều quan trọng không chỉ là chọn đúng sản phẩm mà còn là nguồn cung ứng sản phẩm phù hợp. Sau đây là một số lựa chọn để tìm nguồn cung ứng sản phẩm thương mại điện tử.

  • Bán lại sản phẩm hiện có: Bao gồm việc mua sản phẩm và bán lại cho khách hàng cuối cùng để kiếm lời. Bạn có thể liên hệ với nhà cung cấp, đặt hàng sản phẩm và vận chuyển đến địa điểm lưu trữ của mình. Sau đó, vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng. Việc tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp giúp bạn có được mức giá phải chăng và đảm bảo chuỗi cung ứng ổn định trong tương lai.
  • Tạo hoặc xây dựng sản phẩm: Việc tạo ra sản phẩm mới giúp bạn kiểm soát tốt hơn về chất lượng và thiết kế. Hiện nay có một số người bán thích tạo ra các lô sản phẩm thủ công nhỏ để duy trì hoạt động có thể quản lý được, sau đó định giá sản phẩm ở mức cao.
  • Sử dụng dropshipping: Dropshipping là một mô hình kinh doanh hấp dẫn nếu bạn không muốn giữ hàng tồn kho. Thay vào đó, khi khách hàng đặt hàng, nhà cung cấp bên thứ ba sẽ giao hàng trực tiếp cho khách hàng. Điều này có thể cho phép bạn cung cấp nhiều loại sản phẩm mà không cần đầu tư vào lượng hàng tồn kho lớn.
  • In theo yêu cầu: Với những mặt hàng như áo phông, sách báo cần cung cấp các thiết kế tùy chỉnh hoặc các sản phẩm độc đáo mà khó hoặc tốn kém để sản xuất số lượng lớn, in theo yêu cầu có thể là một mô hình tốt cho doanh nghiệp của bạn.

Bước 5: Chọn kênh kinh doanh thương mại điện tử

Trang web thương mại điện tử sẽ là một trong những tài sản quan trọng nhất đối với doanh nghiệp kinh doanh ecommerce. Khách hàng sẽ truy cập trang web để tìm hiểu về thông tin doanh nghiệp, khám phá các sản phẩm, dịch vụ và mua hàng trực tuyến. Với những website có lượng truy cập ổn định sẽ giúp kết nối với khách hàng, mở rộng khả năng hiển thị và phạm vi tiếp cận của doanh nghiệp. 

Thay vì phải đầu tư vào việc xây dựng website thương mại điện tử, kho hàng, đội ngũ nhân viên, bán hàng trên sàn thương mại điện tử giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí khởi nghiệp. Bạn chỉ cần tập trung vào việc bán hàng và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ của sàn thương mại điện tử như thanh toán, vận chuyển, chăm sóc khách hàng. Điều này cũng đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp giảm thiểu rủi ro và gia tăng cơ hội thành công.

Bước 6: Liệt kê và tối ưu hóa sản phẩm

Sau khi đưa đầy đủ thông tin sản phẩm lên trang để khách hàng có thể tìm kiếm và mua, bạn cần tối ưu hóa sản phẩm để thu hút sự chú ý của khách hàng. Điều này bao gồm việc sử dụng từ khóa chính xác trong tên sản phẩm, viết mô tả sản phẩm hấp dẫn, sử dụng hình ảnh chất lượng cao, cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm, chính sách bảo hành, đổi trả… Bạn cũng cần tối ưu hiển thị bằng cách sử dụng các thẻ meta, tối ưu hóa hình ảnh để tăng khả năng hiển thị trên kết quả tìm kiếm, kích thích khách hàng đánh giá sản phẩm, và sử dụng khuyến mãi, ưu đãi để thu hút khách hàng.

Bước 7: Tiếp thị và quảng bá doanh nghiệp

Có nhiều cách khác nhau để đưa sản phẩm đến đúng đối tượng, thu hút khách hàng và chuyển đổi thành người mua. Sau đây là tổng quan ngắn gọn về một số hình thức tiếp cận: 

  • Sử dụng quảng cáo có mục tiêu theo chi phí mỗi lần nhấp (CPC) để truyền bá thông tin về các sản phẩm cụ thể.
  • Cung cấp các ưu đãi đặc biệt như bán hàng theo mùa vụ, flash sale và phiếu giảm giá.
  • Tiếp thị trên mạng xã hội để khai thác các cộng đồng trực tuyến hoặc thu hút những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội.
  • Bán thêm hoặc bán chéo sản phẩm hoặc lựa chọn thay thế dựa trên sản phẩm họ đã xem.
  • Xây dựng blog, email marketing và thực hiện các chiến dịch tiếp thị để tăng lượng khách hàng trung thành.

Công cụ Metric – Bí kíp đưa ra chiến lược kinh doanh thương mại điện tử thành công

Metric là nền tảng phân tích dữ liệu E-commerce đầu tiên tại Việt Nam dựa trên công nghệ Big Data, giúp doanh nghiệp thấu hiểu thị trường, đưa ra các quyết định thấu đáo trong đầu tư, sản xuất và kinh doanh thương mại điện tử. 

Đối với người mới bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử từ con số 0, việc sử dụng công cụ Metric đóng vai trò vô cùng quan trọng. Công cụ Metric sẽ giúp bạn:

  • Nắm bắt thị trường và khách hàng: Theo dõi đối thủ cạnh tranh, phân tích thị trường, nắm bắt xu hướng tiêu dùng. Bạn có thể so sánh sản phẩm, giá cả, chiến lược marketing với đối thủ để đưa ra những điều chỉnh kịp thời.
  • Đánh giá hiệu quả chiến lược Marketing: Với nguồn dữ liệu, danh sách chi tiết các sản phẩm bán chạy, sản phẩm chủ lực đã thành công của thương hiệu, nhà bán. Metric hỗ trợ khám phá, học hỏi chiến lược Marketing thành công, thất bại của sản phẩm/nhãn hàng.
  • Điều chỉnh chiến lược kinh doanh: Metric cung cấp nguồn dữ liệu chi tiết về dung lượng và xu hướng thị trường, giúp ra quyết định đầu tư dựa trên thực thế thị trường và nguồn lực doanh nghiệp.
  • Nghiên cứu sản phẩm: Nguồn cung cấp danh sách sản phẩm mới, bán chạy kèm đối thủ và mức giá từng niêm yết. Hỗ trợ R&D sản phẩm kịp thời, tối ưu giá nhập/sản xuất khi biết lịch sử niêm yết giá.

Metric là công cụ phân tích dữ liệu thương mại điện tử quan trọng giúp người mới vận hành sàn thương mại điện tử và bắt đầu kinh doanh nắm bắt thị trường, đánh giá hiệu quả chiến lược và tự tin ra quyết định kinh doanh nhanh chóng gấp 5 lần. Sử dụng công cụ Metric hiệu quả sẽ giúp bạn tăng khả năng thành công trong kinh doanh thương mại điện tử.

Liên hệ ngay Metric để được tư vấn chi tiết hơn về công cụ.

 

Market research là gì? Xu hướng và cơ hội nghề nghiệp

market-research-la-gi

Trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh, người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà mình mong muốn. Là một doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường hay một doanh nghiệp lâu năm, bạn cần phải hiểu sâu sắc về khách hàng của mình là ai và điều gì đã ảnh hưởng đến những thay đổi trong quyết định mua hàng của họ. 

Để làm được điều này thì công việc quan trọng mà bạn cần thực hiện đó là Market Research. Vậy Market Research là gì và cần làm những công việc như thế nào, xu hướng nghề nghiệp trong tương lai ra sao? Hãy cùng Metric tìm hiểu những thông tin chi tiết dưới đây.

Market research là gì?

Market research hay còn gọi là nghiên cứu thị trường, giúp doanh nghiệp hiểu thị trường mục tiêu của mình bằng cách thu thập và phân tích dữ liệu. Sau khi xem xét hành vi và xu hướng của người tiêu dùng trong nền kinh tế, doanh nghiệp dễ dàng phát triển và điều chỉnh ý tưởng, chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả nhất.

Nghiên cứu thị trường còn là quá trình đánh giá tính khả thi của một dịch vụ hoặc sản phẩm mới thông qua nghiên cứu được tiến hành trực tiếp với khách hàng tiềm năng. Nó cho phép một công ty xác định thị trường mục tiêu của mình và nhận được ý kiến phản hồi khác từ người tiêu dùng về sự quan tâm của họ đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Market research có thể được tiến hành nội bộ hoặc bởi bên thứ ba chuyên về dịch vụ nghiên cứu thị trường. Hoạt động này có thể thực hiện thông qua khảo sát và nhóm tập trung, cùng nhiều cách nghiên cứu thị trường khác. Đối tượng tham gia khảo sát nghiên cứu thường sẽ được nhận những phần quà hấp dẫn bằng mẫu sản phẩm hoặc một khoản trợ cấp về chi phí nhỏ cho khoảng thời gian tham gia của họ.

Nói cách khác, market research giúp các doanh nghiệp trả lời các câu hỏi như:

  • Khách hàng mục tiêu của tôi là ai?
  • Họ cần gì?
  • Họ mua hàng như thế nào?
  • Đối thủ cạnh tranh của tôi là ai?
  • Họ đang làm gì?
  • Thị trường hiện tại đang như thế nào?
  • Xu hướng thị trường trong tương lai là gì?

Market research đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh doanh như:

  • Xây dựng chiến lược kinh doanh: Nhận diện cơ hội, xác định thị trường mục tiêu, phân tích điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.
  • Phát triển sản phẩm/dịch vụ mới: Hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, phân tích khả năng cạnh tranh.
  • Đánh giá hiệu quả hoạt động: Xác định hiệu quả của các chiến dịch marketing, quảng cáo và bán hàng.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh: Theo dõi hoạt động của đối thủ cạnh tranh, xác định điểm mạnh và điểm yếu.
  • Thực hiện nghiên cứu định giá: Xác định giá bán sản phẩm/dịch vụ phù hợp với thị trường.

Market Research cần làm những công việc gì?

market-research

Tùy theo từng lĩnh vực, ngành nghề của mỗi doanh nghiệp sẽ thực hiện cách nghiên cứu thị trường và phương pháp tiếp cận khác nhau. Nhưng về cơ bản, một nhân viên market research sẽ thường làm những công việc như sau:

Xây dựng kế hoạch nghiên cứu thị trường

Nhân viên market research cần đưa ra các phương án chi tiết cho hoạt động khảo sát thị trường và phân tích những nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Bao gồm khu vực, đối tượng mục tiêu, độ tuổi, giới tính, bộ câu hỏi khảo sát, quy trình thực hiện việc khảo sát,… 

Thông qua kế hoạch nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi thứ tự ưu tiên những công việc cần phải thực hiện, giả định các kết quả ra sao để mang lại hiệu quả tốt nhất cho quá trình kinh doanh.

Thu thập, nghiên cứu dữ liệu về thị trường

Công việc thu thập, nghiên cứu dữ liệu về thị trường là một phần quan trọng trong hoạt động marketing của doanh nghiệp. Nhân viên market research đóng vai trò là “cầu nối” giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt, hiệu quả dựa trên những thông tin, insight thu thập và phân tích được. Những thông tin được nghiên cứu bao gồm là nhân khẩu học, hành vi người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, quảng cáo, v.v.

Phân tích, đánh giá kết quả dữ liệu thu thập

Sau khi thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, người làm market research sẽ cần tổng hợp và phân tích ý nghĩa chi tiết của từng dữ liệu. Bạn có thể kết hợp phân tích định lượng và phân tích định tính để có cái nhìn toàn diện về dữ liệu. Dựa vào kết quả phân tích sẽ xác định được các cơ hội kinh doanh hoặc tiềm năng phát triển sản phẩm, dịch vụ mới trong tương lai. 

Báo cáo nghiên cứu thị trường và đề xuất

Báo cáo nghiên cứu thị trường là tài liệu tổng hợp kết quả nghiên cứu, cung cấp thông tin chi tiết về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm/dịch vụ,… Báo cáo này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả.

Báo cáo này cũng sẽ được trình bày trước cuộc họp ban lãnh đạo để nắm bắt được tình hình làm việc, đánh giá về hiệu quả của việc nghiên cứu từ bộ phận Marketing Research. Do đó, bạn cần trực quan hóa dữ liệu và đưa ra insight một cách ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu nhất.

>> Xem ngay các Mẫu báo cáo thị trường thương mại điện tử nổi bật nhất năm 2024

Các loại hình nghiên cứu thị trường phổ biến

Customer market research

Customer market research thu thập thông tin về lối sống, hành vi, nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng, thường liên quan đến một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Bạn có thể kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính với loại hình nghiên cứu này.

Các ví dụ về nghiên cứu khách hàng trong thực tế bao gồm tìm cách cải thiện nhận thức của người tiêu dùng về một sản phẩm hoặc tạo ra chân dung người mua và phân khúc thị trường, giúp tiếp thị sản phẩm thành công tới nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Hiểu được xu hướng của người tiêu dùng, giúp các doanh nghiệp hiểu được tâm lý khách hàng và tạo ra hồ sơ hành vi mua sắm chi tiết. Kết quả giúp các thương hiệu cải thiện sản phẩm và dịch vụ của mình bằng cách tăng sự hài lòng của khách hàng và thúc đẩy lợi nhuận trong quá trình này.

Product market research

Product market research là một cách hiệu quả để đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ của bạn phù hợp để ra mắt thị trường và hoạt động tốt nhất có thể.

Mục tiêu của nghiên cứu này là để đánh giá cách khách hàng nhận thức về sản phẩm của bạn, liệu sản phẩm có mang lại giá trị và hoạt động đúng như mong đợi hay không. Ngoài ra, nghiên cứu cũng giúp hình thành ý tưởng cho việc nâng cấp và phát triển sản phẩm trong tương lai.

Có nhiều phương diện trong nghiên cứu sản phẩm:

  • Thương hiệu sản phẩm: Thương hiệu và thiết kế sản phẩm có thu hút khách hàng theo cách mong muốn hay không?
  • Kiểm tra tính năng sản phẩm: Điều này có thể diễn ra ở nhiều giai đoạn phát triển với thị trường mục tiêu (trong giai đoạn phát triển ban đầu, giữa các phiên bản, trước khi ra mắt sản phẩm, v.v.) để kiểm tra phản ứng tích cực đối với các tính năng mới hoặc được cải thiện.
  • Thiết kế sản phẩm: Những giải pháp nào có thể giải quyết các vấn đề hiện tại hoặc trong tương lai của khách hàng?
  • Tiếp thị sản phẩm: Các thông điệp tiếp thị có giúp tăng cường khả năng ghi nhớ và khả năng bán hàng của sản phẩm hay không, hoặc có thể cải thiện chúng?

Branding Research

Branding market research hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo dựng, quản lý thương hiệu của mình. Nghiên cứu này có thể liên quan đến hình ảnh, giá trị hoặc bản sắc của doanh nghiệp.

Nghiên cứu có thể được thực hiện thông qua các cuộc phỏng vấn, các nhóm tập trung hoặc khảo sát. Ví dụ, khảo sát nhận thức về thương hiệu sẽ đặt câu hỏi người tham gia liệu họ có biết đến thương hiệu hay không và liệu đó có phải là điều họ muốn mua hay không. Các lĩnh vực bổ sung cho nghiên cứu thương hiệu cũng xoay quanh lòng trung thành với thương hiệu, nhận thức về thương hiệu, định vị, giá trị thương hiệu và bản sắc thương hiệu.

Mục tiêu của nghiên cứu là để hiểu rõ:

  • Thương hiệu của bạn hoạt động như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh?
  • Có những lĩnh vực nào cần cải thiện hoạt động thương hiệu của bạn?
  • Có những điểm tích cực nào có thể được giới thiệu để nâng cao hình ảnh thương hiệu của bạn?

Competitor research

Competitor research là việc tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh, hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của họ so với doanh nghiệp của bạn. Nghiên cứu này cũng có thể tập trung vào sự cạnh tranh của bạn trong thị trường hoặc cách tiếp cận một thị trường mới.

Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm cách để doanh nghiệp nổi bật và lên kế hoạch cho tương lai thông qua việc quan sát xu hướng và lắng nghe sở thích của khách hàng. Ví dụ, để phân tích đối thủ cạnh tranh, các nhà nghiên cứu sẽ tạo một bản SWOT so sánh doanh nghiệp của bạn và đối thủ cạnh tranh.

Ngoài các loại hình nghiên cứu trên, nhiều doanh nghiệp còn thực hiện nghiên cứu kênh phân phối (Distribution Research) và các nghiên cứu hiệu quả bán hàng (Sales Research).

Xu hướng và cơ hội nghề nghiệp Market Research

Ngành Market Research đang trải qua những thay đổi đáng kể với sự kết hợp của công nghệ và nhu cầu ngày càng cao về dữ liệu. Dưới đây là một số xu hướng chính trong ngành:

Nhu cầu về kỹ năng phân tích dữ liệu

  • Dữ liệu lớn (Big Data) và phân tích: Với lượng dữ liệu khổng lồ được thu thập từ nhiều nguồn, các chuyên gia Marketing Research cần có kỹ năng phân tích dữ liệu để khai thác thông tin có giá trị.
  • Kỹ năng sử dụng các công cụ phân tích: Các phần mềm và công cụ phân tích dữ liệu như Tableau, Power BI, R, Python đang được sử dụng phổ biến trong ngành.
  • Kỹ năng Machine Learning và AI: Ứng dụng Machine Learning và AI trong phân tích dữ liệu giúp rút ra những insights sâu sắc và dự đoán xu hướng thị trường hiệu quả hơn.

Tích hợp công nghệ và tự động hóa

  • Công cụ nghiên cứu thị trường trực tuyến: Các nền tảng trực tuyến như Google Forms cho phép thu thập dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả hơn.
  • Tự động hóa quy trình: Các quy trình thu thập, phân tích và báo cáo dữ liệu được tự động hóa, giúp chuyên gia Market Research tập trung vào việc phân tích và đưa ra insights.
  • Nghiên cứu dựa trên dữ liệu thương mại điện tử: Phân tích nguồn dữ liệu E-Commerce giúp hiểu rõ hơn về tâm lý, hành vi và xu hướng của người tiêu dùng.

Nhu cầu về chuyên gia đa ngành

  • Kết hợp kiến thức chuyên môn: Các chuyên gia Marketing Research cần có kiến thức về marketing, thống kê, phân tích dữ liệu, công nghệ thông tin.
  • Làm việc đa ngành: Làm việc kết hợp với các bộ phận khác như marketing, sản phẩm, bán hàng để ứng dụng thông tin thị trường vào các hoạt động kinh doanh.

Cơ hội nghề nghiệp ngành Market Research

Mặc dù hoạt động market research chỉ là một mắt xích trong chuỗi hoạt động của Marketing. Tuy nhiên nó lại đóng vai trò trung gian cực kỳ quan trọng để đưa ra các số liệu minh chứng giữa Sales và Marketing. Đặc biệt với sự phát triển của ngành, cơ hội thăng tiến trong lĩnh vực Market Research rất cao và các chuyên gia Marketing Research sở hữu mức lương thưởng cạnh tranh so với các ngành nghề khác. 

Làm Market Research sẽ cực kỳ thử thách, nhưng vô cùng thú vị nếu bạn có đam mê và tố chất, hãy cùng tham khảo con đường nghề nghiệp của market research sau đây:

Chức danh Số năm kinh nghiệm Nhiệm vụ chính Kỹ năng cần thiết
Market Research Intern 0-1 năm – Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu thị trường- Thu thập và xử lý dữ liệu- Phân tích dữ liệu đơn giản- Chuẩn bị tài liệu, báo cáo – Kỹ năng phân tích cơ bản- Sử dụng phần mềm excel- Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm- Kỹ năng tìm kiếm thông tin- Kỹ năng trình bày
Market Research Analyst 1-3 năm – Thực hiện các nghiên cứu thị trường nhỏ- Phân tích dữ liệu định lượng và định tính- Xây dựng bảng câu hỏi, kế hoạch nghiên cứu- Chuẩn bị báo cáo kết quả- Hỗ trợ các hoạt động marketing – Kỹ năng phân tích nâng cao- Sử dụng các phần mềm phân tích dữ liệu (Excel, Power BI, Tableau…)- Kỹ năng làm việc độc lập- Kỹ năng trình bày- Kỹ năng nghiên cứu thị trường
Senior Market Research Analyst 3-5 năm – Quản lý, giám sát các dự án nghiên cứu thị trường- Phát triển chiến lược nghiên cứu- Phân tích dữ liệu phức tạp, đưa ra kết luận chính xác. – Chuẩn bị báo cáo chuyên nghiệp, thuyết trình kết quả- Hỗ trợ các quyết định kinh doanh – Kỹ năng quản lý dự án- Kỹ năng lãnh đạo nhóm- Kiến thức sâu rộng về nghiên cứu thị trường- Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp
Market Research Manager 5-8 năm – Quản lý toàn bộ hoạt động nghiên cứu thị trường- Lập kế hoạch, triển khai và giám sát các dự án nghiên cứu- Xây dựng chiến lược nghiên cứu phù hợp với mục tiêu kinh doanh- Quản lý nhóm nghiên cứu, đào tạo và phát triển nhân viên.- Cung cấp thông tin thị trường cho các bộ phận liên quan. – Kỹ năng lãnh đạo và quản lý- Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình hiệu quả- Kiến thức chuyên sâu về nghiên cứu thị trường- Khả năng tư duy chiến lược – Kỹ năng quản lý tài chính và nguồn lực
Director of Market Research 8+ năm – Quản lý và định hướng cho bộ phận nghiên cứu thị trường- Xây dựng chiến lược nghiên cứu dài hạn cho doanh nghiệp- Phát triển các phương pháp nghiên cứu mới- Giám sát và đánh giá hiệu quả của hoạt động nghiên cứu- Cung cấp thông tin thị trường cho ban lãnh đạo doanh nghiệp – Kinh nghiệm chuyên môn sâu rộng về nghiên cứu thị trường- Kỹ năng lãnh đạo chiến lược- Khả năng nhìn nhận thị trường và xu hướng- Kỹ năng quản lý rủi ro- Kỹ năng xây dựng mối quan hệ với các bên liên quan

Market research là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cập nhật và thích ứng với những thay đổi của thị trường. Bằng việc kết hợp nghiên cứu thị trường với sự nhạy bén trong kinh doanh, doanh nghiệp sẽ luôn nắm bắt được cơ hội và thích nghi với những thách thức mới. Hy vọng với những chia sẻ trên đây cũng sẽ giúp bạn hiểu hơn về công việc market research là làm gì và cơ hội nghề nghiệp dành cho những ai đang quan tâm đến ngành nghề này.

Ngành nghề nào nên sử dụng dịch vụ nghiên cứu thị trường?

dich-vu-nghien-cuu-thi-truong (1)

Nghiên cứu thị trường là một quá trình thu thập, phân tích và báo cáo dữ liệu về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các yếu tố liên quan, nhằm giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định sáng suốt về sản phẩm, dịch vụ, tiếp thị, giá cả và phân phối. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện đang băn khoăn có nên sử dụng dịch vụ nghiên cứu thị trường hay không? Và liệu chi phí nghiên cứu thị trường khi sử dụng dịch vụ của bên thứ ba liệu có tốn kém? Hãy cùng Metric tìm hiểu chi tiết những thông tin sau đây.

Tại sao nên sử dụng dịch vụ nghiên cứu thị trường?

Hiểu rõ thị trường mục tiêu

Dịch vụ nghiên cứu thị trường giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn, hành vi mua sắm của khách hàng mục tiêu. Bằng cách thu thập dữ liệu về nhân khẩu học, tâm lý học, thói quen mua sắm, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về thị trường và xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng của mình chính xác nhất.

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu thị trường cho bạn cái nhìn sâu sắc về đối thủ cạnh tranh, chiến lược của họ, điểm mạnh và điểm yếu. Từ đó, bạn có thể đưa ra chiến lược cạnh tranh hiệu quả, khai thác thị trường tiềm năng và giành được ưu thế trên thị trường. 

Phát triển sản phẩm hiệu quả

Dựa vào dữ liệu thị trường, bạn có thể phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng, tối ưu hóa tính năng, thiết kế, giá cả và nâng cao khả năng cạnh tranh.

Lập kế hoạch tiếp thị hiệu quả

Nghiên cứu thị trường giúp bạn xác định kênh tiếp thị hiệu quả nhất, thông điệp phù hợp với thị trường mục tiêu, từ đó tối ưu hóa chi phí quảng cáo, tăng hiệu quả tiếp thị và đạt được mục tiêu kinh doanh.

Giảm thiểu rủi ro kinh doanh

Bằng cách đánh giá thị trường, nhu cầu và đối thủ cạnh tranh hạn chế rủi sẽ hạn chế rủi ro trong việc ra mắt sản phẩm mới, mở rộng thị trường hoặc thay đổi chiến lược kinh doanh. Dữ liệu nghiên cứu thị trường giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt và giảm thiểu rủi ro kinh doanh. 

Những ngành nghề nào nên sử dụng dịch vụ nghiên cứu thị trường?

dich-vu-nghien-cuu-thi-truong

Nghiên cứu thị trường mang lại nhiều lợi ích cho bất kỳ doanh nghiệp nào ở mọi ngành nghề khác nhau, giúp họ hiểu rõ thị trường, đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh. Dưới đây là những ngành nghề nên sử dụng dịch vụ nghiên cứu thị trường:  

  • Bán lẻ: Hiểu rõ hành vi mua sắm của khách hàng, xu hướng tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả, tối ưu hóa sản phẩm, dịch vụ, và kênh bán hàng.
  • Sản xuất: Xác định nhu cầu thị trường, xu hướng phát triển, nghiên cứu đối tượng khách hàng mục tiêu, đánh giá khả năng cạnh tranh để phát triển sản phẩm mới, nâng cấp sản phẩm hiện có, và tối ưu hóa quy trình sản xuất.
  • Dịch vụ: Phân tích nhu cầu của khách hàng, đánh giá mức độ hài lòng, tìm kiếm thị trường tiềm năng, và tối ưu hóa dịch vụ để tăng doanh thu và giữ chân khách hàng.
  • Công nghệ: Xác định thị trường mục tiêu, đánh giá tiềm năng của công nghệ mới, nghiên cứu hành vi người dùng, và phát triển sản phẩm phù hợp với thị hiếu.
  • Du lịch: Nghiên cứu thị trường du lịch, hành vi của khách du lịch, xu hướng du lịch, và phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch hấp dẫn.
  • Y tế: Xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu thị trường dược phẩm và thiết bị y tế, đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị và phát triển dịch vụ y tế hiệu quả.
  • Giáo dục: Nghiên cứu thị trường giáo dục, đánh giá nhu cầu học tập, phát triển chương trình đào tạo, và tìm kiếm nguồn tài trợ.

Metric – Dịch vụ nghiên cứu thị trường tại Việt Nam

Metric tự hào là đối tác tin cậy cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường thương mại điện tử chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh trên sàn TMĐT như: thực phẩm đóng hộp và đồ khô, hóa phẩm gia đình, đồ gia dụng, mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân, thuốc và sản phẩm y tế, đồ điện tử…. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, am hiểu thị trường eCommerce và phương pháp nghiên cứu tiên tiến, Metric cam kết mang đến cho bạn những giải pháp nghiên cứu hiệu quả, nhanh chóng, chính xác và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

>> Xem ngay các báo cáo nghiên cứu thị trường của Metric Tại Đây.

Tại sao nên lựa chọn dịch vụ nghiên cứu thị trường của Metric?

  • Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm: Chúng tôi sở hữu đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, am hiểu thị trường và phương pháp nghiên cứu tiên tiến, đảm bảo tính chính xác và hiệu quả cho kết quả nghiên cứu.
  • Công nghệ tiên tiến: Metric sử dụng các công nghệ phân tích dữ liệu hiện đại, ứng dụng Big Data & AI giúp xử lý thông tin nhanh chóng, hiệu quả và mang lại kết quả nghiên cứu chính xác nhất.
  • Phương pháp nghiên cứu đa dạng: Metric áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu hiện đại, phù hợp với nhu cầu và đặc thù của từng dự án, đảm bảo thu thập dữ liệu đầy đủ và chính xác nhất.
  • Nguồn dữ liệu rộng: Lịch sử tích lũy dữ liệu của Metric lên tới 4 năm và độ phủ 95% thị trường giúp kiểm toán dữ liệu tức thì. Ngoài ta, dữ liệu của Metric được cập nhật nhanh chóng hàng tuần.
  • Báo cáo chuyên nghiệp: Metric cung cấp báo cáo nghiên cứu thị trường chi tiết, dễ hiểu, đi kèm với những phân tích chuyên sâu và những khuyến nghị thực tiễn, giúp bạn đưa ra những quyết định kinh doanh sáng suốt.
  • Đối tác tin dùng: Metric đã đồng hành cùng Bộ Công Thương hỗ trợ phát triển thương mại điện tử tại các vùng miền Việt Nam và hợp tác với nhiều nhãn hàng, thương hiệu hàng đầu như Unilever, Tiki, Thế giới di động, Sunhouse, Guardian,… trong việc phân tích dữ liệu thương mại điện tử.
  • Dịch vụ khách hàng tận tâm: Metric cam kết mang đến dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, tận tâm, giải đáp mọi thắc mắc của bạn và hỗ trợ bạn trong suốt quá trình nghiên cứu.

    Bảng giá dịch vụ nghiên cứu thị trường

    Nghiên cứu thị trường là hoạt động quan trọng và sẽ mất nhiều thời gian, cồng kềnh. Do đó, chi phí nghiên cứu thị trường thường không hề nhỏ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu và trường hợp thực tế của từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực kinh doanh mà mức chi phí có sự khác nhau. Bằng cách tự động hóa các quy trình, tại Metric, chi phí để triển khai nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu & báo cáo nghiên cứu thị trường chỉ từ X triệu với thời gian cung cấp trong khoảng 2 tuần.

    Có thể thấy, khi sử dụng dịch vụ nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể về chi phí và thời gian hay thậm chí là cá nhân muốn xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

    Liên hệ với Metric để được tư vấn chi tiết về bảng giá dịch vụ nghiên cứu thị trường.

    Top 7 các công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu hiện nay

    cong-ty-nghien-cuu-thi-truong

    Hiểu rõ thị trường, nắm bắt nhu cầu và xu hướng tiêu dùng là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, việc thu thập và phân tích dữ liệu thị trường là công việc phức tạp và đòi hỏi chuyên môn cao. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ từ các công ty nghiên cứu thị trường uy tín và chuyên nghiệp. Bài viết này sẽ giới thiệu danh sách các công ty nghiên cứu thị trường giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho chiến lược kinh doanh của mình.

    Các công ty nghiên cứu thị trường Việt Nam

    Metric 

    Metric – Thương hiệu từ Công ty Cổ phần Khoa học dữ liệu là công ty phân tích dữ liệu thương mại điện tử đầu tiên tại Việt Nam. Đội ngũ Metric có chuyên môn, hiểu biết sâu sắc và bề dày 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý dữ liệu lớn ứng dụng AI.  

    Nền tảng Metric là hệ thống cập nhật liên tục dữ liệu các sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam (Shopee, Tik Tok Shop, Lazada, Tiki,…). Số liệu với độ chính xác lên tới 95% là cơ sở phân tích được hành vi mua hàng, xu hướng mua sắm, phân tích đối thủ cạnh tranh,… từ đó, giúp đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả và chiến lược marketing phù hợp.

    Số liệu và các Báo cáo chuyên sâu của Metric tập trung vào thị trường Thương mại điện tử. Một vài sản phẩm/dịch vụ tiêu biểu bao gồm:

    • Công cụ Metric phân tích dữ liệu: Giải pháp phần mềm kiểm soát thông tin dữ liệu sản phẩm, giá, đối thủ, xu hướng, sản lượng bán trên toàn thị trường, ngành hàng. Giúp ra quyết định quản lý, thực thi, vận hành eCommerce nhanh hơn 10 lần.
    • eReport: Kho báo cáo cung cấp thông tin tổng quan về thị trường, sàn, ngành hàng cụ thể, giúp cá nhân và SMEs đưa ra những quyết định kinh doanh sáng suốt và hiệu quả.
    • Nghiên cứu thị trường: Báo cáo nghiên cứu, phân tích dữ liệu thương mại điện tử tùy biến theo ngành hàng giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng, sản phẩm bán chạy và đối thủ cạnh tranh. Thông tin thị trường chính xác hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra chiến lược hiệu quả, tối ưu hóa hoạt động và đạt mục tiêu kinh doanh.
    • Chứng nhận top thương hiệu bán chạy: Chứng nhận được trao cho những nhà bán có doanh thu, đánh giá tích cực và hoạt động kinh doanh hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định.
    • Cung cấp dữ liệu thô: Dịch vụ cung cấp dữ liệu thô E-commerce giúp nhà nghiên cứu, chuyên gia phân tích và các doanh nghiệp tiếp cận nguồn dữ liệu khổng lồ. Khai thác giá trị tiềm ẩn và đưa ra những quyết định chiến lược hiệu quả.

    Q&ME

    Q&ME là một trong những công ty nghiên cứu thị trường Việt Nam uy tín được nhiều doanh nghiệp tin tưởng. Công ty nghiên cứu xu hướng và suy nghĩ của người tiêu dùng Việt Nam, từ đó giúp khách hàng đưa ra những chiến lược kinh doanh thành công. Sử dụng công nghệ thực hiện khảo sát thị trường online và offline hiện đại giúp khách hàng thấu hiểu mong muốn, nhu cầu người tiêu dùng.

    OCD

    OCD Management Consulting Co. – Công ty Tư vấn Quản lý OCD được thành lập vào năm 2003 và là một trong những công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu tại Việt Nam. 

    OCD cung cấp cho doanh nghiệp nhiều loại dịch vụ khác nhau như: 

    • Nghiên cứu thị trường ngành
    • Nghiên cứu hành vi khách hàng
    • Nghiên cứu hệ thống phân phối
    • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

    Các công ty nghiên cứu thị trường quốc tế

    Nielsen

    Nielsen Holdings PLC là công ty cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường và truyền thông hàng đầu thế giới có trụ sở tại New York, Hoa Kỳ. Với hơn 40.000 nhân viên, Nielsen hiện đang hoạt động tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới (trong đó có Việt Nam). Nielsen nổi tiếng với các dịch vụ nghiên cứu thị trường định lượng như khảo sát thị trường đa dạng các kênh, nền tảng, phân tích thị phần, đo lường hiệu quả truyền thông.

    Kantar

    Kantar là một trong những công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới, với hơn 30,000 nhân viên tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới. Kantar cung cấp các dịch vụ nghiên cứu thị trường toàn diện, bao gồm:

    • Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng
    • Nghiên cứu thị trường
    • Nghiên cứu truyền thông xã hội, quảng cáo
    • Nghiên cứu chiến lược và định hướng thương hiệu

    Ipsos

    Ipsos nổi tiếng với khả năng cung cấp các giải pháp nghiên cứu thị trường sáng tạo, đa dạng, bao gồm nghiên cứu định lượng, định tính, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu hoạt động truyền thông và xã hội,… Với kiến thức chuyên môn sâu rộng, công nghệ tiên tiến và mạng lưới toàn cầu, Ipsos cam kết cung cấp cho khách hàng những thông tin chính xác và hữu ích giúp ra những quyết định kinh doanh đúng đắn. 

    Ipsos đã hợp tác với nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm hàng tiêu dùng, dịch vụ tài chính, y tế, công nghệ và truyền thông.

    GfK

    GfK là một trong những công ty nghiên cứu thị trường lớn nhất của Đức với 90 năm hoạt động và có trụ sở chính tại Nuremberg. Công ty chuyên cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu thị trường cho ngành hàng tiêu dùng, bán lẻ,…

    GfK nổi tiếng với khả năng thu thập dữ liệu toàn cầu, khả năng phân tích chuyên sâu và cung cấp các giải pháp thông minh, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả. GfK đã hợp tác với hàng nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn thế giới, bao gồm các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. GfK cam kết mang đến cho khách hàng những dịch vụ nghiên cứu thị trường chất lượng cao, đáng tin cậy và mang tính chiến lược, hỗ trợ các doanh nghiệp đạt được thành công.

    Trên đây là danh sách các công ty nghiên cứu thị trường địa phương và quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam mà Metric muốn chia sẻ đến với bạn. Việc lựa chọn công ty nghiên cứu thị trường phù hợp sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và quy mô của từng doanh nghiệp. Đừng ngại ngần liên hệ với các chuyên gia tư vấn để tìm ra giải pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp của bạn.

    Liên hệ ngay với Metric để được tư vấn miễn phí và trải nghiệm dịch vụ nghiên cứu thị trường thương mại điện tử chuyên sâu nhất.

    Cách viết báo cáo nghiên cứu thị trường thu hút các nhà quản lý

    bao-cao-nghien-cuu-thi-truong

    Để đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp, bạn cần có cái nhìn tổng quan về thị trường. Báo cáo nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn hiểu rõ nhu cầu khách hàng, phân tích đối thủ cạnh tranh và nắm bắt xu hướng thị trường, từ đó đưa ra chiến lược hiệu quả cho sản phẩm và dịch vụ của mình. Để hiểu sâu hơn về báo cáo thị trường là gì và tại sao doanh nghiệp cần báo cáo nghiên cứu thị trường? Hãy cùng Metric tìm hiểu trong bài viết sau đây.

    Báo cáo nghiên cứu thị trường là gì?

    Báo cáo nghiên cứu thị trường là tài liệu trực quan thể hiện toàn bộ những thông tin, dữ liệu đã thu thập được cùng với những phân tích, nghiên cứu và insights từ hoạt động nghiên cứu thị trường. Báo cáo tổng hợp thông tin chi tiết về một thị trường cụ thể, bao gồm phân tích thị trường, phân tích khách hàng, phân tích sản phẩm và phân tích đối thủ cạnh tranh. 

    Thông qua những báo cáo khảo sát thị trường này, bạn có thể trình bày đầy đủ về tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, cung cấp cái nhìn sâu sắc về cơ hội và thách thức trong thị trường. Đồng thời bạn có thể đề xuất những ý tưởng kinh doanh, cải thiện sản phẩm/dịch vụ giúp ban lãnh đạo, quản lý nắm bắt đầy đủ và ra các quyết định kinh doanh phù hợp.

    Tầm quan trọng của báo cáo nghiên cứu thị trường

    Báo cáo nghiên cứu thị trường đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào, bởi nó mang đến những lợi ích thiết thực sau:

    • Hiểu rõ thị trường và khách hàng: Báo cáo khảo sát thị trường cung cấp cái nhìn sâu sắc về thị trường mục tiêu, nhu cầu, hành vi và mong muốn của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra sản phẩm/dịch vụ phù hợp và chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn.
    • Xác định cơ hội và thách thức: Báo cáo giúp doanh nghiệp nhận biết những cơ hội mới, xu hướng thị trường đang lên, cũng như những rủi ro tiềm ẩn và đối thủ cạnh tranh tiềm năng.
    • Đưa ra quyết định chiến lược hiệu quả: Dựa trên thông tin thu thập được từ báo cáo, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định sáng suốt về chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối, tiếp thị và phát triển sản phẩm.
    • Tăng khả năng cạnh tranh: Hiểu rõ thị trường và đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược cạnh tranh hiệu quả, giúp doanh nghiệp giữ vững vị thế hoặc vươn lên dẫn đầu trong thị trường.
    • Giảm thiểu rủi ro: Báo cáo nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu thực tế, giảm thiểu rủi ro thất bại trong kinh doanh. 
    • Nâng cao hiệu quả hoạt động: Báo cáo giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh, từ khâu sản xuất, phân phối đến tiếp thị, tăng hiệu quả và giảm chi phí.
    • Thúc đẩy sự phát triển bền vững: Báo cáo nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp thích nghi với những thay đổi của thị trường, nắm bắt cơ hội mới và phát triển bền vững.

    bao-cao-hanh-vi-mua-sam-tet-2025

    Những nội dung cần có trong báo cáo nghiên cứu thị trường

    Báo cáo nghiên cứu thị trường được viết một cách chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu và logic sẽ là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra. Để đảm bảo báo cáo đầy đủ và có giá trị, sau đây là hướng dẫn cách viết báo cáo thị trường và những nội dung cần có trong báo cáo như sau:

    Phân tích thị trường

    Phần này đi sâu vào phân tích tổng quan về thị trường được nghiên cứu. Do đó, báo cáo cần bao gồm thông tin về quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, dự báo xu hướng phát triển, phân khúc thị trường, động lực tăng trưởng và các thách thức, rủi ro tiềm ẩn. 

    Ví dụ: “Thị trường cà phê Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng ổn định, dự kiến đạt doanh thu X tỷ đồng vào năm 2025. Thị trường được chia thành các phân khúc chính như cà phê nguyên chất, cà phê hòa tan, cà phê rang xay… Động lực tăng trưởng chính đến từ sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ cà phê trong nước và xuất khẩu, cũng như xu hướng tiêu dùng cà phê đặc sản ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, thị trường cũng đối mặt với những thách thức như cạnh tranh gay gắt, giá nguyên liệu biến động và tác động của biến đổi khí hậu”.

    >> Xem ngay: Báo cáo thị trường cafe nguyên chất

    Phân tích khách hàng

    Đây là phần trọng tâm của báo cáo, tập trung vào việc nghiên cứu và phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu. Bạn cần mô tả chi tiết đặc điểm của từng đối tượng khách hàng, bao gồm nhân khẩu học, tâm lý, hành vi mua sắm, nhu cầu và mong muốn. 

    Ví dụ: “Khách hàng mục tiêu của sản phẩm cà phê mới là những người trẻ tuổi, năng động, thường xuyên sử dụng cà phê, quan tâm đến chất lượng và nguồn gốc cà phê và sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm cao cấp. Họ thường tìm kiếm thông tin về sản phẩm trên mạng xã hội và thường mua hàng online hoặc tại các quán cà phê”.

    Phân tích sản phẩm/dịch vụ

    Nội dung báo cáo về sản phẩm/dịch vụ cần được phân tích chi tiết về các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, ưu điểm, nhược điểm so với đối thủ cạnh tranh. Nên đưa ra đánh giá khách quan và so sánh với sản phẩm/dịch vụ tương tự trên thị trường. 

    Ví dụ: “Sản phẩm cà phê mới của công ty có ưu điểm là được sản xuất từ 100% hạt cà phê Arabica tuyển chọn, mang hương vị đậm đà, thơm ngon, và được đóng gói đẹp mắt. Tuy nhiên, điểm yếu của sản phẩm là giá thành cao hơn so với các sản phẩm cà phê thông thường”.

    Phân tích đối thủ cạnh tranh

    Phần này tập trung vào việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh chính, bao gồm phân loại đối thủ, phân tích chiến lược của đối thủ, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ. Bạn cần đưa ra so sánh giữa sản phẩm/dịch vụ của công ty với sản phẩm/dịch vụ của đối thủ để xác định ưu thế cạnh tranh. 

    Ví dụ: “Các đối thủ cạnh tranh chính của sản phẩm cà phê mới là những thương hiệu cà phê nổi tiếng như Trung Nguyên, Vinacafe, Nestle… Các đối thủ này đều có chiến lược sản xuất và phân phối hiệu quả, cùng với hệ thống quảng cáo và truyền thông, tiếp thị mạnh mẽ. Tuy nhiên, sản phẩm cà phê mới của công ty có điểm mạnh là sử dụng nguyên liệu cao cấp và có hương vị đặc trưng, tạo nên sự khác biệt so với sản phẩm của đối thủ”.

    Phân tích SWOT

    Phân tích SWOT trong báo cáo nghiên cứu thị trường là kết quả tổng hợp của các phần phân tích trước đó. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra cái nhìn toàn diện về tình hình thị trường, sản phẩm, dịch vụ và đối thủ cạnh tranh. Phân tích SWOT bao gồm 4 yếu tố: Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), và Mối đe dọa (Threats). 

    Kết luận và đưa ra Insights

    Trong phần này, bạn sẽ đưa ra những kết luận quan trọng rút ra từ báo cáo nghiên cứu thị trường và đưa ra những insights cụ thể cho doanh nghiệp. Insights nên dựa trên kết quả phân tích SWOT và các thông tin đã thu thập được.

    Các dạng file báo cáo thị trường thường sử dụng

    Một số dạng file báo cáo thị trường phổ biến nhất thường được sử dụng là file văn bản, file trình bày, file bảng tính…

    File văn bản: Là dạng file phổ biến nhất cho báo cáo thị trường. Microsoft Word (.doc/.docx) là lựa chọn hàng đầu bởi tính năng hỗ trợ định dạng văn bản, hình ảnh, bảng biểu và dễ dàng chỉnh sửa. Bên cạnh đó, file báo cáo nghiên cứu thị trường PDF được sử dụng nhiều bởi khả năng bảo đảm định dạng và bố cục của báo cáo không bị thay đổi khi được mở trên các thiết bị khác nhau. Điều này khiến file PDF thích hợp cho việc chia sẻ báo cáo với nhiều người.

    bao-cao-nghien-cuu-thi-truong

    File trình bày Microsoft PowerPoint (.pptx): Phù hợp cho việc trình bày báo cáo trước khán giả. Công cụ này cho phép bạn tạo các slide trình bày đẹp mắt, với hình ảnh, biểu đồ và hiệu ứng chuyển động ấn tượng, thu hút sự chú ý của người nghe.

    File bảng tính Microsoft Excel (.xlsx): Phù hợp cho việc phân tích dữ liệu và tạo bảng biểu. Excel cho phép bạn tính toán, sắp xếp dữ liệu, tạo biểu đồ và dễ dàng chia sẻ dữ liệu với người khác. 

    Việc lựa chọn file báo cáo thị trường phù hợp phụ thuộc vào mục đích sử dụng và đối tượng của báo cáo. Điều quan trọng là bạn nên đảm bảo báo cáo được lưu trữ ở định dạng dễ dàng mở và chỉnh sửa, đồng thời kiểm tra kỹ lưỡng báo cáo trước khi chia sẻ hoặc in ấn.

    Metric – Giải pháp nghiên cứu thị trường hiệu quả

    Viết báo cáo thị trường khoa học và thu hút đòi hỏi sự cẩn thận, kỹ lưỡng và kiến thức chuyên môn tốt. Bằng cách tuân thủ các nguyên tắc trên, bạn có thể tạo ra một báo cáo chất lượng cao, cung cấp thông tin hữu ích cho doanh nghiệp đưa ra các quyết định chiến lược hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng mẫu báo cáo kết quả khảo sát thị trường của các công ty nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp để tiết kiệm thời gian và nguồn lực.

    Metric là một nền tảng nghiên cứu thị trường thương mại điện tử trực tuyến, đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp vừa và lớn tại Việt Nam như: Thế giới di động, Unicharm, Unilever, Ahamove,… Metric ứng dụng công nghệ AI trên nền tảng dữ liệu lớn (Big Data) cung cấp các giải pháp phân tích dữ liệu và trang bị cho khách hàng những “insight” đắt giá để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh trong nhiều khía cạnh như Marketing, Thương mại điện tử.

    Download ngay các mẫu báo cáo nghiên cứu thị trường của Metric TẠI ĐÂY.

    Cách nghiên cứu thị trường cho người mới bắt đầu

    cach-nghien-cuu-thi-truong

    Hiểu rõ nhu cầu thị trường và thỏa mãn những mong muốn của khách hàng mục tiêu sẽ quyết định sự thành công của mỗi chiến lược kinh doanh. Khảo sát và nghiên cứu thị trường là một trong những bước đi đầu tiên quan trọng góp phần làm nên thành công của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để nghiên cứu thị trường hiệu quả? Hãy cùng Metric tìm hiểu cách nghiên cứu thị trường chi tiết qua những nội dung dưới đây.

    Tầm quan trọng của nghiên cứu thị trường đối với doanh nghiệp

    Thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc nắm bắt thông tin và hiểu rõ nhu cầu khách hàng là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường đóng vai trò then chốt, cung cấp cái nhìn sâu sắc về thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh, giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định chiến lược hiệu quả và tối ưu hóa khả năng thành công.

    Dưới đây là một số lý do trả lời cho thắc mắc tại sao cần nghiên cứu thị trường cũng như khẳng định tầm quan trọng của nghiên cứu thị trường đối với doanh nghiệp hiện nay như sau:

    Hiểu rõ thị trường và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

    Nghiên cứu thị trường cung cấp thông tin quan trọng về xu hướng thị trường, hành vi và nhu cầu khách hàng, điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Từ đó, doanh nghiệp có thể định vị thương hiệu, đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp để tối ưu hóa lợi thế, tạo dựng vị thế cạnh tranh vững chắc, thu hút khách hàng tiềm năng.

    Phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng

    Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm/dịch vụ đáp ứng chính xác mong muốn của họ. Từ đó, doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng hiệu quả. Nghiên cứu, phát triển sản phẩm dịch vụ còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro đầu tư và đạt được thành công lâu dài. 

    Xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

    Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, kênh truyền thông phù hợp, đồng thời tối ưu hóa chiến lược tiếp thị, gia tăng hiệu quả truyền thông. Doanh nghiệp có thể nhắm mục tiêu chính xác đến nhóm khách hàng tiềm năng, tăng cường khả năng tiếp cận và chuyển đổi khách hàng. Điều này tránh lãng phí ngân sách, giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào những nhiệm vụ, khoản đầu tư quan trọng khác.

    Tăng doanh thu và lợi nhuận

    Việc đưa ra các quyết định kinh doanh dựa trên dữ liệu nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, tối ưu hóa chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh và nâng cao doanh thu, lợi nhuận. Doanh nghiệp có thể phân bổ nguồn lực hiệu quả, tập trung vào những lĩnh vực tiềm năng, gia tăng hiệu quả kinh doanh và nâng cao lợi nhuận.

    Phát hiện cơ hội kinh doanh mới

    Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp phát hiện những nhu cầu chưa được đáp ứng, những thị trường ngách tiềm năng, từ đó phát triển sản phẩm/dịch vụ mới, mở rộng thị trường và tăng trưởng doanh thu.

    Quản trị rủi ro

    Thị trường cạnh tranh và luôn biến động. Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp nắm bắt những thay đổi bất ngờ, chuẩn bị cho những thách thức và cơ hội mới, giúp doanh nghiệp thích nghi linh hoạt và duy trì lợi thế cạnh tranh.

    Tóm lại, nghiên cứu thị trường là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định chiến lược đúng đắn, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh và đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra. Việc đầu tư cho nghiên cứu thị trường là một khoản đầu tư thông minh, mang lại lợi ích lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp.

    >> Xem thêm: Bí mật nghiên cứu thị trường thành công chi tiết từ A-Z

    Khi nào nên nghiên cứu thị trường?

    Một doanh nghiệp nên đưa hoạt động nghiên cứu thị trường như một kế hoạch liên tục và cần thiết trong chiến lược kinh doanh chung. Điều này giúp doanh nghiệp có được kiến ​​thức và vị thế vững chắc trong thị trường của mình nói riêng cũng như trong bối cảnh môi trường kinh tế ngày càng cạnh tranh và luôn thay đổi. 

    cach-nghien-cuu-thi-truong

    Dưới đây là những trường hợp cần thiết cho hoạt động nghiên cứu thị trường để giúp các doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh sáng suốt:

    Trước khi ra mắt sản phẩm, dịch vụ mới

    • Hiểu rõ nhu cầu của thị trường: Nghiên cứu thị trường giúp bạn xác định xem sản phẩm/dịch vụ mới của bạn có phù hợp với nhu cầu của khách hàng tiềm năng hay không, và liệu thị trường có đủ lớn để bạn kinh doanh thành công hay không?
    • Xác định đối tượng mục tiêu: Bạn cần biết rõ chân dung khách hàng tiềm năng của bạn là ai, họ có những đặc điểm gì, nhu cầu, sở thích, và thói quen mua hàng của họ như thế nào?
    • Phân tích đối thủ cạnh tranh: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh giúp bạn hiểu rõ họ đang làm gì, điểm mạnh và điểm yếu của họ là gì, và sản phẩm dịch vụ mới có thể cạnh tranh như thế nào?
    • Kiểm tra ý tưởng sản phẩm: Bạn có thể sử dụng nghiên cứu thị trường để kiểm tra ý tưởng sản phẩm/dịch vụ của bạn với khách hàng tiềm năng và thu thập phản hồi từ họ.

    Cải thiện sản phẩm, dịch vụ hiện tại

    Nghiên cứu thị trường giúp bạn hiểu rõ khách hàng đang nghĩ gì về sản phẩm/dịch vụ của bạn, họ có hài lòng hay không, và họ muốn bạn cải thiện điều gì. Từ đó, bạn có thể tìm kiếm cơ hội mới để cải thiện sản phẩm/dịch vụ hiện tại và đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn.

    Mở rộng, thâm nhập thị trường

    Nghiên cứu thị trường giúp bạn hiểu rõ thị trường mới mà bạn muốn mở rộng, bao gồm nhu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh, văn hóa, luật pháp, v.v. Đồng thời, nó giúp bạn lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường phù hợp nhất và tối ưu hóa khả năng thành công.

    Đánh giá hiệu quả của chiến dịch marketing

    Bạn có thể sử dụng nghiên cứu thị trường để đánh giá hiệu quả của chiến dịch marketing có đạt được mục tiêu đã đề ra hay không, và có cần phải điều chỉnh chiến lược hay không. Một doanh nghiệp thời trang muốn đánh giá hiệu quả của chiến dịch marketing mới nhằm giới thiệu bộ sưu tập mùa đông. Marketer đã tiến hành khảo sát trực tuyến để thu thập ý kiến của khách hàng về chiến dịch. Kết quả khảo sát cho thấy chiến dịch đã đạt được mục tiêu tăng nhận thức về thương hiệu nhưng chưa hiệu quả trong việc tăng doanh thu.

    Đưa ra các quyết định chiến lược

    Nghiên cứu thị trường giúp bạn thu thập thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định chiến lược phù hợp với tình hình thị trường hiện tại và dự đoán xu hướng trong tương lai. Ví dụ, nếu đối tượng mục tiêu hướng đến là giới trẻ, bạn có thể tập trung vào chiến lược marketing trên các nền tảng mạng xã hội thay vì marketing truyền thống.

    Cách nghiên cứu thị trường cho người mới bắt đầu

    Dưới đây là các bước nghiên cứu thị trường mà bất kỳ nhà tiếp thị hay nghiên cứu chiến lược kinh doanh nào cũng cần phải nắm được:

    Bước 1: Xác định mục đích của nghiên cứu thị trường

    Trong bước này, cần phải xác định rõ mục đích bạn muốn đạt được thông qua nghiên cứu thị trường là gì. Ví dụ: Tăng doanh thu, mở rộng thị trường, ra mắt sản phẩm mới, định vị thương hiệu hay nâng cao nhận thức về thương hiệu,…

    Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải xác định cụ thể những câu hỏi cần tìm lời giải đáp để đạt được mục tiêu kinh doanh. Ví dụ: Khách hàng mục tiêu là ai? Nhu cầu của họ là gì? Đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Khách hàng đánh giá sản phẩm/dịch vụ của bạn như thế nào?

    Xét ví dụ về nghiên cứu thị trường: Doanh nghiệp của bạn muốn ra mắt sản phẩm trà sữa mới với hương vị độc đáo, thu hút khách hàng trẻ tuổi và tăng doanh thu.

    Ở bước này, bạn cần xác định được mục tiêu kinh doanh đó là Tăng doanh thu, mở rộng thị phần trong ngành trà sữa, thu hút khách hàng trẻ tuổi.

    Câu hỏi nghiên cứu:

    • Khách hàng mục tiêu là ai? Họ thích uống trà sữa như thế nào?
    • Họ mong muốn gì ở một sản phẩm trà sữa mới?
    • Họ sẵn sàng chi trả bao nhiêu cho một ly trà sữa?
    • Đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Họ sử dụng kênh truyền thông nào để tiếp cận khách hàng?

    Bước 2: Phát triển kế hoạch nghiên cứu

    Để phát triển kế hoạch nghiên cứu thị trường mang lại hiệu quả, bạn cần phải chuẩn bị những yếu tố sau đây:

    Nguồn dữ liệu

    Bạn có thể sử dụng dữ liệu thứ cấp (secondary data), dữ liệu sơ cấp (primary data) hoặc kết hợp cả hai. Trong đó dữ liệu thứ cấp được thu thập sẵn từ các nguồn công khai như báo cáo thị trường, thống kê, website, bài báo, tạp chí chuyên ngành,… Dữ liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ các đối tượng nghiên cứu thông qua các phương pháp:

    • Khảo sát: Dùng bảng câu hỏi để thu thập thông tin từ một nhóm người có liên quan.
    • Phỏng vấn: Giao tiếp trực tiếp với khách hàng, chuyên gia, đối tác,… để thu thập thông tin chi tiết.
    • Quan sát: Quan sát hành vi của khách hàng, đối thủ cạnh tranh,… để thu thập thông tin về thị trường.
    • Thử nghiệm: Kiểm tra hiệu quả của sản phẩm/dịch vụ mới, chiến lược marketing,…

    Đối với trường hợp dữ liệu thứ cấp cần thiết không có sẵn, không cập nhật hoặc không đáng tin cậy, bạn sẽ cần thu thập dữ liệu sơ cấp. 

    Cách tiếp cận nghiên cứu: Quan sát, phỏng vấn nhóm, tham khảo dữ liệu về hành vi mua sắm và thí nghiệm.

    Công cụ nghiên cứu thị trường: Bao gồm bảng câu hỏi, thước đo định tính và thiết bị công nghệ.

    Mẫu dữ liệu: Cần xác định đối tượng cần được khảo sát là ai? Kích thước mẫu hay số lượng đối tượng khảo sát là bao nhiêu? Quy trình lấy mẫu khảo sát như thế nào?

    Phương thức liên lạc: Thư điện tử (email), điện thoại, phỏng vấn trực tiếp hoặc đối thoại trực tuyến là những phương thức liên lạc thường được sử dụng.

    Bước 3: Thu thập dữ liệu

    Có nhiều cách thu thập dữ liệu cho việc nghiên cứu thị trường như sử dụng dịch vụ của công ty nghiên cứu thị trường, công cụ online hoặc thu thập trực tiếp. Bao gồm:

    • Sử dụng các công cụ nghiên cứu thị trường trực tuyến như Công cụ Metric – Phân tích dữ liệu thương mại điện tử; Google Trends – Công cụ phân tích xu hướng; Google Analytics – Công cụ phân tích lưu lượng truy cập, các truy vấn tìm kiếm của khách hàng,…
    • Tiến hành khảo sát trực tiếp.
    • Phỏng vấn khách hàng, đối tác, chuyên gia.
    • Quan sát hành vi khách hàng, đối thủ cạnh tranh.

    Tùy thuộc vào mục đích và mức độ nghiên cứu mà doanh nghiệp sẽ chọn phương pháp phù hợp nhất. 

    Quay lại ví dụ trên, để thu thập dữ liệu nghiên cứu thị trường cho ra mắt sản phẩm trà sữa mới, bạn có thể sử dụng các nguồn và phương pháp sau:

    Dữ liệu thứ cấp: Thu thập thông tin thứ cấp từ các nguồn công khai như:

    • Báo cáo thị trường về ngành trà sữa tại Việt Nam.
    • Số liệu thống kê về thị hiếu của khách hàng trẻ tuổi.
    • Website và mạng xã hội của các đối thủ cạnh tranh.

    Dữ liệu sơ cấp:

    • Khảo sát: Tạo bảng câu hỏi online về sở thích uống trà sữa, mức độ hài lòng với các sản phẩm hiện có, mức giá chấp nhận được, kênh truyền thông ưa thích,…
    • Phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp hoặc qua mạng xã hội với các khách hàng tiềm năng, chuyên gia về ngành trà sữa.
    • Quan sát: Theo dõi hành vi của khách hàng tại các quán trà sữa, phân tích thông tin trên mạng xã hội để nắm bắt xu hướng thị trường.

    >> Xem ngay: Báo cáo Trà sữa tự pha

    Bước 4: Phân tích dữ liệu

    Trong quá trình nghiên cứu thị trường, bạn sẽ cần trích xuất các dữ liệu thu thập được và phân tích chúng. Từ đó, bạn có thể kiểm tra độ chính xác của các giả thuyết và lý thuyết, đồng thời kiểm tra các giả định và sức thuyết phục của kết luận.

    Bước 5: Xây dựng báo cáo nghiên cứu thị trường

    Báo cáo kết quả nghiên cứu thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin và kiến thức cho các bên liên quan, từ đó hỗ trợ đưa ra quyết định chiến lược hiệu quả. Do đó, để xây dựng một báo cáo nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp cần lưu ý những điều sau đây:

    • Trình bày rõ ràng, trực quan, dễ hiểu kết quả nghiên cứu: Bao gồm những thông tin chính, bảng biểu, đồ thị, phân tích kết quả.
    • Nêu bật những phát hiện chính và các khuyến nghị cho hành động tiếp theo: Đề xuất những giải pháp cụ thể dựa trên kết quả nghiên cứu.
    • Cung cấp dữ liệu chi tiết và minh bạch: Đảm bảo độ tin cậy và chính xác của dữ liệu.

    Nắm bắt cách nghiên cứu thị trường hiệu quả chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định chiến lược sáng suốt, tối ưu hóa lợi thế cạnh tranh và tiến đến thành công bền vững. Tuy nhiên, việc thực hiện nghiên cứu thị trường hiệu quả đòi hỏi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế.

    Để giúp bạn đưa ra những quyết định chiến lược dựa trên dữ liệu chính xác và đầy đủ, Metric cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp, dựa trên nền tảng phân tích dữ liệu sử dụng công nghệ Big Data. 

    >> Tải xuống báo cáo nghiên cứu thị trường của Metric về ngành hàng nhà cửa đời sống trên sàn thương mại điện tử

    Bí mật nghiên cứu thị trường thành công chi tiết từ A-Z

    nghien-cuu-thi-truong

    Bạn muốn đưa ra những quyết định kinh doanh thông minh và tối ưu hóa lợi nhuận? Bí mật nằm ở việc nắm bắt thị trường mục tiêu một cách chính xác. Nghiên cứu thị trường chính là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công, giúp bạn hiểu rõ nhu cầu, hành vi và mong muốn của khách hàng, phân tích đối thủ cạnh tranh và nắm bắt xu hướng tiêu dùng. Hãy cùng Metric khám phá ngay những bí mật nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp kinh doanh thành công trong bài viết dưới đây.

    Nghiên cứu thị trường là gì?

    Nghiên cứu thị trường (Market research) là quá trình thu thập, phân tích và diễn giải thông tin về thị trường mục tiêu, bao gồm khách hàng, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm/dịch vụ và xu hướng tiêu dùng. Mục tiêu chính của nghiên cứu thị trường là cung cấp cái nhìn sâu sắc về thị trường, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả, tối ưu hóa lợi nhuận và tăng cường khả năng cạnh tranh. 

    Mỗi doanh nghiệp sẽ có cách nghiên cứu thị trường khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như gia nhập, mở rộng thị trường, ra mắt sản phẩm hoặc dịch vụ mới, bắt đầu một hoạt động kinh doanh hay thực hiện chiến dịch truyền thông, xây dựng thương hiệu… Tuy nhiên, nghiên cứu thị trường là một hoạt động quan trọng và cần thiết nhằm đảm bảo cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp có thể lập kế hoạch chiến lược hợp lý và đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh.

    Nghiên cứu thị trường gồm những gì?

    nghien-cuu-thi-truong

    Nghiên cứu thị trường là một quá trình phức tạp và đa dạng, bao gồm việc thu thập, phân tích và diễn giải thông tin về thị trường mục tiêu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh chính xác và hiệu quả. Để thực hiện nghiên cứu và khảo sát thị trường, doanh nghiệp cần tập trung vào các yếu tố chính sau:

    Độ lớn và xu hướng thị trường

    • Độ lớn thị trường: Cho biết thị trường tiềm năng có lớn hay không, có bao nhiêu khách hàng tiềm năng, và liệu doanh nghiệp có thể phát triển trong thị trường đó hay không. Ví dụ, bạn đang muốn kinh doanh sản phẩm chăm sóc da dành cho giới trẻ. Bạn cần tìm hiểu xem thị trường này có nhiều đối thủ hay không, có bao nhiêu người trẻ quan tâm đến việc chăm sóc da, và họ sẵn sàng chi tiêu bao nhiêu cho sản phẩm này.
    • Xu hướng thị trường: Cho biết thị trường đang phát triển hay suy thoái, đối thủ mở rộng hay thu hẹp hoạt động kinh doanh, nhu cầu khán giả có xu hướng tăng lên hay giảm xuống và những yếu tố nào đang ảnh hưởng đến thị trường. Từ đó, có thể phát hiện ra những xu hướng tiêu dùng mới, công nghệ mới, hoặc những thay đổi trong luật pháp, chính sách có thể tác động đến hoạt động kinh doanh của bạn. 

    Khách hàng mục tiêu

    • Khách hàng: Phân tích nhân khẩu học, tâm lý học, hành vi mua sắm, nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu. Ví dụ: Độ tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, sở thích, phong cách sống, mức độ nhận thức về sản phẩm/dịch vụ, lý do mua hàng, trải nghiệm mua hàng, mức độ hài lòng…
    • Xu hướng tiêu dùng: Theo dõi những thay đổi trong thị hiếu, hành vi mua sắm và nhu cầu của người tiêu dùng. Ví dụ: Xu hướng tiêu dùng hiện tại và trong tương lai, ảnh hưởng của công nghệ, văn hóa, xã hội, môi trường đến hành vi mua sắm, các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng…

    Đối thủ cạnh tranh

    Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh giúp đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, chiến lược marketing, giá cả, dịch vụ khách hàng của đối thủ. Ví dụ: Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, thị phần, điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm/dịch vụ, chiến lược giá cả, kênh phân phối, chiến lược marketing, mức độ hài lòng của khách hàng…

    Nói cách khác, nghiên cứu thị trường giúp bạn trả lời các câu hỏi quan trọng như:

    • Khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Họ có những nhu cầu, mong muốn và hành vi gì?
    • Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai? Họ đang làm gì để thu hút khách hàng?
    • Sản phẩm/dịch vụ của bạn có phù hợp với thị trường hay không? Nó có những ưu điểm và nhược điểm gì so với đối thủ?
    • Xu hướng tiêu dùng hiện tại và trong tương lai là gì? Bạn cần thay đổi chiến lược kinh doanh như thế nào để phù hợp với xu hướng?

    Tại sao nghiên cứu thị trường lại quan trọng đến vậy?

    Trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay, việc đưa ra những quyết định kinh doanh sáng suốt là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu và khảo sát thị trường giúp doanh nghiệp có thể hiểu sâu sắc và cập nhật đầy đủ hơn về ý kiến và quan điểm của người tiêu dùng. Nguồn dữ liệu hữu ích về thị trường này góp phần xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm và các chiến lược tiếp thị, kinh doanh thông minh cho doanh nghiệp.

    Và sau đây là những lý do nghiên cứu thị trường là hoạt động đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào:

    Hiểu rõ thị trường mục tiêu. Bằng việc thu thập và phân tích thông tin về khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể nắm bắt nhu cầu, mong muốn, hành vi mua sắm và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ. Từ đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ, chiến lược marketing và dịch vụ khách hàng cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng, tăng cường sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng.

    Phân tích đối thủ cạnh tranh. Thực hiện các nghiên cứu so sánh thị trường giúp doanh nghiệp đi trước các đối thủ cạnh tranh. Việc nắm bắt điểm mạnh, điểm yếu, chiến lược marketing, giá cả, dịch vụ khách hàng giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược cạnh tranh hiệu quả, tạo ra sự khác biệt dẫn đầu và thu hút khách hàng.

    Đánh giá khả năng thành công của sản phẩm/dịch vụ. Thông qua việc phân tích tiềm năng thị trường, nhu cầu của khách hàng, mức độ cạnh tranh và các rủi ro tiềm ẩn, doanh nghiệp có thể xác định khả năng thành công của sản phẩm/dịch vụ và đưa ra những quyết định đầu tư hiệu quả. Ngoài ra, việc hiểu nhu cầu khách hàng cũng sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu sản phẩm/dịch vụ phù hợp nhất với thị hiếu tiêu dùng và bắt kịp thời điểm.

    Tối ưu hóa chiến lược kinh doanh. Bằng việc nắm bắt thông tin về thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả của các hoạt động marketing, bán hàng, sản xuất, dịch vụ khách hàng và đưa ra những chiến lược phù hợp để đạt được mục tiêu kinh doanh.

    Giảm thiểu rủi ro đầu tư. Việc hiểu rõ thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng và phân tích đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp có thể dự báo tốt được các hoạt động sản xuất và bán hàng. Đồng thời xác định mức độ thành công hay thất bại về kinh tế, doanh số có thể đạt được khi tham gia thị trường mới. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra những quyết định đầu tư sáng suốt, tránh lãng phí tài nguyên và công sức vào những dự án không hiệu quả.

    Tóm lại, nghiên cứu thị trường là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh chính xác, tối ưu hóa lợi nhuận và tăng cường khả năng cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động. Bằng việc đầu tư vào nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể nắm bắt cơ hội, thích nghi với những thay đổi và gặt hái thành công trong kinh doanh.

    Các phương pháp nghiên cứu thị trường

    Có nhiều phương pháp nghiên cứu và khảo sát thị trường, tùy theo mục tiêu, ngân sách, thời gian và nguồn lực mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp phù hợp. Dưới đây là các phương pháp nghiên cứu thị trường thường được áp dụng như sau:

    Dựa theo nguồn dữ liệu thu thập

    Nghiên cứu sơ cấp

    Đây là phương pháp thu thập thông tin trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu, ví dụ như khảo sát ý kiến khách hàng, phỏng vấn chuyên gia, hoặc quan sát hành vi người tiêu dùng. Việc thu thập thông tin sơ cấp cần nhiều thời gian, công sức và chi phí hơn.

    Nghiên cứu thứ cấp

    Đây là phương pháp nghiên cứu dựa trên thông tin đã được người khác thu thập và phân tích bao gồm báo cáo nghiên cứu thị trường, thống kê chính phủ, hoặc các nghiên cứu đã được công bố trước đây. Phương pháp này mang đến lợi thế về thời gian và chi phí, tuy nhiên thông tin thu được có thể không hoàn toàn phù hợp với khoảng thời gian cần nghiên cứu.

    Kết hợp cả hai phương pháp này sẽ mang lại cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về vấn đề nghiên cứu. Sử dụng nghiên cứu thứ cấp để hiểu rõ hơn về thị trường, đối thủ cạnh tranh và xu hướng tiêu dùng. Trong khi đó, sử dụng nghiên cứu sơ cấp để thu thập thông tin sâu hơn, cụ thể hơn về đối tượng nghiên cứu.

    Dựa theo loại dữ liệu thu thập 

    Nghiên cứu định tính: Đi sâu vào tâm lý khách hàng

    Nghiên cứu định tính tập trung vào việc thu thập dữ liệu mang tính chất chủ quan, phản ánh suy nghĩ, cảm xúc, động lực và trải nghiệm của khách hàng. Các phương pháp phổ biến trong nghiên cứu định tính bao gồm:

    • Phỏng vấn: Thực hiện phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp với khách hàng mục tiêu để thu thập thông tin về nhu cầu, ý kiến và trải nghiệm của họ. Phỏng vấn có thể được thực hiện theo nhiều hình thức như phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn trực tuyến…
    • Nhóm thảo luận: Tổ chức các buổi thảo luận nhóm với khách hàng mục tiêu để thu thập thông tin về ý kiến, thái độ và phản hồi của họ về sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu…
    • Quan sát hành vi: Quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp hành vi mua sắm, sử dụng sản phẩm/dịch vụ của khách hàng để thu thập dữ liệu về nhu cầu và thói quen của họ. Phương pháp này hữu ích trong việc hiểu rõ cách khách hàng tương tác với sản phẩm/dịch vụ thực tế.

    Ưu điểm:

    • Cung cấp thông tin chi tiết và sâu sắc về tâm lý, động lực và hành vi của khách hàng.
    • Giúp doanh nghiệp hiểu rõ những vấn đề mà khách hàng gặp phải và mong muốn đổi mới, cải tiến gì từ sản phẩm/dịch vụ.
    • Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm/dịch vụ mới, cải thiện sản phẩm/dịch vụ hiện tại và xây dựng chiến lược marketing hiệu quả.

    Nhược điểm:

    • Dữ liệu định tính thường mang tính chủ quan và khó lượng hóa.
    • Khó áp dụng cho nghiên cứu quy mô lớn.
    • Cần chuyên gia giàu kinh nghiệm để phân tích và diễn giải dữ liệu.

    Nghiên cứu định lượng: Dựa trên dữ liệu và đưa ra kết luận chính xác

    Nghiên cứu định lượng tập trung vào việc thu thập dữ liệu mang tính khách quan, có thể lượng hóa và phân tích bằng các phương pháp thống kê. Các phương pháp phổ biến trong nghiên cứu định lượng bao gồm:

    • Khảo sát: Thu thập thông tin từ một mẫu khách hàng mục tiêu thông qua bảng hỏi khảo sát có sẵn. Khảo sát có thể được thực hiện theo nhiều hình thức như khảo sát trực tiếp, khảo sát trực tuyến, khảo sát qua điện thoại…
    • Phân tích dữ liệu thứ cấp: Sử dụng dữ liệu đã được thu thập sẵn từ các nguồn công khai, bao gồm báo cáo nghiên cứu thị trường, dữ liệu dân số, dữ liệu kinh tế, báo cáo doanh thu, báo cáo dữ liệu thương mại điện tử mạng xã hội…

    Ưu điểm:

    • Dữ liệu thu thập được có thể lượng hóa và phân tích bằng các phương pháp thống kê.
    • Cho phép so sánh dữ liệu và đưa ra kết luận chính xác.
    • Có thể áp dụng cho nghiên cứu quy mô lớn.

    Nhược điểm:

    • Dữ liệu thu thập được thường mang tính chung chung và không phản ánh đầy đủ tâm lý khách hàng.
    • Khó xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng được quan sát.
    • Cần chuyên gia về thống kê để phân tích và diễn giải dữ liệu.

    >> Xem ngay các báo cáo nghiên cứu thị trường thương mại điện tử

    Các công cụ nghiên cứu thị trường

    Bên cạnh các phương pháp nghiên cứu thị trường truyền thống, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu thị trường trực tuyến để thu thập và phân tích dữ liệu hiệu quả hơn.

    Metric – Công cụ phân tích dữ liệu E-commerce

    nghien-cuu-thi-truong

    Metric là nền tảng phân tích dữ liệu thương mại điện tử đầu tiên tại Việt Nam dựa trên công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) giúp doanh nghiệp thấu hiểu thị trường, đưa ra các quyết định thấu đáo trong đầu tư, sản xuất và kinh doanh. Sử dụng công cụ phân tích dữ liệu Metric giúp bạn dễ dàng phân tích dữ liệu trên các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, TikTok, Tiki, Lazada và tùy biến theo ngành hàng, nắm bắt xu hướng, giá cả hàng hóa, sản phẩm bán chạy và đối thủ cạnh tranh. Số liệu của Metric có độ phủ rộng lên tới 95% và được hàng ngàn thương hiệu, nhà bán sử dụng hỗ trợ cho chiến lược kinh doanh.

    Google Forms – Công cụ khảo sát trực tuyến

    Google Forms là một công cụ khảo sát trực tuyến miễn phí và tiện lợi, giúp bạn khảo sát, thu thập và phân tích dữ liệu một cách dễ dàng. Ứng dụng của Google Forms rất đa dạng, phù hợp với nhiều mục đích khác nhau của doanh nghiệp. 

    Google Trends – Công cụ nghiên cứu từ khóa

    Google Trends là một công cụ nghiên cứu thị trường miễn phí khác của Google. Công cụ này cung cấp dữ liệu về mức độ phổ biến của các từ khóa tìm kiếm trên Google trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó, bạn có thể xác định được những từ khóa đang hot, những từ khóa có tiềm năng phát triển và những từ khóa đang giảm dần mức độ phổ biến. Google Trends thường được nhà tiếp thị, nhà nghiên cứu và những người muốn hiểu rõ xu hướng tìm kiếm của người dùng sử dụng.

    Công cụ theo dõi mạng xã hội

    Hootsuite là một trong những công cụ phổ biến trong việc theo dõi và lắng nghe thảo luận của người dùng trên mạng xã hội. Công cụ phân tích dữ liệu này giúp bạn theo dõi và phân tích các tương tác của khách hàng trên các mạng xã hội, giúp bạn hiểu được cảm nhận của khách hàng về thương hiệu cũng như những xu hướng thị trường đang được quan tâm.

    Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các công cụ phân tích dữ liệu và phân tích đối thủ cạnh tranh khác như Google Analytics, SimilarWeb, Ahrefs,… Các công cụ cho phép bạn phân tích các dữ liệu về khách hàng, lưu lượng truy cập trang web và các hành vi trên trang web để hiểu được xu hướng và khách hàng của bạn.

    Những lưu ý khi thực hiện nghiên cứu thị trường

    Để hoạt động nghiên cứu thị trường góp phần mang lại hiệu quả cho chiến lược kinh doanh và không gây lãng phí thời gian, chi phí, hãy lưu ý những vấn đề sau: 

    Xác định mục tiêu rõ ràng: Bạn muốn tìm hiểu vấn đề gì? Mục tiêu nghiên cứu là gì? Ví dụ, bạn muốn hiểu thị trường tiềm năng cho sản phẩm mới, đánh giá phản hồi của khách hàng đối với dịch vụ hiện tại, hay tìm hiểu đối tượng mục tiêu phù hợp nhất?

    Lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp: Bạn có thể kết hợp các phương pháp nghiên cứu thứ cấp để có cái nhìn tổng quan, sau đó bổ sung bằng nghiên cứu sơ cấp để thu thập thông tin chi tiết hơn.

    Thiết kế mẫu nghiên cứu phù hợp:

    • Kích cỡ mẫu: Đảm bảo đủ lớn để có thể kết luận chính xác.
    • Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên để đảm bảo tính đại diện.
    • Lựa chọn đối tượng: Xác định chính xác đối tượng mục tiêu và lựa chọn mẫu phù hợp với đối tượng đó.

    Trình bày kết quả một cách chuyên nghiệp:

    • Sử dụng đồ họa trực quan: Sử dụng biểu đồ, bảng biểu để trình bày kết quả nghiên cứu khảo sát một cách dễ hiểu.
    • Đưa ra những insights rõ ràng: Kết luận chính xác và đưa ra những khuyến nghị dựa trên dữ liệu thu thập được.

    Kết luận

    Hiểu và nắm bắt thị trường là chìa khóa dẫn đến thành công trong kinh doanh. Nghiên cứu thị trường là hoạt động giúp bạn hiểu rõ đối tượng khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nắm bắt xu hướng và đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả. Hãy đầu tư thời gian và công sức vào việc nghiên cứu thị trường để đưa ra những quyết định sáng suốt và dẫn dắt doanh nghiệp của bạn đến thành công!
    Liên hệ ngay METRIC để được tư vấn giải pháp nghiên cứu thị trường chuyên sâu.