Bán lẻ trực tuyến Quý I/ 2024: Tăng trưởng đột phá 78,69% so với cùng kỳ 2023 – Cạnh tranh cao

Doanh thu bán lẻ trên 5 sàn TMĐT lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với Q1/ 2023, chưa bao gồm doanh thu từ các phiên livestream

Doanh số tăng trưởng vượt bậc, chỉ số về số lượng nhà bán khởi sắc sau nhiều quý ảm đạm 

Đi cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước, bức tranh về thị trường sàn TMĐT trong Q1/ 2024 cũng hiện lên nhiều gam màu tươi sáng. Tổng doanh số trên 5 sàn TMĐT lớn nhất tại Việt Nam hiện nay (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop) đã đạt mức 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng tới 78,69% so với cùng kỳ năm 2023. Con số này vượt xa kỳ vọng bởi theo nhiều dự báo, doanh số thị trường TMĐT năm 2024 sẽ chỉ tăng khoảng 35% so với 2023. Đồng thời, 766,7 triệu đơn vị sản phẩm đã được giao thành công tới người tiêu dùng trong 3 tháng qua – tăng 83,21% so với cùng kỳ. Với nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa được triển khai, người dân đang có xu hướng chi tiêu thoải mái hơn so với giai đoạn hậu Covid-19. Và mua sắm online đang ngày càng trở thành 1 phần không thể thiếu trong thói quen tiêu dùng.

Cùng với sự phát triển chóng mặt về doanh số và sản lượng bán, Q1/ 2024 cũng đã ghi nhận một chỉ số vô cùng tích cực: số lượng nhà bán phát sinh đơn hàng có tốc độ tăng trưởng dương – lần đầu tiên trong nhiều quý trở lại đây. Có thể nói, bên cạnh sự hồi phục của nền kinh tế, doanh nghiệp đang ngày càng có niềm tin vào sự phát triển của thị trường bán lẻ trực tuyến. TMĐT sẽ là sân chơi buộc phải tham gia nếu muốn tiếp cận số lượng khách hàng khổng lồ. Tuy nhiên, TMĐT luôn là một thị trường đầy khốc liệt, Nếu chỉ cần tìm mặt hàng bất kỳ trên sàn, người dùng có thể nhìn thấy hàng chục, hàng trăm nhà cung cấp. Vì vậy, với số lượng doanh nghiệp tăng lên, chắc chắn cuộc chiến trên nền tảng Ecommerce sẽ ngày càng phức tạp. Nhà bán có thể bị đào thải bất cứ lúc nào nếu không có chiến lược kinh doanh hiệu quả. 

Hiện nay, các doanh nghiệp địa phương cũng đã có những bước tiến mạnh mẽ. tổng doanh thu và sản lượng bán của các địa phương ngoài top 10 đều tăng trưởng trên mức 50%. TMĐT đã không còn là sân chơi riêng cho các doanh nghiệp tại các đô thị lớn mà đã có xu hướng mở rộng ảnh hưởng sang các tỉnh thành. Kho hàng đặt tại các tỉnh thành đồng thời giúp rút ngắn thời gian vận chuyển – giao hàng, thúc đẩy tăng trưởng và đáp ứng nhu cầu mua hàng nhanh chóng của người tiêu dùng ở địa phương. ​Tổng doanh thu và sản lượng bán của các địa phương ngoài top 10 đều tăng trưởng trên mức 50%.​

Trong 2 năm qua, nhiều chương trình và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển TMĐT tại địa phương đã và đang liên tục được triển khai bởi nhiều đơn vị từ tổ chức nhà nước tới các doanh nghiệp tư nhân, điển hình như Bệ phóng TMĐT Tây Nguyên 2022, Hội thảo Quản lý và Phát triển TMĐT toàn quốc 2023, Tuần lễ chuyển đổi số Huế 2023,… Điều này đã thúc đẩy không nhỏ sự chuyển mình của khối kinh doanh trực tuyến tại các địa phương ở mọi cấp độ.​

Làm Đẹp tiếp tục dẫn đầu doanh số toàn thị trường, một ngành hàng tăng trưởng đến gần 150%

Với việc mang lại tổng cộng 11,25 nghìn tỷ đồng cho cả 5 sàn TMĐT trong 3 tháng đầu năm, Làm đẹp cho thấy sức ảnh hưởng của mình khi tiếp tục duy trì vị trí quán quân trong bảng xếp hạng những ngành hàng có doanh thu cao nhất.

Ông Phạm Bảo Trung – Giám đốc kinh doanh Metric chia sẻ, sở dĩ Làm đẹp có thể duy trì vị thế từ năm này qua năm khác đến từ 3 đặc trưng ngành hàng: sản phẩm có sức mua lại cao, nhiều chương trình khuyến mại so với cửa hàng offline, khách hàng phần nhiều là nữ – tệp khách hàng chủ yếu của các sàn TMĐT. Chăm sóc da mặt là nhóm sản phẩm phổ biến nhất với doanh số 3223 tỷ đồng, với 22,32 triệu sản phẩm được bán ra. 

Bên cạnh đó, quý I năm 2024 chứng kiến sự phát triển thần tốc của ngành hàng điện gia dụng, với mức doanh số tăng trưởng 146,8% và sản lượng bán tăng tới gần 370%. Top đầu những sản phẩm bán chạy đều có mức giá cao, điển hình như máy chiếu, robot hút bụi,… Điều này cho thấy người tiêu dùng đã không còn ngại mua sắm những mặt hàng có giá trị trên sàn online nếu nhà bán chứng minh được uy tín và chất lượng sản phẩm. 

Thị trường sàn bán lẻ trực tuyến quý II/2024: Tiếp tục tăng trưởng ổn định

Dự báo trong Q2/ 2024, tổng doanh số trên 5 sàn bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam hiện nay sẽ đạt mức 84,87 nghìn tỷ đồng với 882,12 triệu đơn vị sản phẩm được bán ra; tăng lần lượt 19,2% và 13,57% so với Q1/ 2024. Đây là mục tiêu hoàn toàn có thể đạt được khi thị trường đã có bước khởi đầu hết sức tích cực. ​

Tuy nhiên, những biến động địa chính trị làm ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng, sự xâm nhập từ các nhà bán nước ngoài và thay đổi chính sách từ 1 số sàn TMĐT với trọng tâm đề cao người mua,… sẽ là những thách thức mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt nếu muốn phát triển trong phần còn lại của năm 2024. Tìm hiểu kỹ thị trường, lựa chọn sản phẩm và sàn TMĐT để kinh doanh, đề ra chiến lược hiệu quả dựa trên những số liệu và phân tích thực tế sẽ là hướng đi đúng cho nhà bán trong giai đoạn hiện nay.

*Số liệu trong Báo cáo toàn cảnh thị trường Bán lẻ trực tuyến Q1/ 2024 được các chuyên gia Nghiên cứu thị trường và Phân tích dữ liệu lớn của Metric thực hiện độc lập, dựa trên các số liệu công khai từ ngày 1/1/2024 đến 31/03/2024 và không bị ảnh hưởng bởi các đơn vị thứ 3. Trong báo cáo này, số liệu thống kê đã loại bỏ các sản phẩm: hàng hóa ở dạng dịch vụ, quà tặng có sản lượng bán bất thường không tương xứng với phản hồi từ người tiêu dùng, các sản phẩm bán đơn ảo và chưa bao gồm sản phẩm bán từ các phiên livestream.

Metric đồng hành cùng Workshop “Chiến lược kinh doanh TMĐT 2024”

Trong Báo cáo Toàn cảnh Thị trường sàn bán lẻ Trực tuyến 2023, doanh thu trên 5 sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam năm 2024 được dự báo tăng trưởng 35% lên mức 310 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, sự cạnh tranh sẽ vô cùng gay gắt khi các nhà bán sẽ ngày càng chuyên nghiệp.
Vậy các doanh nghiệp cần chuẩn bị như thế nào khi bước sang năm mới? Workshop “Chiến lược kinh doanh TMĐT 2024” sẽ giúp doanh nghiệp:

  • Hiểu rõ về chiến lược kinh doanh TMĐT 2024 trên sàn Shopee và Tiktok
  • R&D sản phẩm, lựa được chủ lực, tiềm năng, sản phẩm hottrend khi kinh doanh trên sàn
  • Hướng dẫn Livestream và booking KOL, KOC hiệu quả nhất
  • Chia sẻ bí quyết làm Affiate Tiktok viral
  • Kiểm soát – Quản trị kho, nhân sự, tài chính, thuế TMĐT, tránh việc lãi ảo lỗ thật

Sự kiện chắc chắn sẽ mang đến những thông tin hữu ích dành cho nhà bán trên các sàn TMĐT trước khi bước sang năm Giáp Thìn 2024

Thời gian diễn ra sự kiện: 30 – 31/01/2024
Hình thức tham gia: Zoom Online
Đăng ký tham dự sự kiện tại: https://ecom2024.ecomacademy.edu.vn/

Metric vs Chỉ tiêu Kinh tế Số

Là một phần trong các Hợp tác phối hợp với các cơ quan thống kê số liệu. Metric vinh dự được giao nghiên cứu thống kê các chỉ tiêu số liệu Kinh tế Số theo địa phương như sau:

(i) Doanh số Thương mại Điện tử bán lẻ theo từng địa phương

(ii) Tỉ lệ mua hàng trực tuyến theo từng địa phương

(iii) Giá trị mua sắm bình quân người mua hàng trực tuyến theo từng địa phương

(iv) Số lượng thương nhân có giao dịch TMĐT theo từng địa phương

(v) Tỷ lệ doanh thu TMĐT bán lẻ trong tổng mức bán lẻ HHDVTD

Phương pháp thống kê

Nguồn số liệu đầu vào

STTSố liệuNguồn số liệu
1Dân số theo địa phươngTổng cục thống kêLink dẫn nguồn
2Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người phân theo địa phương (GRDP)Tổng cục thống kêLink dẫn nguồn
3Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành phân theo địa phươngTổng cục thống kêLink dẫn nguồn
4Số thuê bao internet theo địa phươngTổng cục thống kêLink dẫn nguồn
5Doanh số theo kho hàng địa phương sàn TMĐTMetricLink dẫn nguồn
6Số gian hàng đăng ký kho hàng địa phương trên sàn giao dịch TMĐTMetricLink dẫn nguồn
7Doanh số các sàn giao dịch TMĐTMetricLink dẫn nguồn
8Mô hình tỷ lệ phân bổ theo địa phương đối với từng chỉ tiêu Kinh tế sốMetricLink dẫn nguồn
9Tổng số người mua sắm trực tuyếnCục TMĐT và KTS
Sách Trắng TMĐT năm 2022
Link dẫn nguồn

Phương pháp tính toán thống kê của Metric

Phương pháp khảo sát và nghiên cứu thị trường của Metric gọi là “tính toán thống kê”, có đặc điểm khác với phương pháp thống kê mẫu thông thường như sau: Metric sử dụng lợi thế của Big Data và Học máy (Machine Learning/AI), giúp tăng số lượng mẫu thống kê kèm với tính toán dữ liệu lớn.

Đối với tất cả các chỉ tiêu kinh tế Số, Metric sử dụng nhất quán phương pháp tính toán thống kê như sau:
+ Thống kê và tính toán bằng Học máy đối với số liệu từ Big Data của Metric. (Chủ quan từ Big Data). Tỷ lệ ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng chiếm 55-70%.
+ Sử dụng các đầu vào từ cơ quan chính thống và uy tín làm các đầu vào khống chế sai số. (Khách quan từ các số liệu uy tín, chính thống) – Tỷ lệ ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng chiếm 20-30%
+ Tinh chỉnh làm sạch số liệu theo khảo sát tình hình thực tế. (Kết hợp khảo sát Khách quan và đánh giá chuyên môn) – Tỷ lệ ảnh hưởng tới kế quả cuối cùng chiếm 10-15%.

Tỷ lệ phân bổ theo địa phương đối với từng chỉ tiêu Kinh tế số của Metric

Bước 1: Tính toán thống kê tổng quy mô toàn quốc
Bước 2: Tính toán thống kê tỷ lệ phân bổ theo địa phương
Bước 3: Số liệu địa phương = tổng quy mô toàn quốc x tỷ lệ phân bổ theo địa phương


Nằm im đợi bão qua hay ứng biến để tăng trưởng?

2023 đi qua với 1 loạt thách thức: ảnh hưởng của Covid-19 vẫn còn nặng nề; bất ổn địa chính trị ảnh hưởng đến các tuyến giao thương quốc tế; chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy cục bộ; thương mại và đầu tư sụt giảm; nợ công tăng mạnh; kinh tế thế giới phục hồi chậm và không đều,… Những “cơn gió ngược chiều” ở cả quốc tế lẫn nội địa đã đẩy tình trạng đầy biến động đến toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, giữa bức tranh xám ảm đạm, vẫn có những điểm sáng tích cực. Trong đó, Ecommerce với từng bước tiến chậm mà chắc đang đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung.

Theo Sách trắng TMĐT Việt Nam năm 2022, thị trường TMĐT Việt Nam đạt nhiều kết quả ấn tượng. Nếu như 2017, TMĐT bán lẻ Việt Nam mới chỉ đạt 6,2 tỷ USD, đến năm 2018, con số này đã chạm 8,06 tỷ USD (tăng 30%). Và đạt 16,4 tỷ USD năm 2022. Báo cáo từ Metric dành cho thị trường sàn bán lẻ trực tuyến nội địa cho thấy, tổng doanh thu 9 tháng đầu năm 2023 ở 5 sàn TMĐT lớn nhất tại Việt Nam hiện nay (Shopee, Lazada, Sendo, Tiki, Tiktok Shop) đã cao hơn cả năm 2022 là 7%, tương đương hơn 10 nghìn tỷ đồng. Theo dự kiến, tốc độ tăng trưởng doanh số của cả năm 2023 so với 2022 là hơn 48% (*), một con số ý nghĩa giữa đầy rẫy khó khăn của 2023. Tính đến nay, TMĐT đã chiếm gần 70% tỉ trọng của nền kinh tế số (Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2023 và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2024 của Cục TMĐT & KTS).

Sản phẩm đầu tiên của chúng tôi – Công ty Cổ phần Khoa học Dữ liệu, không phải Metric, mà là Mua thông minh (Beecost) – tiện ích giúp người mua hàng phát hiện những khuyến mại ảo và xem lịch sử giá bán sản phẩm. Ngay trong tuần đầu tiên ra mắt năm 2019, tiện ích đã có 5.000 người sử dụng và đến nay đã cán mốc 60 triệu lượt người sử dụng hàng tuần, hỗ trợ hơn 10 triệu lượt mua sắm hàng tháng.  

Năm 2020, khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, thói quen tiêu dùng của người dân dịch chuyển sang online, chúng tôi nhanh chóng nắm bắt tình hình và ngày 31/3/2020, tài liệu Excel báo cáo đầu tiên được đội ngũ sáng lập hoàn thành, gồm các trường thông tin cực kỳ cơ bản: Ngành hàng, Tên sản phẩm, Link Shopee, Giá bán, Ngày đăng, Số đơn bán 7 ngày gần đây, Số đơn bán 1 tháng gần đây, Số đơn bán 3 tháng gần đây, Số đơn 6 tháng gần đây. Với mức giá vài triệu đồng mỗi bản báo cáo, chúng tôi đã có sự ủng hộ từ hơn 10 khách hàng đầu tiên đang là nhà bán trên các sàn TMĐT. Sau gần 3 tháng làm việc cật lực, chúng tôi vẫn nhớ như in ngày 18/6/2020, ngày mà nền tảng Metric với giao diện dashboard trực quan dành cho những người làm Marketing, nhà bán hàng, chủ doanh nghiệp muốn theo sát thị trường, chính thức đi vào hoạt động.

Tâm niệm lớn: đồng hành cùng thị trường để kinh doanh TMĐT tại Việt Nam thông minh hơn, có chiến lược hơn bằng phân tích dữ liệu. Song chúng tôi vẫn luôn thử nghiệm bằng những bước nhỏ, để sản phẩm và những điều chỉnh thật sự hữu ích, kể được những thông tin cấp thiết của thị trường mà doanh nghiệp cần trước khi bung nở mạnh mẽ. Như cách mà Metric khởi thành, một tài liệu excel vài trăm dòng đã giúp chúng tôi ứng biến nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường, cũng là cơ sở để đội ngũ sáng lập xây dựng chiến lược dài hạn hơn cho dòng sản phẩm mới dành cho doanh nghiệp. Từ kinh nghiệm của mình, chúng tôi tin rằng mặc cho những khó khăn, nếu doanh nghiệp nhanh nhạy đón đầu thị trường với quyết định kinh doanh chính xác, vẫn có thể lèo lái cả tập thể vượt sóng gió thành công.

Trong 2 năm đầu tiên từ khi Metric bắt đầu được xây dựng, chúng tôi tập trung 90% nguồn lực vào phát triển sản phẩm, tối ưu các bộ tính toán và phương thức thống kê dữ liệu thị trường. Bởi chúng tôi tin rằng nguồn số liệu đầy đủ, chính xác chính là cơ sở vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh. Từng bước, Metric tiếp tục nâng cấp giao diện công cụ phân tích cơ bản trên trang metric.vn. Mở rộng phạm vi dịch vụ với giải pháp Enterprise cho doanh nghiệp lớn với nhu cầu về dữ liệu thị trường sâu hơn như: Đánh giá sản phẩm của khách hàng, Kiểm soát giá,… Đồng thời, vẫn nỗ lực phối hợp cùng Trung tâm Phát triển Thương mại Điện tử (Cục TMĐT & KTS – Bộ Công Thương) và Hiệp hội TMĐT Việt Nam VECOM tham gia hoạt động tại khắp địa phương trên cả nước nhằm giới thiệu và hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh trên nền tảng Ecommerce bằng phân tích dữ liệu.

Giải thưởng Đón đầu xu thế (InnoTrend Establishment Award) trong khuôn khổ chương trình Thách thức đổi mới sáng tạo Việt Nam; Best Sollution Award trao bởi VECOM hay Giải nhì hạng mục Công nghệ số Triển vọng của Nhân tài Đất Việt trong năm 2023. Là những công nhận quý giá của giới chuyên gia về tính ứng dụng và tính hiệu quả mà Metric có thể đem lại. Để chúng tôi nhìn lại chính mình, tiếp tục nỗ lực từng ngày, cải tiến sản phẩm và chất lượng dịch vụ. Như cách mà từng thành viên trong đội ngũ Metric đã cần mẫn tích góp 800 tỉ điểm dữ liệu của 5 sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam, 100 ngàn + website TMĐT… , đóng góp sức nhỏ vào sự tăng trưởng hữu hình của gần 1000 thương hiệu mà chúng tôi có cơ hội đồng hành.

Song có lẽ đáng tự hào hơn tất cả, chính là việc chúng tôi nhận được sự tin tưởng về kho dữ liệu do tập thể 40 thành viên chung tay vun đắp, về giá trị của việc ứng dụng Phân tích dữ liệu Bigdata vào vận hành kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh đầy khó khăn chúng ta vừa đi qua.

Dự báo về một năm 2024 đầy thách thức ngập tràn trên khắp các kênh tin tức. Liệu ta nên nằm im đợi bão qua hay ứng biến để tăng trưởng?

Chúng tôi tin rằng thách thức luôn hiện hữu kể cả trong bối cảnh có nhiều cơ hội nhất! Nghĩa là, chỉ khi ta nắm bắt kịp thời và “xử lý” khéo léo, cơ hội mới thực sự trở nên có giá trị. Và điều này, chưa bao giờ 100% dựa vào may mắn hay án binh bất động mà có được. 

Bạn thấy đấy, chúng ta vẫn đang sở hữu tốc độ phát triển TMĐT thần tốc trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới với quy mô thị trường tăng trưởng ổn định. Thói quen mua sắm qua mạng của người tiêu dùng thành hình rõ nét hơn bao giờ hết. Và nhà bán trên sàn TMĐT ngày càng chuyên nghiệp với những bước đi được tính toán ngày một kỹ lưỡng hơn. Trong khi 2023 chứng kiến khoảng 100 ngàn nhà bán dừng hoạt động (không có đơn bán) (*). Nghĩa là những nhà bán không có sự đầu tư kỹ lưỡng trong chiến lược kinh doanh, hoặc hành động theo cảm tính mà không dựa trên cơ sở thực tế nào, sẽ buộc phải dừng chân. Vì vậy, quyết định đường hướng kinh doanh nhanh, chính xác càng trở thành yếu tố tiên quyết cho sự sống còn của doanh nghiệp.

Thêm liều tích cực cho năm mới rộn rã, ngày đầu năm đội ngũ Metric đã đặt ra nhiều mục tiêu mới: Giảm thiểu độ trễ cập nhật nhật dữ liệu vào hệ trống phân tích Metric.vn xuống còn 1 ngày; Phát triển thêm sản phẩm mới như Price Alert; đồng thời tiếp tục duy trì độ phủ dữ liệu >90%… Tin tưởng rằng, đây cũng là những giá trị mới mẻ sẽ giúp ích hiệu quả hơn, tiếp sức mạnh mẽ hơn cho thương hiệu và doanh nghiệp. Những thay đổi này sẽ được chúng tôi cập nhật liên tục trong năm nay.

2024, Metric đã rất sẵn sàng!

Hà Thanh Tùng

Chủ tịch HĐQT, Đồng sáng lập

(*) Số liệu trích từ Báo cáo toàn cảnh thị trường sàn Bán lẻ trực tuyến 2023 và Dự báo 2024 do Metric thực hiện, dự kiến phát hành đầu tháng 01/2024.

Lập kế hoạch kinh doanh cuối năm ngành hàng Điện máy trên nền tảng Ecommerce

Cuối năm là thời điểm vàng đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện máy khi doanh số có thể đạt bằng một nửa cả năm với chỉ bằng 1/4 thời gian. Vậy làm sao để xây dựng kế hoạch kinh doanh chính xác để tận dụng cơ hội này?  

Ngành hàng điện gia dụng lạc quan dịp cuối năm

Trong mùa mua sắm dịp cuối năm, tủ lạnh, máy giặt, máy lọc không khí,… đang là những món đồ điện gia dụng đứng đầu trong danh sách cần sắm sửa của nhiều gia đình Việt. Đây là kết quả khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi và vòng tuần hoàn thay mới bắt đầu trở lại.   

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, mỗi gia đình chi trung bình 8,4 triệu cho các thiết bị điện gia dụng trong năm 2023. Đồng thời hiện nay, mặt hàng này cũng chiếm 9% tổng gói tiêu dùng cá nhân cho người Việt. Ngành hàng gia dùng cũng đúng thứ 4 trong 11 nhóm ngành hàng chính về quy mô tiêu dùng. Đánh giá về triển vọng của ngành hàng này, nhiều chuyên gia đánh giá đầy tích cực khi thu nhập người tiêu dùng ngày càng tăng cao khiến yêu cầu về chất lượng mẫu mã nhiều hơn.

Năm 2023, Thiết bị điện gia dụng của Việt Nam có thể đạt doanh thu gần 200,000 tỷ đồng (báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Statista). Hàng năm, tỷ lệ tăng trưởng của ngành hàng đạt mốc 5,15% (CAGR 2023 – 2028).

Cuối năm được coi là mùa mua sắm cuối năm của các gia đình Việt. Với phần đông khách hàng ở phân khúc trung cấp, những mặt hàng cần mua thường phải thật sự cần thiết với căn nhà của họ, xứng đáng với giá tiền vì đó là khoản thu nhập họ tích cóp trong cả một năm trời. Người tiêu dùng cân nhắc giữa từng các thương hiệu khác nhau, đồng thời tìm kiếm nơi nào có mức bán rẻ nhất trên cả thị trường online và thị trường offline. 

Chính vì vậy, các nhà phân phối, nhà sản xuất cần thực sự nhạy bén trong việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn sản phẩm để đưa tới tay người tiêu dùng. Bởi chỉ 1 sai sót trong chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ mùa mua sắm cuối năm, thậm chí còn mang đến tác dụng ngược.   

Xây dựng chiến lược kinh doanh chính xác cho mùa mua sắm cuối năm

V là 1 đối tác của Metric hoạt động trong lĩnh vực phân phối các thiết bị điện gia dụng. Để xây dựng một kế hoạch kinh doanh chính xác, doanh nghiệp đã quyết định dựa trên cơ sở số liệu của quý IV/2022. Đầu tiên, V tìm hiểu mức độ tăng trưởng của mùa mua sắm cuối năm so với các tháng trước đó. Thông tin sẽ giúp doanh nghiệp dự đoán được dung lượng của thị trường vào thời điểm này.

Doanh số quý IV/2022 của ngành hàng đạt mốc 3.133 tỷ đồng, tăng trưởng 12% so với quý III/2022, đồng thời số lượng bán cũng tăng 13%. Nếu áp dụng mức tăng trưởng này vào năm 2023, với 5.182 tỷ doanh thu đạt được trong quý III thì 3 tháng cuối năm, số tiền mà ngành hàng điện máy mang lại cho các doanh nghiệp trên 4 sàn TMĐT (Shopee, Tiki, Lazada, Sendo) dự báo đạt mức 5.803 tỷ đồng. Phân tích được quy mô thị trường, V sẽ xác định được khả năng sinh lời, lợi thế cạnh tranh và thị phần của thương hiệu.

Bước 2, tìm kiếm nhóm sản phẩm tăng trưởng tốt nhất. Trong mùa mua sắm năm 2022, Thiết bị điện gia dụng nhỏ và Thiết bị điện gia dụng lớn là 2 ngành hàng có tốc độ tăng trưởng tốt nhất so với quý trước đó. Cụ thể, Thiết bị điên gia dụng nhỏ đạt 1.265 tỷ đồng, Thiết bị đạt gia dụng lớn đạt 430.8 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 18% và 24% so với quý trước đó. Đây cũng là 2 ngành hàng được dự đoán tiếp tục bán chạy vào thời điểm cuối năm 2023. V tiếp tục tục tìm kiếm các sản phẩm xu hướng thuộc 2 ngành hàng này trên Metric. Trong đó, robot hút bụi hay máy lọc không khí đang nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng. Xác định tính năng, mẫu mã và khoảng giá là các bước cuối cùng để doanh nghiệp bắt đầu lập kế hoạch nhập hàng.

Kết quả cho thấy, V đang kinh doanh tốt trong 2 tháng đầu quý IV của năm 2023. Dự báo trong những lễ mua sắm tới đây như Noel, tết dương lịch, tết âm lịch,… khi nhu cầu dọn nhà của người dân tăng cao, các  sản phẩm như robot hút bụi của V srx tiếp tục bán chạy.

Metric hy vọng số liệu thị trường do Metric cung cấp sẽ hỗ trợ hữu hiệu cho các nhà bán trong quá trình phân tích thị trường trên các kênh Thương mại Điện tử.

Phương thức xác định Chiến lược giá Thâm nhập thị trường Ngành hàng Sách

Thị trường sách ảm đạm đã khiến nhiều nhà xuất bản gặp khó. Tuy nhiên, 1 doanh nghiệp đã vượt qua cơn bão này bằng cách lựa chọn sản phẩm đúng và lên chiến lược giá hợp lý.

Thị trường sách trên các sàn TMĐT vẫn còn nhiều thách thức 

Năm 2022 – 2023 được coi là khoảng thời gian hồi phục tại nhiều lĩnh vực kinh tế sau khi trải qua đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, ngành hàng sách lại không hề lạc quan như vậy. Thực tế cho thấy, tại thị trường sách truyền thống, không nhiều đầu sách có sự bứt phá về mặt doanh số. Các công ty sách, các nhà xuất bản,… đa số đều phát hành số lượng “khiêm tốn” trên mỗi đầu sách để hạn chế sự tồn kho. Bởi theo nghiên cứu, nhu cầu về sách trong năm 2022 đã có sự suy giảm.

Những cuốn sách kén người đọc thường chỉ có số lượng in chỉ từ 500 – 1000 cuốn, còn trung bình trong khoảng 1000 – 2000 cuốn. Điều này tạo nên 1 vòng lặp nghịch lý: với nguồn giấy khan hiếm, mức giá nguyên liệu giấy tăng liên tục thì việc phát hành số lượng thấp khiến giá bìa tăng cao. Trong bối cảnh người tiêu dùng đang “thắt lưng buộc bụng” trong giai đoạn kinh tế khó khăn, chỉ chi cho các khoản thiết yếu thì để họ bỏ tiền ra mua sách sẽ không còn dễ dàng như trước.  

Dấu hiệu nhận thấy sự khó khăn của ngành sách chính là việc các công ty, nhà sách, nhà xuất bản,… tổ chức liên tục chương trình xả kho – đẩy hàng tồn với tần suất ngày càng tăng. Dường như quanh năm, độc giả có thể bắt gặp 1 chương trình xả kho hoặc sách đồng giá cả ở offline và nền tảng online. 

Đồng thời, các nền tảng sách nói phát triển mạnh mẽ cũng đã ảnh hưởng không ít tới thị trường sách giấy. Mặc dù là thị trường mới hình thành nhưng doanh thu của sách nói đã đạt gần 100 tỷ đồng (báo cáo của Cục Xuất bản, In và Phát hành thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông).

Cũng theo thống kê của Cục Xuất bản, In và Phát hành, số đầu sách giấy in mới trong năm 2022 đã giảm tới 13%. Lựa chọn sách để in đã là một bài toán khó, lên chiến lược giá để ra mắt thị trường lại càng khó khăn hơn. Giữa bối cảnh thị trường còn nhiều thách thức, nhiều đối thủ cạnh tranh và nhất là khi sách chưa bao giờ là mặt hàng thiết yếu, việc đặt giá không phù hợp sẽ khiến viễn cảnh tồn kho xảy ra cực kỳ cao.

Xây dựng Chiến lược giá xâm nhập phù hợp với thị trường

Doanh nghiệp A là một đối tác của Metric hoạt động trong lĩnh vực phát hành sách. Không nằm ngoài khó khăn chung của thị trường, A cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2022: các đầu sách mới không mang lại doanh thu như kế hoạch, sách sản xuất số lượng ít nên chi phí vận hành cao đồng thời gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các dự án sách nói.

Bài toán được doanh nghiệp đặt ra lúc này chính là tìm một đầu sách đánh trúng nhu cầu hiện hữu của khách hàng, từ đó thúc đẩy doanh thu và mở rộng thị phần. Ngoài ra, sản phẩm này còn phải tránh đối đầu trực tiếp với nền tảng sách nói đang lên ngôi.

Sau nhiều phân tích trên Metric, doanh nghiệp nhận thấy dòng sách Mind Map phù hợp với những tiêu chí được đưa ra. Trong năm 2022, bất chấp khó khăn, sản phẩm này vẫn có một mức độ bán ổn định, đặc biệt tăng trưởng tốt trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 11. Đồng thời, với nội dung đa số là các bản đồ tư duy, rất khó để sách Mindmap chuyển thể sang được sách nói.

Dòng sách Mindmap mà doanh nghiệp quyết định xuất bản có mức giá nhập về là 190.000 đồng. Thông thường, để bù các chi phí và có lãi, doanh nghiệp sẽ đặt mức giá bìa gấp đôi giá nhập. Như vậy, với sản phẩm này, A quyết định bán với mức 380.000 đồng. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế không quá khởi sắc, thương hiệu nhận thấy 380.000 vẫn là một mức giá khó tiếp cận đối với đa số các độc giả. 

Trên các sàn TMĐT lớn, mức giá phổ biến nhất cho dòng sách Mind Map là từ 100.000 – 150.000 đồng. Tuy nhiên, với giá nhập 190.000 đồng, doanh nghiệp không thể bán ra tại mức này. Khoảng giá phổ biến tiếp theo là từ 200.000 – 350.000. Mặc dù thấp hơn với dự định ban đầu, tuy nhiên nhận thấy nếu bán ngoài khoảng này, khả năng tiêu thụ sách sẽ cực kỳ thấp. Nếu xuất bản với số lượng ít để tránh tình trạng tồn kho, chi phí vận hành sẽ còn nâng cao hơn nhiều. Vì vậy, doanh nghiệp quyết định giảm mức giá bìa ban đầu từ 380.000 xuống còn 290.000.              

Kết quả, A thành công tiêu thụ được thành công sản phẩm, qua đó giữ vững doanh thu và thị phần trong mảng sách tham khảo. Qua case study của doanh nghiệp A, các nhà bán trên sàn TMĐT có thể áp dụng dữ liệu thị trường để tăng cường sức cạnh tranh trong một bối cảnh ảm đạm thông qua 2 yếu tố:

– Xác định đúng các sản phẩm đánh trúng mục tiêu của khách hàng và có thể tiêu thụ quanh năm

– Đặt mức giá phù hợp để có thể dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng.

Metric hy vọng số liệu thị trường Metric cung cấp sẽ hỗ trợ hữu hiệu cho các nhà bán trong quá trình đặt chiến lược giá thành công trên kênh Thương mại điện tử

Báo cáo thị trường sàn TMĐT ngành hàng Mẹ & Bé 9 tháng đầu năm 2023

3 quý đầu năm 2023 chứng kiến sự tăng trưởng doanh thu đầy tích cực của Ngành hàng Mẹ & Bé trên 5 sàn TMĐT lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Tổng doanh số cán mốc 8.708 tỷ đồng, cao hơn 57% so với cùng kỳ 2022. Đồng thời, số lượng sản phẩm đã bán cũng lên tới 56,6 triệu – tăng 54%. Báo cáo thị trường sàn TMĐT do các chuyên gia dữ liệu Metric thực hiện độc lập sẽ cung cấp góc nhìn tổng quan về thị trường mua sắm trực tuyến, xu hướng và dự báo mùa mua sắm lớn nhất cuối năm 2023. Cùng chúng tôi điểm qua những điểm đáng chú ý nhất.  

Sữa công thức & Thực phẩm cho bé dẫn đầu ngành hàng

Với 1.544,2 tỷ đồng thu về trong 9 tháng đầu năm 2023, Sữa công thức & Thực phẩm cho bé đang là nhóm sản phẩm đem lại doanh thu nhiều cho ngành hàng Mẹ & Bé. Tuy nhiên, so sánh với cùng kỳ 2022, Đồ dùng phòng ngủ cho bé mới cho thấy sự bứt phá đáng kinh ngạc khi tăng trưởng lên tới 104%. 

Ở chiều ngược lại, 3 nhóm hàng An toàn cho bé, Mẹ & Bé khác, Bộ & Gói quà tặng chứng kiến tình hình kinh doanh không mấy tích cực khi suy giảm lần lượt 7%, 6% và 33%.

Giá rẻ tiếp tục chiếm ưu thế

Xét số lượng sản phẩm bán ra theo phân khúc giá, mức 0 – 100 nghìn đồng đang là khoảng giá phổ biến nhất với 62% thị phần. Lần lượt xếp theo sau là phân khúc giá 200 nghìn – 500 nghìn và 100 nghìn – 200 nghìn.  Dễ dàng nhận thấy, phân khúc giá rẻ vẫn đang được các khách hàng trên nền tảng E-Commerce ưa chuộng.

Tuy nhiên, 200 nghìn đến 500 nghìn mới là khoảng giá mang lại doanh thu nhiều nhất cho ngành hàng. Thu nhập bình quân đầu người ngày càng nâng cao giúp các bậc phụ huynh có thể “mạnh tay” hơn với các sản phẩm dành cho bé, đặc biệt là các sản phẩm liên quan tới sức khoẻ.

Dự báo với mức tăng trưởng trung bình so với quý 4 năm 2022 so với quý 3 năm 2022 là 8%, doanh số quý

4 năm 2023 đạt hơn 3260 nghìn tỷ đồng (Số liệu không bao gồm Tiktok), nhóm hàng dự báo tiếp tục đạt doanh số và tăng trưởng cao quý 4 năm 2023 là các sản phẩm Tã, bỉm.

Chi tiết báo cáo, vui lòng truy cập tại: https://tinyurl.com/momandbabyreport2023  

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới ấn phẩm hoặc cần thông tin cho mục đích viết bài nhằm cung cấp góc nhìn chính xác nhất cho độc giả, vui lòng liên hệ: marketing@metric.vn.

BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG SÀN TMĐT QUÝ III/2023

Quý III/2023 chứng kiến sự tăng trưởng doanh thu vượt bậc của 5 sàn TMĐT lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Tổng doanh thu 9 tháng đầu năm năm 2023 cán mốc 163 nghìn tỷ đồng, đã cao hơn 7% tổng doanh thu cả năm 2022 và chiếm khoảng 3,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (Tổng cục Thống kê ước đạt 4.567.835 tỷ đồng). Đây là con số đầy tích cực trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều biến động. Báo cáo thị trường sàn TMĐT do các chuyên gia dữ liệu Metric thực hiện độc lập sẽ cung cấp góc nhìn tổng quan về thị trường mua sắm trực tuyến, xu hướng và dự báo mùa mua sắm lớn nhất cuối năm 2023. Cùng chúng tôi điểm qua những điểm đáng chú ý nhất.  

Shopmall tiếp tục là xu hướng

Trong quý III/2023, Shopmall cho thấy sự tăng trưởng về doanh thu vượt bậc tăng 80,86% so với cùng kỳ năm 2022. Đồng thời, thị phần của shopmall cũng gia tăng thêm 6%.

Mặc dù phần lớn các nhà bán trên các nền tảng TMĐT hiện vẫn là shop thường, tuy nhiên theo nhận định của Metric dựa trên phân tích số liệu thị trường trong 3 năm vừa qua, shopmall sẽ vẫn là xu hướng chuyển dịch trên sàn của các doanh nghiệp dù hoạt động trong bất kỳ ngành hàng nào. 

Dễ dàng nhận thấy nhất tại ngành Thời trang nữ và Nhà cửa & Đời sống, doanh thu shopmall của 2 ngành hàng này đã tăng lần lượt 113% và 104%. Từ trước đến nay, thị hiếu người tiêu dùng khi mua sản phẩm Thời trang nữ và Nhà cửa & Đời sống thường sẽ quan tâm đến xu hướng mới nhất, kiểu dáng, thiết kế hoặc công dụng nhiều hơn là thương hiệu. Điều này giúp nhiều nhà bán nhỏ lẻ vẫn còn rất nhiều đất để kinh doanh. Tuy nhiên, việc shopmall ngày càng chiếm được thị phần, nghĩa là người tiêu dùng đã quan tâm nhiều hơn tới uy tín của thương hiệu, buộc các nhà bán cần thay đổi cách thức tiếp cận khách hàng. Dịch chuyển lên shopmall để tăng cường độ phủ và uy tín trên nền tảng Ecommerce, nhận được tối đa các quyền lợi và chính sách hỗ trợ (ví dụ hỗ trợ mã giảm giá hoặc trợ giá trong các chương trình lớn),… sẽ là hướng đi chính trong giai đoạn hiện nay.

Ngành hàng Điện thoại – Máy tính bảng: Hoặc là cao cấp, hoặc là giá rẻ

Với doanh thu 4.338 tỷ đồng, Điện thoại – Máy tính bảng thuộc top 5 ngành hàng có doanh số cao nhất trên tổng các sàn TMĐT Shopee, Lazada, Tiktok Shop, Tiki, Sendo trong quý III/2023. Đây cũng là ngành hàng có sự bứt tốc ngoạn mục khi tăng trưởng tới 61% so với cùng kỳ 2022, đồng thời đưa 6.198 triệu sản phẩm tới tay khách hàng. 4 thương hiệu có doanh thu cao nhất ngành hàng không còn quá xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam, lần lượt là Apple, SamSung, Xiaomi và Oppo. Tuy nhiên, hành vi người tiêu dùng nhóm ngành này trên sàn TMĐT có 1 chi tiết vô cùng độc đáo mà các nhà bán, nhà phân phối không thể bỏ qua. Đó là, sản phẩm hoặc cực đắt tiền hoặc cực rẻ sẽ mang lại nhiều doanh số hơn các sản phẩm tầm trung.

Cụ thể, khoảng giá từ 2 triệu – 5 triệu và 20 triệu – 25 triệu đều mang về cho các Shopee, Lazada, Tiki, Sendo hơn 300 tỷ đồng. Điều này đi ngược lại suy nghĩ chung của nhiều người rằng 5 triệu – 20 triệu mới là khoảng giá phổ biến của nhóm sản phẩm này. 

Quý IV/2023, ngành hàng này sẽ tiếp tục phát triển khi sẽ có 1 loạt các mẫu điện thoại mới dự kiến được tung ra dịp cuối năm cùng nhiều chương trình khuyến mãi sẽ khiến mức giá sản phẩm “cũ” “mềm” hơn rất nhiều so với thời điểm ra mắt.

49,5 nghìn nhà bán dừng hoạt động, thị trường cạnh tranh khốc liệt

So với Quý III/2022, Quý III/2023 tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm mạnh số lượng nhà bán khi mức giảm đã lên tới 12%. Nguyên do đầu tiên đến từ những yếu tố khách quan của thị trường. Nền kinh tế trong nước 9 tháng đầu năm đối mặt với không ít khó khăn, thách thức khi tình hình kinh tế chung của thế giới vẫn còn nhiều bất ổn. Đồng thời,việc người tiêu dùng đang “thắt lưng buộc bụng” và ngày càng tính toán cẩn thận hơn trong chi tiêu đã trực tiếp tác động tiêu cực tới các nhà bán trên sàn TMĐT. 

Tuy nhiên, nhiều nhà bán bị buộc rời khỏi sân chơi TMĐT lại đến từ chính yếu tố chủ quan của doanh nghiệp. Trong đó, những sai lầm mà các nhà bán nhỏ lẻ thường mắc phải chính là không có chiến lược kinh doanh cụ thể, chưa tìm hiểu kỹ thị trường trước khi nhập hàng/sản xuất, chi phí vận hành chưa được kiểm soát chặt chẽ,… Trong tương lai gần, nền tảng TMĐT sẽ ngày càng chuyên nghiệp và trở thành sân chơi chính của nhiều doanh nghiệp có mục tiêu và chiến lược kinh doanh thấu đáo; nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng thì việc rời khỏi thị trường là hệ quả tất yếu sẽ xảy ra.  

Ngành hàng Mẹ & Bé: Xác định đúng dung lượng thị trường giúp doanh nghiệp luôn trụ trong Top 10 doanh số trên sàn

1 Chiến lược kinh doanh đúng cần xây dựng trên nền tảng nghiên cứu thị trường chính xác. Tuy nhiên, với riêng ngành Mẹ & Bé trên nền tảng TMĐT, nghiên cứu thị trường không hề dễ dàng khi sản phẩm ảo, sản phẩm nhiễu xuất hiện tràn lan.

Ngành hàng Mẹ & Bé còn nhiều dư địa phát triển 

Theo báo cáo của Euromonitor, doanh thu sản phẩm Mẹ và Bé tại Việt Nam (bao gồm quần áo trẻ em, các sản phẩm dành riêng cho trẻ em và thực phẩm trẻ em) đạt khoảng 50.100 tỷ đồng trong năm 2021 và dự kiến mức độ tăng trưởng khoảng 7.3%/năm sẽ được duy trì trong giai đoạn từ 2021 – 2025. Nielsen ước tính, doanh thu của thị trường này có thể đạt quy mô 7 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng lớn. 

Không khó hiểu khi ngành hàng này nhận được nhiều đánh giá tích cực khi đang sở hữu 3 yếu tố làm động lực phát triển. Đầu tiên, theo báo cáo của Danso.org, mỗi ngày trung bình có 3887 trẻ em được sinh ra tại Việt Nam. Điều này đã tạo tiền đề để xây dựng lượng cầu ngày một lớn, qua đó trực tiếp mở rộng sân chơi cho các thương hiệu Mẹ & Bé.

Thứ hai, thu nhập bình quân nâng cao giúp năng chi tiêu tăng lên, người tiêu dùng ngày càng không “tiếc tay” với các sản phẩm dành cho bé. Cuối cùng, các kênh phân phối online phát triển mạnh đã thúc đẩy mạnh mẽ doanh thu ngành hàng này trong nhiều năm gần đây. 

Tuy nhiên, thị trường đang là nơi cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt của nhiều thương hiệu lâu năm và tạo dựng được uy tín trong lòng khách hàng. Đồng thời, theo nghiên cứu của Euromonitor International về hành vi tiêu dùng của nhóm khách hàng cha mẹ Việt Nam cho thấy: những thương hiệu quốc tế (từ các nước Châu Âu, Úc, Mỹ,…) thường được ưa chuộng hơn bởi khả năng làm sạch mà không gây kích ứng cho da bé, người dân thành thị quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm trong khi người nông thôn chú trọng chủ yếu vào giá thành.

Nghiên cứu đúng được thị trường sẽ là yếu tố quan trọng nếu các doanh nghiệp muốn phát triển trong ngành hàng này. Tuy nhiên, trên nền tảng E-Commerce, công đoạn này không hề dễ dàng khi tình trạng đơn ảo, sản phẩm nhiều,… xuất hiện tràn lan.       

2 bước xác định đúng dung lượng thị trường ngành hàng Mẹ & Bé

S – 1 đối tác của Metric là nhà sản xuất ngành hàng Mẹ & Bé. Các sản phẩm của doanh nghiệp luôn hướng tới một mục tiêu là giúp các bà mẹ chăm sóc con một cách thông minh, khoa học và dễ dàng hơn. 

Là thương hiệu uy tín và lâu năm, sản phẩm của S đã hiện diện trên nhiều chuỗi hiệu thuốc và các cửa hàng Mẹ & Bé. Khi nền tảng E-Commerce ngày càng phát triển tại Việt Nam, doanh nghiệp cũng nhanh chóng quyết định đẩy mạnh kênh online với 3 mục đích: tăng trưởng doanh thu, mở rộng thị phần và luôn cập nhật xu hướng mới để không bị “lỗi thời”.

Với kinh nghiệm sẵn có từ hình thức kinh doanh truyền thống, S hiểu rằng trước khi bắt đầu hoạt động trên bất kỳ nền tảng mới nào cũng cần phải nghiên cứu thị trường kỹ càng. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhận ra mọi báo cáo gửi về đều có sự sai lệch khi xuất hiện cả số liệu của sản phẩm quà tặng và các sản phẩm không liên quan. Việc xác định quy mô thực tế của thị trường không đúng, không nắm chắc được khoảng giá người tiêu dùng sẵn sàng chi trả,… đã khiến những kế hoạch kinh doanh của S đi chệch hướng ngay từ ban đầu. .

Vì vậy, doanh nghiệp sử dụng Metric giải quyết bài toán này. Đầu tiên, doanh nghiệp xác định đầy đủ các từ khóa sản phẩm đang xuất hiện trên nền tảng và được người tiêu dùng thường xuyên sử dụng. Ví dụ với sản phẩm Gạc răng miệng, S sẽ đồng thời tìm kiếm cả các từ khóa liên quan như gạc rơ lưỡi, rơ lưỡi, tưa lưỡi,… Chỉ khi xác định được chính xác các tên sản phẩm, doanh nghiệp mới xác định được đúng dung lượng thị trường.

Tiếp theo, để loại bỏ tình trạng đơn ảo, doanh nghiệp cần xác định được các nhà bán có sự tăng trưởng doanh thu bất thường. Ví dụ, một nhà bán đang có doanh thu trung bình 300 triệu/tháng, tuy nhiên ngay tháng sau đó đạt mức doanh thu 1 tỷ. Doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố xoay quanh chiến lược kinh doanh của nhà bán đó, chẳng hạn tháng đó nhà bán ra mẫu sản phẩm mới, chiến dịch truyền thông đặc biệt,… Nếu không có bất kỳ yếu tố nào phù hợp thúc đẩy kinh doanh, doanh nghiệp có thể loại trừ các sản phẩm của nhà bán đó ra khỏi báo cáo thị trường. 

Kết quả, báo cáo thị trường được S thực hiện trên Metric đã sát với thị trường, từ đó tạo nền tảng giúp doanh nghiệp xây dựng những chiến lược kinh doanh chính xác. Các sản phẩm về chăm sóc răng miệng trẻ em của thương hiệu luôn nằm trong top 10 đem lại doanh thu cao nhất trên sàn Shopee và Lazada.

Cơn sốt Mỹ phẩm thiên nhiên chưa hạ nhiệt, Thương hiệu nội địa nhanh chóng tận dụng cơ hội đánh chiếm thị phần

Chỉ với 2 bước nghiên cứu thị trường đơn giản, 1 thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên nội địa đã nhanh chóng trở thành thế lực đáng gờm trong sân chơi ngành hàng Làm đẹp trên các sàn Thương mại điện tử.

Xu hướng ngành hàng mỹ phẩm thiên nhiên 

Không phải xu hướng mới nhưng đến hiện nay, Mỹ phẩm thiên nhiên vẫn đang từng bước thay đổi lại bản đồ ngành hàng làm đẹp. Dạo quanh một vòng các diễn đàn hoặc các trang mạng xã hội, những sản phẩm từ thiên nhiên như dầu gội thảo dược, sữa tắm handmade, son handmade,… luôn được người tiêu dùng bình luận và bàn tán sôi nổi. 

Tại Việt Nam, thị trường Mỹ phẩm thiên nhiên đang đạt mức tăng trưởng ấn tượng trong nhiều năm trở lại đây. Theo báo cáo của Nielsen, Việt Nam là một trong những thị trường mỹ phẩm thuần chay (một nhóm sản phẩm trong mỹ phẩm thiên nhiên) phát triển nhanh hàng đầu thế giới, với mức tăng trưởng trung bình vào khoảng 30%. Sự lên ngôi của mỹ phẩm thuần chay được tổng hòa từ nhiều yếu tố: 

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm tới các sản phẩm “thân thiện” với cơ thể. Đồng thời, thế hệ trẻ mong muốn sử dụng sản phẩm từ doanh nghiệp thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng. Mỹ phẩm sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên, thuần khiết như trái cây, dược liệu,… không qua xử lý hóa chất, chất cồn, chất tạo màu, chất bảo quản,… sẽ đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng. Đồng thời, quá trình sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên sẽ giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực với môi trường.

Doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên đang ngày càng xuất hiện nhiều trong những năm gần đây. Điều này giúp phổ biến mỹ phẩm thiên nhiên và gia tăng dung lượng thị trường.

Việt Nam là quốc gia có nguồn nguyên liệu chất lượng cao và giá thành hợp lý, đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của doanh nghiệp mỹ phẩm. Các nguyên liệu phổ biến trong nước, được sử dụng dành sản xuất sản phẩm chăm sóc tóc, da mặt, trang điểm,… có thể kể đến gồm: cam, chanh, bưởi, nha đam, nghệ, trà xanh, hoa cúc,…

Tuy nhiên, đây là nhóm sản phẩm đặc thù nên sẽ phải đối mặt với không ít thách thức. Đầu tiên, quy trình sản xuất còn đơn giản khiến người tiêu dùng còn phân vân về mức độ hiệu quả. Với những khách hàng đang tìm kiếm những giải pháp điều trị cụ thể (ví dụ như điều trị da), mỹ phẩm thiên nhiên dường như “đủ đô” so với yêu cầu.

Thứ hai, vì sản xuất từ thiên nhiên nên hạn sử dụng sản phẩm cũng sẽ là 1 rào cản không nhỏ. Thông thường, hạn sử dụng của nhóm sản phẩm này chỉ bằng 1 nửa thời gian so với mỹ phẩm thông thường. 

Cuối cùng, giá thành cũng là yếu tố khiến nhiều người tiêu dùng phải chùn bước. Đối với những mỹ phẩm được chiết xuất từ nguồn nguyên liệu đặc biệt, quý hiếm,… thì mức giá sẽ đắt hơn khá nhiều so với sản phẩm có cùng chức năng. 

Bắt kịp xu hướng, Thương hiệu nhanh chóng chiếm thị phần

C – đối tác của Metric là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên.Tuy nhiên, trong thời gian đầu mới thành lập, bán hàng tại điểm bán mới là hướng đi chính của doanh nghiệp. Các sàn TMĐT chỉ được doanh nghiệp đẩy mạnh sau khi đại dịch Covid19 diễn ra. 

Là 1 tay chơi mới trên thị trường Online, C xác định tất cả các thành quả trước đó chỉ giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn nhà bán, việc đẩy mạnh doanh thu và chiến thị phần trên nền tảng E-Commerce là bài toán không hề dễ dàng. 

Có 2 chiến lược đã được thương hiệu đưa ra:

Trực tiếp cạnh tranh về giá bán 

Liên tục R&D sản phẩm mới để dẫn đầu thị trường  

Như đã phân tích, Mỹ phẩm thiên nhiên luôn có 1 khoảng giá rất rộng, tùy thuộc vào nguyên liệu, thời điểm,… Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng không thể để một mức giá quá khác biệt so với sản phẩm cùng loại, nhất là khi độ hiệu quả còn đang trong quá trình cần chứng minh. Vì vậy, một mức giá hợp lý cộng thêm độ phủ của thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều lợi thế trong cuộc chiến này. 

Ví dụ với sản phẩm son môi, sau khi phân tích trên Metric, doanh nghiệp nhận thấy 150.000 – 200.000 là khoảng giá phổ biến và dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng. Chính vì vậy, ngay từ quá trình lên ý tưởng cho các sản  phẩm, thương hiệu lựa chọn nguyên liệu dễ tìm kiếm và phù hợp với yêu cầu về chất lượng, tác dụng,…

Tiếp theo, liên tục ra mắt những sản phẩm mới để tăng doanh thu, đồng thời tạo xu hướng để duy trì độ nhận diện của thương hiệu. Nhận thấy xu hướng chăm sóc tóc bằng các sản phẩm dưỡng chiết xuất từ thiên nhiên đang ngày càng được quan tâm, doanh nghiệp quyết định phân tích kỹ nhóm sản phẩm này.

Trong quý IV/2023, nhóm sản phẩm này có doanh thu gần 194 tỷ đồng, tăng 33% so với quý trước đó. Đồng thời, số lượng sản phẩm đã bán cũng tăng 9%. Phát hiện ra đây là ngành hàng ngách đầy tiềm năng, thương hiệu quyết định R&D sản phẩm. 

Những sản phẩm bán chạy nhất trên sàn TMĐT đều được chiết xuất từ vỏ bưởi, tinh dầu bưởi – nguyên liệu quen thuộc với người Việt. Thế nên, khi bước chân vào lĩnh vực mới này, doanh nghiệp cũng bắt đầu từ những nguyên liệu đó, cộng với kết hợp với hương nhu để sản phẩm có nét khác biệt.

Kết quả, chỉ với những sản phẩm dưỡng tóc được chiết xuất từ thiên nhiên, thương hiệu đã lọt top những shop bán chạy trên Shopee. Đồng thời, thương hiệu cũng luôn nằm trong top 5 những doanh nghiệp có doanh thu cao nhất trên sàn TMĐT này từ năm 2022 cho đến nay.