Phương thức xác định Chiến lược giá Thâm nhập thị trường Ngành hàng Sách

Thị trường sách ảm đạm đã khiến nhiều nhà xuất bản gặp khó. Tuy nhiên, 1 doanh nghiệp đã vượt qua cơn bão này bằng cách lựa chọn sản phẩm đúng và lên chiến lược giá hợp lý.

Thị trường sách trên các sàn TMĐT vẫn còn nhiều thách thức 

Năm 2022 – 2023 được coi là khoảng thời gian hồi phục tại nhiều lĩnh vực kinh tế sau khi trải qua đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, ngành hàng sách lại không hề lạc quan như vậy. Thực tế cho thấy, tại thị trường sách truyền thống, không nhiều đầu sách có sự bứt phá về mặt doanh số. Các công ty sách, các nhà xuất bản,… đa số đều phát hành số lượng “khiêm tốn” trên mỗi đầu sách để hạn chế sự tồn kho. Bởi theo nghiên cứu, nhu cầu về sách trong năm 2022 đã có sự suy giảm.

Những cuốn sách kén người đọc thường chỉ có số lượng in chỉ từ 500 – 1000 cuốn, còn trung bình trong khoảng 1000 – 2000 cuốn. Điều này tạo nên 1 vòng lặp nghịch lý: với nguồn giấy khan hiếm, mức giá nguyên liệu giấy tăng liên tục thì việc phát hành số lượng thấp khiến giá bìa tăng cao. Trong bối cảnh người tiêu dùng đang “thắt lưng buộc bụng” trong giai đoạn kinh tế khó khăn, chỉ chi cho các khoản thiết yếu thì để họ bỏ tiền ra mua sách sẽ không còn dễ dàng như trước.  

Dấu hiệu nhận thấy sự khó khăn của ngành sách chính là việc các công ty, nhà sách, nhà xuất bản,… tổ chức liên tục chương trình xả kho – đẩy hàng tồn với tần suất ngày càng tăng. Dường như quanh năm, độc giả có thể bắt gặp 1 chương trình xả kho hoặc sách đồng giá cả ở offline và nền tảng online. 

Đồng thời, các nền tảng sách nói phát triển mạnh mẽ cũng đã ảnh hưởng không ít tới thị trường sách giấy. Mặc dù là thị trường mới hình thành nhưng doanh thu của sách nói đã đạt gần 100 tỷ đồng (báo cáo của Cục Xuất bản, In và Phát hành thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông).

Cũng theo thống kê của Cục Xuất bản, In và Phát hành, số đầu sách giấy in mới trong năm 2022 đã giảm tới 13%. Lựa chọn sách để in đã là một bài toán khó, lên chiến lược giá để ra mắt thị trường lại càng khó khăn hơn. Giữa bối cảnh thị trường còn nhiều thách thức, nhiều đối thủ cạnh tranh và nhất là khi sách chưa bao giờ là mặt hàng thiết yếu, việc đặt giá không phù hợp sẽ khiến viễn cảnh tồn kho xảy ra cực kỳ cao.

Xây dựng Chiến lược giá xâm nhập phù hợp với thị trường

Doanh nghiệp A là một đối tác của Metric hoạt động trong lĩnh vực phát hành sách. Không nằm ngoài khó khăn chung của thị trường, A cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2022: các đầu sách mới không mang lại doanh thu như kế hoạch, sách sản xuất số lượng ít nên chi phí vận hành cao đồng thời gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các dự án sách nói.

Bài toán được doanh nghiệp đặt ra lúc này chính là tìm một đầu sách đánh trúng nhu cầu hiện hữu của khách hàng, từ đó thúc đẩy doanh thu và mở rộng thị phần. Ngoài ra, sản phẩm này còn phải tránh đối đầu trực tiếp với nền tảng sách nói đang lên ngôi.

Sau nhiều phân tích trên Metric, doanh nghiệp nhận thấy dòng sách Mind Map phù hợp với những tiêu chí được đưa ra. Trong năm 2022, bất chấp khó khăn, sản phẩm này vẫn có một mức độ bán ổn định, đặc biệt tăng trưởng tốt trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 11. Đồng thời, với nội dung đa số là các bản đồ tư duy, rất khó để sách Mindmap chuyển thể sang được sách nói.

Dòng sách Mindmap mà doanh nghiệp quyết định xuất bản có mức giá nhập về là 190.000 đồng. Thông thường, để bù các chi phí và có lãi, doanh nghiệp sẽ đặt mức giá bìa gấp đôi giá nhập. Như vậy, với sản phẩm này, A quyết định bán với mức 380.000 đồng. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế không quá khởi sắc, thương hiệu nhận thấy 380.000 vẫn là một mức giá khó tiếp cận đối với đa số các độc giả. 

Trên các sàn TMĐT lớn, mức giá phổ biến nhất cho dòng sách Mind Map là từ 100.000 – 150.000 đồng. Tuy nhiên, với giá nhập 190.000 đồng, doanh nghiệp không thể bán ra tại mức này. Khoảng giá phổ biến tiếp theo là từ 200.000 – 350.000. Mặc dù thấp hơn với dự định ban đầu, tuy nhiên nhận thấy nếu bán ngoài khoảng này, khả năng tiêu thụ sách sẽ cực kỳ thấp. Nếu xuất bản với số lượng ít để tránh tình trạng tồn kho, chi phí vận hành sẽ còn nâng cao hơn nhiều. Vì vậy, doanh nghiệp quyết định giảm mức giá bìa ban đầu từ 380.000 xuống còn 290.000.              

Kết quả, A thành công tiêu thụ được thành công sản phẩm, qua đó giữ vững doanh thu và thị phần trong mảng sách tham khảo. Qua case study của doanh nghiệp A, các nhà bán trên sàn TMĐT có thể áp dụng dữ liệu thị trường để tăng cường sức cạnh tranh trong một bối cảnh ảm đạm thông qua 2 yếu tố:

– Xác định đúng các sản phẩm đánh trúng mục tiêu của khách hàng và có thể tiêu thụ quanh năm

– Đặt mức giá phù hợp để có thể dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng.

Metric hy vọng số liệu thị trường Metric cung cấp sẽ hỗ trợ hữu hiệu cho các nhà bán trong quá trình đặt chiến lược giá thành công trên kênh Thương mại điện tử