Nam Trương

Bí kíp để Nhà sản xuất ngành hàng Mẹ & Bé nhanh chóng tăng tốc thị phần cùng Đại lý

Thông thường, một nhà sản xuất sẽ chỉ biết được tình hình kinh doanh sản phẩm của thương hiệu thông qua những báo cáo được đại lý gửi lên. Tuy nhiên, để tăng tốc doanh số và tránh những rủi ro đáng tiếc, thương hiệu cần những số liệu chuyên sâu và “bí mật” hơn.

Tổng quan ngành hàng Chăm sóc sức khỏe Bé    

Thị trường ngành hàng chăm sóc bé chưa bao giờ ngừng sôi động bởi tâm lý sẵn sàng mua sắm và chăm sóc con hết mình của cha mẹ. Theo thống kê của Mondor Intelligence, quy mô thị trường toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 109,72 tỷ USD lên 146 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ CAGR trong giai đoạn này là 5,88%.

Trên thị trường sàn E-Commerce tại Việt Nam, ngành hàng này cũng mang về hơn 222 tỷ đồng trong quý I/2023 cho 4 sàn Thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki, Sendo; tăng tới 17% so với cùng kỳ năm 2022. 

Nhiều chuyên gia đánh giá, trong tương lai thị trường này vẫn sẽ phát triển nhanh và bền vững khi các bậc cha mẹ hiện nay ngày càng có tài chính ổn định, đồng thời sẵn sàng đầu tư cho con mình ngay từ giai đoạn đầu đời. Đặc biệt, với sự phát triển của Internet, các mạng xã hội và các phương tiện truyền thông, người tiêu dùng ngày càng có nhiều kiến thức về cách chăm sóc sức khỏe bé và nhu cầu về các sản phẩm liên quan cũng sẽ tăng.

Tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa với yêu cầu của các bậc phụ huynh về các sản phẩm cho con mình ngày một khắt khe hơn. Chính vì vậy, cuộc chơi dường như đang là sự cạnh tranh của các ông lớn đã có thương hiệu lâu đời. Với thị trường ngách liên quan đến sức khỏe trẻ em, chất lượng sản phẩm và độ uy tín của thương hiệu lại càng được đặt lên hàng đầu.  

3 bước phân tích doanh thu đại lý, Nhà sản xuất thu về tối đa lợi ích với nhà phân phối 

N – đối tác của Metric là nhà sản xuất trong ngành hàng chăm sóc sức khỏe bé. Ngoài sở hữu các cửa hàng chính thức cả trên thị trường Offline và nền tảng Online, N còn phân phối tới rất nhiều đại lý trên sàn Thương mại Điện tử Shopee, Lazada. 

Lúc này, Metric được N sử dụng để tiến hành phân tích chi tiết 3 chỉ số: Doanh số cụ thể của sản phẩm tại các đại lý và tỷ lệ phần trăm so với tổng doanh thu, Giá bán mà đại lý đặt ra cho sản phẩm, Các sản phẩm cùng phân khúc bán chạy. Thông thường, đây là những thông tin mà nhà sản xuất gần như không thể tiếp cận.

Đầu tiên, N xác định được doanh thu sản phẩm của mình theo từng mốc thời gian nhất định của mỗi nhà phân phối. Dựa vào số liệu được phân tích, doanh nghiệp sẽ đưa ra được chiến lược phù hợp theo từng thời điểm và theo thị trường. Ví dụ, các nhà phân phối tại sàn TMĐT Shopee luôn có mức tiêu thụ tốt hơn hẳn so với các nền tảng khác. Vì vậy, họ sẽ đẩy thêm các chương trình khuyến mại tới các đại lý tại đây, vừa nhanh chóng tăng trưởng doanh thu vừa có thể tăng độ nhận diện thương hiệu. 

Đồng thời, nhà sản xuất cũng có thể đo lường phần trăm doanh thu của sản phẩm so với doanh thu của toàn đại lý và các sản phẩm cùng ngành thuộc thương hiệu khác. Dữ liệu này giúp nhà phân phối biết được đại lý có đang tập trung bán sản phẩm của hãng không, từ cơ sở đó đặt lại KPIs và đưa ra những đàm phán phù hợp. Nếu doanh thu của thương hiệu quá thấp so với tổng doanh thu, nhà sản xuất có thể yêu cầu đại lý đẩy traffic về sản phẩm của mình hoặc thiết kế lại hình ảnh & nội dung để tiếp cận được nhiều người tiêu dùng hơn.

Thứ hai, thương hiệu có thể liên tục cập nhật sự thay đổi giá của đại lý đối với sản phẩm của mình, từ đó so sánh giá với cửa hàng chính thức tại cùng 1 thời điểm. Nếu xảy ra tình trạng bán phá giá tại các nhà phân phối, N sẽ vừa thất thoát doanh thu, vừa giảm uy tín trong lòng khách hàng. 

Cuối cùng, tìm kiếm các sản phẩm bán chạy nhất tại các đại lý. Từng thời điểm, từng thị trường sẽ có những nhóm sản phẩm ngách tiềm năng và N luôn cần cập nhật cho phòng R&D để ngay lập tức tiến hành sản xuất. 

Luôn phân tích, cập nhật số liệu trên nền tảng E-Commerce nói chung và phân tích đại lý hoạt động tại các sàn TMĐT nói riêng giúp N luôn:

  • Dễ dàng đàm phán với các nhà phân phối để thu về lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp
  • Nhanh chóng nghiên cứu ra các sản phẩm bán chạy để luôn dẫn đầu thị trường
  • Cập nhật mọi biến động giá từ đại lý để tránh những rủi ro không đáng có

Metric hy vọng những số liệu mà Metric cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp sẽ có những chiến lược chính xác, hiệu quả trong kinh doanh.

Thu về 1.42 triệu đô, Doanh nghiệp mỹ phẩm gây bão với sản phẩm son môi hot bậc nhất sàn Shopee

Chỉ với 3 bước nghiên cứu thị trường đơn giản, 1 doanh nghiệp đã thành công trở thành nhà phân phối chính thức của thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng Hàn Quốc, từ đó luôn nằm trong top 10 nhà bán doanh thu cao nhất sàn Shopee từ cuối năm 2021 đến nay.

Tổng quan thị trường ngành hàng phân phối mỹ phẩm

Làm đẹp & Chăm sóc cá nhân là ngành hàng được nhiều doanh nghiệp cả trong nước và quốc tế coi là mỏ vàng hấp dẫn bậc nhật hiện nay trên thị trường kinh doanh. Theo báo cáo của Statista, ngành hàng này tại Việt Nam dự kiến sẽ có mức độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 3,32% trong giai đoạn từ 2023 – 2027, trong đó doanh thu 2023 ước đạt 2,36 tỷ USD. 

Hiện nay, các thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài đang chiếm ưu thế so với thương hiệu nội địa. Tổng giá trị nhập khẩu các sản phẩm làm đẹp của Việt Nam đã lên tới con số 950 triệu USD. Các thương hiệu nội địa cạnh tranh miếng bánh còn lại, đa số ở phân khúc bình dân và giá rẻ. Ngoài ra, vẫn trong báo cáo của Statista, trung bình 1 phụ nữ trung lưu tại Việt Nam trong năm 2022 sẽ chi khoảng từ 450 nghìn – 500 nghìn hàng tháng cho việc chăm sóc da và trang điểm.

Báo cáo ngành hàng Làm đẹp 4 sàn Shopee – Lazada – Sendo – Tiki năm 2022

Trên nền tảng Ecommerce, Làm đẹp cũng là ngành có khả năng kiếm tiền tốt nhất khi mang về 16.500 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023, tăng trưởng đến 61% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng số nhà bán trên 5 sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam hiện nay là hơn 106 nghìn với 144 triệu sản phẩm đã bán. Trong đó, Chăm sóc da mặt, trang điểm, dụng cụ làm đẹp và nước hoa là 4 nhóm hàng có mức doanh thu cao nhất.

Nhận thấy tiềm năng tăng trưởng tích cực tại Việt Nam, nhiều thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng đã có những động thái tấn công thị trường như mở văn phòng đại diện, xây dựng hệ thống phân phối, đại lý,…

Từ 2021 đến 2022, số lượng cửa hàng mỹ phẩm tại Việt Nam đã tăng 40%, tập trung tại 2 đô thị lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nhiều đại diện của các cửa hàng mỹ phẩm chia sẻ họ gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý và vận hành.

Đầu tiên, Mỹ phẩm là mặt hàng đa dạng chủng loại, từ hàng nhập khẩu Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản,… tới các sản phẩm nội địa. Chính vì vậy, lựa chọn sản phẩm nào để đưa về phân phối không hề là một quyết định dễ dàng.

Thứ hai, thị trường đã xuất hiện nhiều chuỗi phân phối lớn với thương hiệu đã tạo dựng được niềm tin trong lòng khách hàng. Lúc này, gây dựng 1 cửa hàng mới sẽ tốn rất nhiều chi phí marketing mà chưa chắc đạt được hiệu quả.

Chiến lược đắt giá giúp doanh nghiệp luôn ứng trong top 10 nhà bán trên Shopee 

T – Đối tác của Metric đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng Làm đẹp & Chăm sóc cá nhân. Dù đã là chuỗi cửa hàng mỹ phẩm có nhiều chi nhánh khu vực phía Nam nhưng trước sự biến động của thị trường, T cũng luôn chuẩn bị sẵn kịch bản kinh doanh phù hợp trong từng thời điểm. Trong đó, số liệu từ các sàn Thương mại điện tử được giúp doanh nghiệp đàm phán được quyền phân phối chính thức 1 mẫu sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng, qua đó tiến vào top 10 nhà bán ngành Làm đẹp trên Shopee. 

Để thu hút khách hàng, trong gian hàng trên Shopee và các cửa hàng offline của T luôn có những mẫu sản phẩm phổ biến và sở hữu mức độ mua lại cao. Chính vì vậy, doanh nghiệp tập trung nhập những sản phẩm có doanh số khoảng trên 5 tỷ đồng 1 năm tại các sàn TMĐT. Lý giải cho điều này, đại diện doanh nghiệp cho biết 100 sản phẩm bán chạy nhất trên 4 sàn TMĐT Shopee, Lazada, Sendo, Tiki được thống kê bởi Metric luôn sở hữu doanh thu cao hơn mức này với số lượng sản phẩm bán vượt trội.

Và những insight thú vị?

Dựa trên số liệu bán thực tế, doanh nghiệp phát hiện ra trang điểm môi luôn được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Chính vì vậy, T đã ngay lập tức thuyết phục Z – thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng với dòng sản phẩm son môi rất được ưa chuộng tại Hàn Quốc gia nhập thị trường Việt Nam, đồng thời cho phép T được là nhà phân phối sản phẩm chính thức.

Tuy nhiên, với vị thế là thương hiệu nổi tiếng, Z đặt ra những tiêu chuẩn rất cao cho doanh nghiệp nếu muốn làm đại lý chính thức. T đã chứng minh cho Z thấy sự hiểu biết cặn kẽ về thị trường Việt Nam và tiềm năng thành công của thương vụ thông qua 3 chỉ số: dung lượng thị trường, loại son bán chạy và khoảng giá bán chạy. 

Son môi luôn là mặt hàng có mức độ tiêu thụ ổn định với khoảng 400.000 sản phẩm bán ra 1 tháng (số liệu cuối năm 2021) trên các sàn TMĐT. Về thương hiệu, đa số các sản phẩm son môi bán chạy đều đến từ Hàn Quốc. Điều đó cho thấy sự yêu thích của người tiêu dùng Việt Nam đối với mỹ phẩm của xứ sở kim chi.

Về chất liệu, son lì và son kem là 2 loại son được tiêu thụ nhanh nhất trên các sàn TMĐT. Đồng thời, mức giá phổ biến của những dòng sản phẩm này là từ 100.000 – 200.00 đồng.

Sản phẩm son môi bán chạy cuối năm 2021

Kết quả, với những năng lực được chứng minh, T đã trở thành đại lý phân phối chính thức nhóm sản phẩm son môi của thương hiệu mỹ phẩm đình đám Hàn Quốc. Tuy nhiên, đó mới chỉ là bước khởi đầu. Để chắc chắn thương vụ thành công, mang về doanh thu cho cả nhà phân phối và nhà sản xuất, T tiếp tục các bước nghiên cứu thị trường cặn kẽ trên Metric. Cụ thể, doanh nghiệp đã điều tra số liệu của các thương hiệu và shop bán chạy nhất, top 10 son môi bán chạy trong phân khúc giá 100.000 – 200.000, xu hướng màu sắc – chất liệu son mà người tiêu dùng ưa chuộng,… Những thông tin này giúp T tối ưu chi phí vận hành, cải thiện các chương trình marketing, gia tăng trải nghiệm mua hàng,…

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, ngay từ quý IV/2021 đến nay, doanh nghiệp luôn nằm trong top 10 nhà bán trên sàn TMĐT shopee, đồng thời phát triển được hệ thống cửa hàng offline của mình. Số liệu cũng luôn được T cập nhật, phân tích chi tiết và gửi thường xuyên tới thương hiệu Z để góp ý trong quá trình R&D sản phẩm. Nhờ vậy, chỉ tính riêng việc kinh doanh trên thị trường TMĐT, sản phẩm son Z đã cán mốc doanh số 1.42 triệu đô la từ khi ra mắt tại Việt Nam, tính tới quý I/2023. 

Thông qua case study của doanh nghiệp phân phối T với thương hiệu Z, dễ dàng nhận ra muốn thành công tại 1 đại dương hoàn toàn mới, nhà bán bắt buộc phải có sự chuẩn bị kỹ càng trong nghiên cứu thị trường, thấu hiểu người tiêu dùng và kênh bán,… để từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý.

ĐÁNH CHIẾM NỀN TẢNG ECOMMERCE THẦN TỐC NHỜ SẢN PHẨM KHÁC BIỆT SO VỚI THỊ TRƯỜNG

Trên sàn TMĐT, phụ kiện di động luôn là ngành hàng “ngách” có sự phát triển và tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, việc trở thành cá mập trong đại dương đỏ là không phải là điều dễ dàng giữa biển sản phẩm đa dạng chủng loại và nguồn gốc, đặc biệt cạnh tranh với các hãng giá rẻ từ Trung Quốc. Hãy cùng tìm nhanh bí kíp giúp 1 thương hiệu phụ kiện di động nội địa đánh chiếm thị trường hiệu quả.

Thị trường ngành hàng Phụ kiện điện thoại thu hút nhiều nhà bán trên nền tảng Ecommerce

Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng điện thoại thông minh, phụ kiện di động cũng đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho những nhà kinh doanh trên các nền tảng Ecommerce. 

Theo thống kê của Metric, 6 tháng đầu năm 2023, nhóm sản phẩm phụ kiện nằm trong ngành hàng Phụ kiện & Điện thoại đã mang về cho sàn TMĐT Shopee gần 1.343 tỷ đổng, tăng tới 41% so với cùng kỳ năm 2022. Đồng thời, số sản phẩm đã bán cũng tăng lên mức 35%, đạt gần 37 triệu sản phẩm tới tay khách hàng. Đây là những con số vô cùng tích cực khi nền kinh tế vẫn đang trải qua những biến động khó lường. 

3 nhóm hàng được tiêu thụ nhiều nhất là: vỏ bao, ốp lưng & miếng dán; cáp, sạc  & bộ chuyển đổi, sạc dự phòng & pin.  

Tuy nhiên, đây là nhóm sản phẩm vốn ít, nhỏ gọn, dễ dàng nhập khẩu hoặc gia công nên hàng giả, hàng nhái đã xuất hiện tràn lan trên thị trường. Thời gian gần đây, các cơ quan quản lý thị trường đã phát hiện và xử lý 1 số lượng lớn linh kiện, phụ kiện, thiết bị điện thoại di động không rõ nguồn gốc xuất xứ. Với những nhà sản xuất nội địa, thông tin này rõ ràng mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Đầu tiên, tình trạng bán phá giá chắc chắn xảy ra. Với nhiều nguồn nhập từ nước ngoài, nhà bán nhỏ lẻ có thể nhanh chóng đưa sản phẩm tới tay khách hàng mức giá rẻ và không mất quá nhiều chi phí cho quá trình R&D.

Thứ hai, nhiều sản phẩm giá rẻ sẽ có mức độ hoàn thiện và chất lượng không ổn định. Người tiêu dùng khi đó sẽ có sự đề phòng và lựa chọn mua những sản phẩm của thương hiệu đã có danh tiếng từ trước. Điều này sẽ gây khó khăn cho những doanh nghiệp mới muốn thâm nhập thị trường.    

Phương án tăng tốc thị phần của doanh nghiệp

V – đối tác của Metric là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phụ kiện di động (gồm cáp sạc, tai nghe không dây, sạc dự phòng,…). Dù mới hoạt động trong 1 thời gian ngắn, V đã có những bước phát triển thần tốc để trở thành 1 thương hiệu có tiếng trên thị trường. Trong đó, việc quyết định đẩy mạnh bán hàng trên các nền tảng Ecommerce sau khi bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid19 chính là bước chuyển biến được doanh nghiệp đánh giá là tích cực nhất. 

Là 1 nhà sản xuất đã có nhiều kinh nghiệm, V hiểu rằng TMĐT là 1 thị trường đầy tính cạnh tranh và nếu không có sự chuẩn bị đủ tốt, doanh nghiệp sẽ dễ dàng bị quên lãng trước hàng nghìn các nhà bán khác. Chính vì vậy, nghiên cứu thị trường và các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong cùng phân khúc được doanh nghiệp thực hiện kỹ càng, cẩn thận. 

Đầu tiên, V đo dung lượng thị trường của các nền  tảng  TMĐT hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Khác với nhiều thương hiệu cùng ngành khi bán hàng cùng lúc trên gần như tất cả các kênh, V chỉ chọn 2 sàn chính là Shopee và Tiktok Shop. Với Shopee, đây là sàn TMĐT có dung lượng thị trường lớn nhất và sở hữu lượng khách hàng cũng như sự tăng trưởng ổn định. TikTok Shop có mức độ phát triển chóng mặt, người tiêu dùng có độ tuổi trẻ – đối tượng khách hàng chính của thương hiệu, 

Thứ hai, thấu hiểu khách hàng đối với V chính là chìa khóa để thành công. Điều này được chứng minh rõ nhất qua cách doanh nghiệp tìm hiểu nhu cầu người mua trước khi R&D sản phẩm. Danh sách sản phẩm bán chạy trên tất cả các nền tảng TMĐT và phân khúc giá phổ biến với người tiêu dùng luôn được V cập nhật thường xuyên. Qua những nghiên cứu kỹ lưỡng, V nhận ra khách hàng sẽ luôn bị hấp dẫn với những sản phẩm có tính năng mới, tuy nhiên điều họ quyết định mua hàng lại dựa trên các tính năng hữu ích. 

Ví dụ, 1 chiếc sạc pin với thiết kế độc đáo đẹp mắt sẽ thu hút được ánh nhìn của khách hàng, nhưng cuối cùng họ sẽ chọn 1 chiếc có mức độ sạc nhanh, an toàn, nhẹ để dễ dàng mang đi. Doanh nghiệp luôn tìm cách cân bằng 2 yếu tố khi R&D sản phẩm và cố gắng có một mức giá tốt nhất dành cho người tiêu dùng. Nhờ có sự nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, V luôn là nhà bán có mức độ tiêu thụ sản phẩm và doanh thu hàng đầu trên thị trường TMĐT hiện nay. Những chiến lược này của V cũng hoàn toàn hiệu quả khi áp dụng với những ngành hàng khác. Metric hy vọng những số liệu mà Metric cung cấp sẽ giúp các doanh nghiệp có hướng đi phù hợp và hiệu quả nhất.

Metric Insights là chuỗi bài viết về những câu chuyện kinh doanh trên TMĐT thành công và tích cực từ chính khách hàng / đối tác mà chúng tôi có cơ hội được đồng hành. Trong các bài viết thuộc chuỗi Insights này, tên nhân vật và thương hiệu đã được thay đổi để đảm bảo danh tính và các bí mật kinh doanh của các đơn vị liên quan.
Trân trọng mời hợp tác & trao đổi qua: insight@metric.vn.

ĐIỀU TRA THỊ TRƯỜNG KỸ LƯỠNG, DOANH NGHIỆP CHĂN GA GỐI ĐỆM TIẾT KIỆM HƠN NỬA TỶ ĐỒNG

Không phải lúc nào các sàn Thương mại điện tử (TMĐT) cũng là mảnh đất màu mỡ dành cho các thương hiệu, đôi khi đó còn là cạm bẫy chôn vùi doanh thu và thậm chí cả vốn chủ sở hữu. 1 doanh nghiệp đã tiết kiệm được hơn nửa tỷ đồng ngân sách. Họ đã làm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.

Thị trường chăn ga gối đệm bùng nổ vào năm 2023

Bất chấp những biến động mạnh mẽ của nền kinh tế trong những năm gần đây, thị trường chăn ga gối đệm vẫn luôn giữ được mức tăng trưởng bền vững. Theo số liệu của Metric, đồ dùng phòng ngủ đã mang về hơn 1.300 tỷ đồng cho 4 sàn TMĐT (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo) – con số vô cùng tích cực nếu so sánh với nhiều nhóm sản phẩm khác cùng ngành hàng Nhà cửa – Đời sống.

Đồng thời, nhóm sản phẩm này luôn giữ được mức độ tăng trưởng tích cực trong cả năm, Bắt đầu phát triển từ đầu tháng 3, ngành hàng sẽ có những bước tiến ổn định và thông thường sẽ đạt đỉnh doanh thu vào cuối tháng 12.

Nhóm sản phẩm thuộc thị trường giấc ngủ có thể đứng ngoài sự biến động của thị trường bởi sở hữu 3 yếu tố sau:

Tệp khách hàng rộng lớn, trải dài ở mọi độ tuổi, giới tính, địa lý,….

Chất lượng đời sống được nâng cao, mọi người chú ý đến sức khỏe nhiều hơn, đặc biệt là sức khỏe giấc ngủ.

Chăn ga gối đệm là nhóm sản phẩm có độ mua lặp lại nhiều, thông thường sau khoảng 1 thời gian sẽ cần thay lại.

Tuy nhiên, trên nền tảng E-Commerce, những doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực này sẽ đối mặt với không ít vấn đề nan giải.  

Thị trường đang bị chiếm lĩnh bởi không ít các ông lớn có thương hiệu cùng tuổi đời lâu năm, đã và quen thuộc trong tâm trí của người dân Việt Nam.

Chăn ga gối đệm là nhóm sản phẩm khách hàng cần trải nghiệm thực tế như sờ, nằm thử,… rồi mới quyết định mua hàng.

Các sản phẩm, đặc biệt là đệm có kích thước lớn, cồng kềnh gây nhiều khó khăn trong việc vận chuyển, đồng thời chi phí vận chuyển cao.

Doanh nghiệp nệm đi chậm mà chắc, tiết kiệm hơn nửa tỷ đồng 

Đối mặt với khó khăn chung của ngành hàng, P – 1 nhà sản xuất đệm đã tận dụng những số liệu từ Metric để đưa ra những bước đi hợp lý hơn trên nền tảng TMĐT. 

Được thành lập từ đầu những năm 2000, P đã từng sản xuất và bán tại thị trường của Việt Nam. Tuy nhiên, để phù hợp tình hình doanh nghiệp tại thời điểm đó, thương hiệu quyết định chuyển hướng kinh doanh chủ yếu gia công cho Mỹ và Hàn Quốc. Điều này khiến P ở thời điểm hiện tại muốn kinh doanh tại Việt Nam phải giải quyết được 2 bài toán: 

Làm sao lấy được niềm tin từ khách hàng khi đã ngừng hoạt động trong nước quá lâu?

Làm sao để đảm bảo đầu ra đảm bảo đầu ra khi chi phí sản xuất không hề nhỏ?

Nhận thấy TMĐT đang là mảnh đất tiềm năng cho ngành hàng, P quyết định phân tích thị trường để xây dựng chiến lược kinh doanh. 3 yếu tố được nhãn hàng quan tâm gồm: Dung lượng ngành hàng trên các sàn TMĐT; Thị phần và doanh thu của các đối thủ cạnh tranh; Phân khúc giá, chất liệu và kích cỡ thông dụng của sản phẩm.

Như đã phân tích, thị trường chăn ga gối đệm luôn có mức tăng trưởng ấn tượng trên các nền tảng E-Commerce nhưng doanh thu chủ yếu lại đến từ 2 loại nhà bán chính: các thương hiệu lâu đời đã hằn sâu trong tâm trí khách hàng và những nhà nhập khẩu chăn ga gối đệm từ Trung Quốc. 

Để chen chân vào thị trường này không phải bài toán đơn giản. Sàn TMĐT Shopee có gần 12000 nhà bán nhưng hơn 16% doanh thu lại thuộc về 20 thương hiệu hàng đầu. Trong đó, các thương hiệu trải dài từ phân khúc cao cấp đến phân khúc bình dân với đa dạng khoảng giá để tiếp cận tới khách hàng mục tiêu.

Nhận thấy việc xây dựng thương hiệu sẽ phải bỏ ra nhiều ngân sách mà lại chưa chắc đạt được hiệu quả cao, doanh nghiệp quyết định chưa vội vàng mở gian hàng trên các sàn TMĐT. Thay vào đó, P thay đổi chiến lược kinh doanh sang tiếp cận những nhà bán có doanh số tốt, đàm bán để họ làm nhà phân phối chính thức. 

Phương án này giúp P không tốn các chi phí như mở và duy trì gian hàng, quảng cáo, làm thương hiệu, thuê nhân sự vận hành,… mà vẫn tiếp cận được nhanh chóng đến khách hàng mục tiêu. Đồng thời, vì tiết kiệm được ngân sách nên P có thể giảm giá sâu các sản phẩm để cạnh tranh với các đối thủ trực tiếp khác.

Cuối cùng, doanh nghiệp tìm hiểu các sản phẩm bán chạy nhất trên các sàn TMĐT, phân tích chất liệu, kích thước, khoảng giá,… thông dụng và thông qua đó nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng tại Việt Nam.

Kết quả, P đã tiết kiệm được hơn nửa tỷ đồng ngân sách mà vẫn đạt được mục tiêu trong giai đoạn đầu quay trở lại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên trong tương lai, TMĐT vẫn là 1 thị trường mà P tuyệt đối không thể bỏ qua. Luôn theo sát diễn biến thị trường TMĐT, cập nhật số liệu thường xuyên sẽ là giải pháp cho bài toán này.

Metric Insights là chuỗi bài viết về những câu chuyện kinh doanh trên TMĐT thành công và tích cực từ chính khách hàng / đối tác mà chúng tôi có cơ hội được đồng hành. Trong các bài viết thuộc chuỗi Insights này, tên nhân vật và thương hiệu đã được thay đổi để đảm bảo danh tính và các bí mật kinh doanh của các đơn vị liên quan.
Trân trọng mời hợp tác & trao đổi qua: insight@metric.vn.

ĐÓN SÓNG TĂNG TRƯỞNG: CHIẾN LƯỢC NGƯỢC DÒNG ĐỂ ĐỘT PHÁ DOANH THU DÀNH CHO CÁC NHÀ BÁN TMĐT NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM

Thương mại điện tử luôn là thị trường màu mỡ cho các doanh nghiệp muốn gia tăng nhanh chóng lượng khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của ngày càng nhiều nhà bán chuyên nghiệp và sự biến động liên tục của thị trường, các thương hiệu cần thực hiện thêm những chiến lược đột phá hơn nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.

Một trong những phương án mà nhà bán có thể áp dụng chính là phát triển đa kênh (Omnichannel). Đây là cách giúp thương hiệu nâng cao trải nghiệm và tăng độ nhận diện thông qua việc bán hàng trên tất cả các kênh có khách hàng tiềm năng, từ sàn TMĐT, mạng xã hội, website cho đến các cửa hàng truyền thống.

Mặc dù vậy, đây có thể là bài toán khó với nhiều doanh nghiệp không có được nguồn tài chính và nhân lực đủ mạnh. Lúc này, muốn phát triển đa kênh, doanh nghiệp cần có những chiến lược thực sự hiệu quả với chi phí hợp lý.

“ĐÓN SÓNG TĂNG TRƯỞNG: Chiến lược ngược dòng để ĐỘT PHÁ doanh thu” là sự kiện do Seodo, Sao Kim Branding và Color Media phối hợp tổ chức, đồng hành bởi Metric sẽ giúp nhà bán các sàn TMĐT có thêm những góc nhìn mới, kỹ năng thích ứng với thị trường phát triển đa dạng như hiện nay, đặc biệt khi thời điểm bùng nổ doanh số cuối năm đang đến gần. 

Sự kiện được dẫn dắt bởi 4 chuyên gia hàng đầu về Sales và Marketing:

  • Anh Đỗ Xuân Tùng – Chuyên gia tư vấn và đào tạo Sales
  • Anh Nguyễn Thanh Tuấn – Founder & CEO Sao Kim Branding
  • Anh Hoàng Dũng – CEO & Đạo diễn ColorMedia
  • Anh Doãn Kiên – Founder & CEO SEODO

Nội dung sự kiện bao gồm:

  • Chủ đề 1: Xây dựng thương hiệu thời kỳ khó: Bí quyết chiếm lĩnh tâm trí khách hàng – được chia sẻ bởi anh Nguyễn Thanh Tuấn
  • Chủ đề 2: Tối ưu hóa “điểm chạm số” với khách hàng bằng SEO  – được chia sẻ bởi anh Doãn Kiên
  • Chủ đề 3: Ma trận video trong chiến lược nội dung tiếp cận triệu khách hàng – được chia sẻ bởi anh Hoàng Dũng
  • Chủ đề 4: Chiến lược kinh doanh thích nghi thời kỳ khó và tăng trưởng bền vững – được chia sẻ bởi anh Đỗ Xuân Tùng

Thông tin của sự kiện:

  • Thời gian: 13:30 – 18:30, ngày 25/08/2023
  • Địa điểm: Trống Đồng Palace – 52 P. Miếu Đầm, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội
  • Giá vé bán: ƯU ĐÃI KHI MUA VÉ NHÓM (TỪ 3 VÉ TRỞ LÊN)

Thông tin liên hệ:

👉Thông tin chi tiết: https://bit.ly/branding-digital-master  

📞Hotline: 0903.533.764 (Ms Nhi) – 0935.918.073 (Ms Hương)

Nhanh tay đăng ký để giành được ưu đãi và có cơ hội được tư vấn 1:1 với các chuyên gia về Sales và Marketing.

3 CHIẾN THUẬT GIÚP THƯƠNG HIỆU CAFE VIỆT ĐẨY MẠNH DOANH THU TRÊN SÀN TMĐT

Đặt chiến lược giá / khối lượng sản phẩm dễ tiếp cận người tiêu dùng, thiết kế bao bì bắt mắt và nghiên cứu dòng sản phẩm mới là 3 chiến thuật mà A – 1 khách hàng của Metric đã áp dụng để tăng tốc doanh thu nhanh chóng.

Thị trường cà phê nội địa còn nhiều dư địa phát triển

Việt Nam từ trước đến nay luôn được coi là cường quốc về cafe trên toàn cầu. Xét theo sản lượng sản xuất hạt Robusta, Việt Nam đứng đầu thế giới và đứng thứ 2 về sản lượng xuất khẩu (sau Brazil).

Tại thị trường nội địa, ngành cũng đang có bước tiến khả quan. Theo nghiên cứu của công ty Euromonitor, trong giai đoạn từ 2022 – 2027, ngành cà phê Việt sẽ tăng trưởng ở mức gần 8%. Đồng thời, quy mô ngành cũng sẽ đạt mức 15.837 tỷ đồng vào năm 2027. 

Số liệu của Hiệp hội Cà phê –  Ca cao Việt Nam cũng phản ánh, lượng cà phê nhân được sử dụng để chế biến và tiêu thụ đạt khoảng 16% toàn ngành. Đây là một dấu hiệu tích cực khi xét trong 10 năm qua, con số này luôn ở mức dưới 10%.

Các chuyên gia đánh giá trong tương lai, thị trường cà phê nội địa sẽ còn rất nhiều tiềm năng tăng trưởng vì 3 lý do:

Bình quân lượng tiêu thụ cà phê / đầu người tại Việt Nam hiện nay khoảng 2 kg / người / năm, kém hơn rất nhiều so với các nước như Phần Lan (12 kg/người/năm), Brazil (5,8 kg/người/năm),… Thế nên, ngành có nhiều dư địa phát triển. 

Văn hoá cà phê nở rộ, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Không khó để bắt gặp những quán cà phê trên các đường phố, ngõ hẻm hay thậm chí là trong các khu cao ốc, văn phòng, Nhiều chuỗi cà phê cũng hình thành và ngày càng phát triển, trong đó có nhiều thương hiệu lớn như Highland, The Coffee House,… 

Nhiều nhà máy chế biến cafe, đặc biệt là các dòng sản phẩm cafe hoà tan cũng đang mở rộng và tăng cường sản xuất. Đồng thời, sự xuất hiện của TMĐT cũng giúp các nhà bán tiêu thụ sản phẩm tốt.

3 Chiến thuật giúp thương hiệu cafe đột phá doanh thu

A –  Một nhà sản xuất trong ngành hàng cà phê đã sử dụng số liệu được cung cấp từ Metric để xây dựng chiến lược kinh doanh bài bản trên sàn TMĐT. Trong đó, doanh nghiệp thực hiện 3 sự thay đổi lớn gồm: chiến lược về giá, chiến lược về tiếp thị và nghiên cứu tạo ra dòng sản phẩm mới. 

Đầu tiên, để đón đầu thị trường, cạnh tranh với các ông lớn đã có tên tuổi và thị phần, A bắt tay vào nghiên cứu các nhóm sản phẩm mới. Trong đó, cà phê sấy thăng hoa được A tìm hiểu và tiến hành sản xuất vì cách sấy này giữ được nguyên vẹn hương vị thơm ngon của cà phê.

Với định hướng phát triển dòng sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp là cà phê hoà tan, A đã phân tích rất kỹ những yếu tố để có thể đủ sức cạnh tranh với các ông lớn trong ngành. Trong đó, cạnh tranh về giá là điều doanh nghiệp đã xác định sử dụng ngay từ khi bắt đầu gia nhập cuộc chơi E-Commerce. 

Tuy nhiên, mặc dù có mức giá khá rẻ so với thị trường nhưng A vẫn không thể đẩy mạnh khả năng tiêu thụ. Sau khi phân tích, A phát hiện ra rằng với những sản phẩm cà phê hoà tan sấy lạnh của mình tuy rẻ hơn các thương hiệu khác nhưng lại đặt bán với khối lượng lớn nên chưa tiếp cận được với người tiêu dùng. 

Ví dụ, thương hiệu đang đặt bán sản phẩm cà phê hoà tan sấy lạnh với mức giá 175 nghìn trên 100 gam trong khi đối thủ cạnh tranh đang có mức giá sản phẩm cùng loại thông thường là 250 – 300 nghìn trên 100 gam. Tuy đắt hơn nhưng họ phân chia nhiều loại giá và kích cỡ sản phẩm khác nhau để khách hàng chọn lựa như 100 nghìn / 40 gam. 

100 nghìn – 150 nghìn cũng là khoảng giá bán chạy nhất của dòng sản phẩm này trên các sàn TMĐT nên dễ hiểu khi các đối thủ cạnh tranh của A có thể nhanh chóng tiếp cận người tiêu dùng.

Sau khi điều chỉnh giá phù hợp với thị trường, A tiếp tục phân tích các sản phẩm bán chạy trên sàn. Ngay lập tức, doanh nghiệp nhận thấy sản phẩm của doanh nghiệp có bao bì kém nổi bật hơn so với các dòng sản phẩm khác cùng phân khúc. Vì vậy, A đổi lại toàn bộ cách đóng gói sản phẩm sao cho hấp dẫn và thu hút người tiêu dùng. Đồng thời, gian hàng trên các kênh TMĐT cũng được doanh nghiệp thiết kế chỉn chu, bắt mắt. 

Với câu chuyện của doanh nghiệp A, dễ dàng nhận thấy E – Commerce là sân chơi hoàn toàn khác biệt so với các cách thức bán lẻ truyền thống. Vì vậy, luôn theo sát thị trường, phân tích đầy đủ các yếu tố (đối thủ cạnh tranh, mức giá phổ biến,…) là điều các doanh nghiệp bắt buộc phải làm nếu không muốn sớm rời khỏi cuộc chơi.  

Metric Insights là chuỗi bài viết về những câu chuyện kinh doanh trên TMĐT thành công và tích cực từ chính khách hàng / đối tác mà chúng tôi có cơ hội được đồng hành. Trong các bài viết thuộc chuỗi Insights này, tên nhân vật và thương hiệu đã được thay đổi để đảm bảo danh tính và các bí mật kinh doanh của các đơn vị liên quan.
Trân trọng mời hợp tác & trao đổi qua: insight@metric.vn .

Theo sát thị trường TMĐT,  tăng trưởng 5 lần doanh thu sau 6 tháng ngành hàng thời trang nam

Với một ngành hàng luôn có sự cập nhật sản phẩm mới liên tục như thời trang nam, theo dõi sát sao thị trường là cách để doanh nghiệp phát triển doanh thu bền và nhanh chóng. 

Thời trang nam – đại dương đỏ trên các sàn TMĐT

Theo 1 nghiên cứu của BCG, Adidas – Nhãn hàng sản xuất đồ thể thao lớn hàng đầu trên thế giới đã chuyển đổi số nhanh chóng từ năm 2017. Hiệu quả đến ngay tức thì khi trong báo cáo thường niên năm 2018, doanh thu trên kênh TMĐT tăng 36% so với cùng kỳ năm trước.

TMĐT đã trở thành 1 kênh bán hàng không thể thiếu của các doanh nghiệp thời trang hiện nay. Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của ngành thương mại điện tử thời trang được Statista dự kiến tăng từ 14.2% từ 2017 đến 2025. Tại Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2023, chỉ riêng doanh số ngành hàng thời trang nam đã đạt mức 3.576.8 tỷ, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2022.

Có 3 lý do chính mà 1 thương hiệu thời trang nam bắt buộc phải có 1 gian hàng trên các sàn TMĐT: mở rộng phạm vi kinh doanh, thích nghi với sự thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng và giảm thiểu chi phí vận hành.

Đầu tiên, bên cạnh các cửa hàng offline, 1 gian hàng trên nền tảng E-Commerce sẽ giúp thương hiệu tiếp cận được tệp khách hàng tiềm năng và đa dạng hơn. Đồng thời, TMĐT phá vỡ các giới hạn về thời gian và không gian khi người dùng có thể mua hàng ở mọi lúc mọi nơi.    

Thứ hai, sau khi đại dịch Covid19 diễn ra, khách hàng đã tích cực chuyển dịch từ mua sắm offline sang online. 

Thứ ba, hoạt động ở nền tảng E-Commerce giúp thương hiệu tiết kiệm 1 khoản chi phí rất lớn thuê mặt bằng, nhân viên. 

Những chương trình hỗ trợ của các sàn TMĐT như livestream, affiliate,…  cũng đã chắp cánh cho các nhà bán tăng trưởng doanh thu. 

Tuy nhiên hiện nay, thị trường thời trang nam trên các sàn TMĐT đã bão hoà. So với 6 tháng đầu năm 2022, nửa đầu năm 2023 đã chứng kiến 6442 nhà bán rời khỏi Shopee, Lazada, Tiki, Sendo; đạt mức giảm 15%.

Lý do chính đến từ hiện trạng nhiều nhà bán nhập từ Trung Quốc có được đa dạng mẫu mã, số lượng hàng nhập về lớn,… khiến giá thành sản phẩm bị các thương hiệu thi nhau đẩy xuống ở mức siêu rẻ. Họ có nguồn tài chính mạnh, sẵn sàng ăn lãi mỏng và bù lại bằng số lượng bán. Không chỉ vậy, nhiều nhà may, nhà sản xuất tại Việt Nam cũng tự tạo dựng được cửa hàng trên các kênh TMĐT mà không cần qua nhà phân phối khiến nhiều thương hiệu bật bãi trong cuộc chiến về giá.

Khách hàng trên các sàn TMĐT thường không quá trung thành với 1 thương hiệu và có quyết định nhanh dựa trên mẫu mã, lượt review và mức giá sản phẩm. Vậy nên, giữ chân khách hàng đã từng mua, thu hút khách hàng mới tiềm năng và thúc đẩy doanh thu trở thành bài toán khó đối với mọi thương hiệu thời trang nam. 

Vực dậy doanh thu nhờ luôn đi đầu thị trường và tạo xu hướng    

P – đối tác của Metric là doanh nghiệp hoạt động trong ngành hàng thời trang nam. Những sản phẩm của P luôn thu hút khách hàng nhờ xây dựng được phong cách đặc trưng: chỉn chu, hiện đại và trưởng thành.  

Xác định thời trang là ngành hàng phát triển dựa trên xu hướng và có tốc độ thay đổi chóng mặt, P luôn ưu tiên việc nghiên cứu kỹ thị trường trước khi lên chiến lược kinh doanh. Có 3 yếu tố được doanh nghiệp phân tích gồm: số liệu thị trường và đối thủ; danh sách sản phẩm mới, sản phẩm trending; lịch sử giá bán sản phẩm.

Sản phẩm chủ lực của P là quần short, áo phông và áo Polo. Đây đều là những loại trang phục theo mùa nên mỗi khoảng thời gian, P sẽ đặt ra những KPIs phù hợp. 

Cụ thể, vào tầm từ tháng 4 đến tháng 10, thông qua doanh số và số lượng sản phẩm bán trên các sàn TMĐT, doanh nghiệp nhận thấy đây là thời điểm ngành hàng đang có tốc độ tăng trưởng cao. Vì vậy, P quyết định nâng ngân sách và đầu tư nguồn lực để tiến hành sản xuất. Ngoài ra, các chiến dịch marketing cũng được P đẩy mạnh, thông qua tiện ích trên các nền tảng E-Commerce như livestream, thuê KOL – KOC để đẩy bán và nâng cao nhận diện thương hiệu.

Tiếp theo, doanh nghiệp quan sát các sản phẩm bán chạy và tìm hiểu cách các gian hàng đó thiết kế ảnh và đặt tên. Những từ khóa thể hiện chất liệu sản phẩm (vải cotton, vải lanh), tính chất sản phẩm (thoáng mát, thấm hút mồ hôi), phong cách sản phẩm (trang trọng, thanh lịch,…) giúp doanh nghiệp tối ưu tìm kiếm và cải thiện hiển thị.

Sự thay đổi về giá của nhóm sản phẩm cũng được doanh nghiệp cập nhật thường xuyên để phù hợp với thị trường. 

Kết quả, chỉ sau 6 tháng thực hiện những thay đổi trong chiến lược kinh doanh, P đã tăng trưởng hơn 5 lần doanh thu chỉ riêng trên sàn Shopee từ gần 2 tỷ lên mức 9 tỷ đồng.  

Metric Insights là chuỗi bài viết về những câu chuyện kinh doanh trên TMĐT thành công và tích cực từ chính khách hàng / đối tác mà chúng tôi có cơ hội được đồng hành. Trong các bài viết thuộc chuỗi Insights này, tên nhân vật và thương hiệu đã được thay đổi để đảm bảo danh tính và các bí mật kinh doanh của các đơn vị liên quan.
Trân trọng mời hợp tác & trao đổi qua: insight@metric.vn .

Bí quyết tăng gấp đôi doanh thu bán Thực phẩm chức năng trong 3 tháng bằng theo dõi sát thị trường TMĐT

Thực phẩm chức năng đang là ngành hàng phát triển trên các sàn TMĐT. Tuy nhiên, đi cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt từ doanh nghiệp, nhà phân phối cho đến các nhà bán OEM. Trong bối cảnh này,1 doanh nghiệp khách hàng của Metric  vẫn giữ vững thị phần, đồng thời tăng gấp đôi doanh thu chỉ sau 3 tháng đầu năm 2023 nhờ vào các điều chỉnh hợp lý dựa trên phân tích số liệu thị trường chính xác. 

Thị trường Thực phẩm chức năng phát triển thần tốc 

Trong vài năm trở lại đây, Thị trường Thực phẩm chức năng (TPCN) của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng. Nếu như năm 2000, chỉ 13 cơ sở nhập khẩu và 63 loại TPCN có mặt tại Việt Nam thì tính đến nay, cả nước đã có 4.000 doanh nghiệp và khoảng hơn 10.000 sản phẩm chăm sóc sức khỏe đã được đưa ra thị trường (Theo Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam). 58.5% dân số trên 18 tuổi tại Việt Nam đều đang sử dụng những thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ. Đặc biệt, các sản phẩm trong nước chiếm ưu thế với tỷ lệ lên tới 60% – 80%.

Tốc độ tăng trưởng doanh số ngành hàng TPCN trên sàn Shopee, Lazada, Tiki, Sendo 3 tháng đầu năm 2023

Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường TPCN cũng mang đến nhiều mặt trái cho môi trường kinh doanh ngành hàng này.

Các sản phẩm giả, kém chất lượng xuất hiện tràn lan ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của thị trường và các doanh nghiệp kinh doanh chân chính.

Thứ hai, các hình thức quảng cáo biến tướng thổi phồng công dụng củaTPCN như 1 sản phẩm thay thế thuốc chữa bệnh hoặc có những “siêu công dụng” đặc biệt. Nhiều người bệnh đã sử dụng sai cách và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ. Những trường hợp như vậy xảy ra thường xuyên khiến người tiêu dùng đánh giá tiêu cực về thực phẩm chức năng và nhà bán các dòng sản phẩm này.     

Mặc dù vậy, với tỷ lệ tăng trưởng 15%/năm, ngành hàng TPCN luôn là 1 dòng sản phẩm tiềm năng đối với mọi doanh nghiệp. Vậy nên, các sản phẩm TPCN mới luôn được cập nhật và cải biến liên tục đáp ứng xu hướng nhu cầu tiêu dùng mới. Điều này buộc doanh nghiệp luôn phải theo sát thị trường thường xuyên, đưa ra quyết định R&D nhanh chóng để tuyệt không bị bỏ lại phía sau.

Tăng trưởng gấp gần 2 lần doanh thu nhờ theo sát thị trường ngành hàng trên sàn TMĐT

S – một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Mỹ phẩm – TPCN hiện đang là đối tác của Metric. Mặc dù là thương hiệu lâu đời và được sự tin dùng của nhiều khách hàng trung thành, S vẫn không tránh khỏi việc cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp mới xuất hiện trên nền tảng TMĐT. 

Để xây dựng chiến lược kinh doanh có tính cạnh tranh cao, S đã luôn theo sát số liệu thị trường theo từng tháng, từng quý và đưa ra những điều chỉnh phù hợp.

Đầu tiên, S nhận thấy doanh thu của công ty đã tăng trưởng gần gấp 1.5 lần trong 2 tháng đầu năm. Sự phát triển doanh thu của S đến từ 2 yếu tố chính: thị trường chung toàn ngành hàng TPCN tăng trưởng; 1 số sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp mang lại doanh số lớn.

Nắm được lý do tăng doanh thu chính là chìa khóa để doanh nghiệp nhận biết những mảng hoạt động hiệu quả, qua đó điều chỉnh chiến lược phù hợp. 

Thứ hai, nhận thấy sự phát triển chung ngành hàng, S quyết định đầu tư thúc đẩy sản xuất và gia tăng ngân sách marketing, qua đó nhanh chóng chiếm thị phần của đối thủ đúng thời điểm theo dự kiến. Đồng thời, KPIs cho từng nhà phân phối cũng được S điều chỉnh tăng phù hợp với thị trường.

Thứ ba, S phân tích các sản phẩm đang được bán chạy của toàn thị trường và của bản thân doanh nghiệp. Nhận thấy nhóm sản phẩm Collagen đang được ưa chuộng, S triển khai R&D và sản xuất nhiều loại Collagen khác nhau (ví dụ collagen dạng nước và collagen dạng viên uống). Ngoài ra, kem chống nắng cũng là nhóm sản phẩm được doanh nghiệp đẩy mạnh khi nhận đây là thị trường tiềm năng trong giai đoạn bán hàng hè. 

Kết quả là tháng tiếp theo, S tiếp tục tăng trưởng mạnh doanh số. So với tháng 1/2023 thì doanh số tháng 3 của doanh nghiệp đã tăng gần gấp 2 lần.

Metric hy vọng case-study của khách hàng S sẽ hỗ trợ hữu hiệu các nhà sản xuất & phân phối trong quá trình mở rộng tăng trưởng qua kênh Thương mại điện tử.

Metric Insights là chuỗi bài viết về những câu chuyện kinh doanh trên TMĐT thành công và tích cực từ chính khách hàng / đối tác mà chúng tôi có cơ hội được đồng hành. Trong các bài viết thuộc chuỗi Insights này, tên nhân vật và thương hiệu đã được thay đổi để đảm bảo danh tính và các bí mật kinh doanh của các đơn vị liên quan.
Trân trọng mời hợp tác & trao đổi qua: insight@metric.vn .

Báo cáo Tổng quan Thị trường sàn TMĐT Việt Nam nửa đầu năm 2023 và dự báo quý III/2023

Hoạt động thương mại tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm đã đạt được những kết quả khả quan. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2023 và quý II/2023, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 3 triệu tỷ đồng. tăng 10.9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Thương mại điện tử (TMĐT) liên tục phát triển và trở thành kênh phân phối quan trọng. Với tốc độ tăng trưởng khoảng 20% mỗi năm, Việt Nam được xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT hàng đầu thế giới (Theo eMarketer).

Báo cáo thị trường TMĐT 6 tháng đầu năm 2023 (01/01/2023 – 30/6/2023) được Metric thực hiện độc lập, dựa trên số liệu công khai và không bị ảnh hưởng bởi các đơn vị thứ ba.

Trong báo cáo này của Metric, số liệu thống kê đã loại bỏ 2 sản phẩm: các hàng hoá ở dạng dịch vụ, quà tặng có sản lượng bất thường không tương xứng với phản hồi của người tiêu dùng và các sản phẩm bán đơn ảo.

Các dữ liệu khách quan này sẽ là cơ sở nền giúp doanh nghiệp & nhà bán phân tích sâu hơn, kịp thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh & Marketing cho nửa cuối năm 2023.

Nội dung chính của bản Báo cáo bao gồm

  1. Tổng quan thị trường Thương mại điện tử Việt Nam nửa đầu năm 2023
  2. Phân tích chi tiết sàn Thương mại điện tử Việt Nam nửa đầu năm 2023
  3. Phân tích 3 ngành hàng tiềm năng
  4. Dự báo thị trường Thương mại điện tử Quý III/2023

Vui lòng thực hiện các bước sau để nhận tài liệu miễn phí:

  1. Đối với cộng đồng, tham gia Nhóm: eCommerce Report | Báo cáo thị trường TMĐT ( https://www.facebook.com/groups/ecommercereport ) để tải tài liệu rút gọn.
  2. Đối với Khách hàng hiện đang sử dụng dịch vụ của Metric: Anh/ chị có thể liên hệ Nhân viên tư vấn phụ trách hoặc Bộ phận CSKH của Metric tại email: info@metric.vn để nhận tài liệu phiên bản đầy đủ.
  3. Đối với Đối tác hoặc Báo chí, vui lòng liên hệ bộ phận Marketing tại: marketing@metric.vn.
Báo cáo thị trường TMĐT được Metric thực hiện độc lập, dựa trên các số liệu công khai và không bị ảnh hưởng bởi các đơn vị thứ 3. Dựa trên tiêu chí của Metric, số liệu thống kê đã loại bỏ 2 loại sản phẩm: các hàng hoá ở dạng dịch vụ và quà tặng có sản lượng bất thường không tương xứng với phản hồi từ người tiêu dùng. Các dữ liệu khách quan này sẽ là cơ sở nền giúp doanh nghiệp & nhà bán phân tích sâu hơn, kịp thời điều chỉnh chiến lược Kinh doanh & Marketing cho Quý II/2023.
Báo cáo chuyên sâu hơn về từng ngành hàng, sản phẩm hoặc thương hiệu cụ thể, vui lòng liên lạc với chúng tôi qua Hotline: 033 806 2221 hoặc tìm kiếm báo cáo tại: https://metric.vn/search .

Xây dựng và đo lường hiệu quả chiến lược kinh doanh nhờ theo sát Dữ liệu thị trường

Theo nghiên cứu, thị trường đèn led tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển và cơ hội mở ra cho các nhà sản xuất là cực kỳ lớn. Tuy nhiên, đây vẫn sẽ là thị trường khó khăn khi doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh trong 1 môi trường không lành mạnh và giá thành sản phẩm khó tiếp cận với người tiêu dùng. Vậy trên sàn TMĐT với hàng nghìn nhà bán, doanh nghiệp cần làm gì để nổi bật và mau chóng thu hút khách hàng mục tiêu? Phân tích số liệu thị trường sẽ là lời giải cho bài toán này.

Thị trường bóng đèn led không hề “dễ ăn”

Trong nhiều năm trở lại đây, đèn led đã trở nên phổ biến với người tiêu dùng tại Việt Nam, thay thế dần những dòng sản phẩm truyền thống như bóng huỳnh quang, bóng sợi đốt,… Điều này là hệ quả tất yếu khi bóng đèn led sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như: tuổi thọ cao với khả năng chiếu sáng từ 50.000 – 100.000 giờ (gấp 10 – 20 lần so với bóng đèn sợi đốt), tiết kiệm điện (hiệu suất cao hơn 80-90% so với đèn huỳnh quang và đèn halogen), ít hỏng hóc hơn. 

Đồng thời, xu hướng gia tăng những hệ chiếu sáng thông minh, ngôi nhà thông minh hay thành phố thông minh cũng khiến thị trường đèn led phát triển.

Theo nghiên cứu của Mordor Intelligence, thị trường chiếu sáng led toàn cầu dự kiến đạt 160,03 tỷ USD vào năm 2026. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) từ năm 2021 đến năm 2026 là 14.25%. Riêng tại Việt Nam, báo cáo của Research and Markets kỳ vọng thị trường đèn led năm 2026 sẽ đạt giá trị 1,056 tỷ đô.

So sánh tổng quan thị trường TMĐT nhóm sản phẩm đèn Led trên Metric

Mặc dù được dự đoán có mức độ tăng trưởng tích cực nhưng thị trường đèn led không hề “dễ ăn”. Khó khăn đầu tiên chính giá thành cao của sản phẩm. 1 sản phẩm bóng đèn led thường sẽ đắt hơn từ 3 – 5 lần so với bóng đèn sợi đốt hoặc huỳnh quang thông thường. Khó khăn thứ hai chính là sự thiếu minh bạch của thị trường. Hiện nay, đèn led kém chất lượng được nhập từ Trung Quốc hoặc tự lắp ráp từ các linh kiện rẻ tiền xuất hiện tràn lan tại các cửa hàng, trên các nền tảng TMĐT. Những sản phẩm với mức giá hấp dẫn được đóng gói rất đẹp, quảng cáo bằng rất nhiều mỹ từ như siêu tiết kiệm, siêu bền, siêu sáng,… Tuy nhiên, thực tế khách hàng mua về sử dụng sau 1 thời gian ngắn, sản phẩm bị lỗi hoặc cường độ ánh sáng yếu đi hẳn. Điều này vô hình chung đã tạo 1 tâm lý tiêu cực cho người tiêu dùng về những sản phẩm đèn led trên thị trường. 

Xây dựng kế hoạch kinh doanh theo sát nhu cầu khách hàng – đối tác nhờ phân tích số liệu thị trường

Doanh nghiệp R – 1 khách hàng của Metric kinh doanh trong lĩnh vực các thiết bị chiếu sáng và đang có mục tiêu phát triển mạnh mảng đèn led. Là thương hiệu uy tín với nhiều năm kinh nghiệm cùng danh sách sản phẩm đa dạng chất lượng, R là nhà sản xuất được rất nhiều cửa hàng đại lý offline và online liên kết hợp tác, phân phối sản phẩm. Tuy nhiên, R cũng không gặp ít thách thức trước những khó khăn chung của thị trường.

Để đảm bảo chiến lược kinh doanh hiệu quả và luôn đi đúng lộ trình, đồng thời gia tăng thị phần trước các đối thủ “giấu mặt” giá rẻ, R liên tục cập nhật và phân tích những số liệu từ Metric.

Đầu tiên, R khảo sát tiềm năng của các dòng sản phẩm đèn led mà doanh nghiệp sản xuất (Đèn led ốp trần, đèn led panel, đèn led âm trần,…). Với từng dòng sản phẩm, R phân tích dựa trên 2 yếu tố: mức độ tăng trưởng doanh thu và số lượng sản phẩm bán. Điển hình khi phân tích sản phẩm đèn led ốp trần, doanh nghiệp nhận thấy doanh thu tháng 3 – tháng 6/2023 đạt hơn 1.4 tỷ đồng, giảm 24% so với 3 tháng trước đó; đồng thời số sản phẩm đã bán cũng giảm đến 35%. Từ những số liệu này, R tìm hiểu những yếu tố có thể tác động đến sự sụt giảm, ví dụ như thời điểm tháng 11/2022 – 2/2023, thị trường có nhu cầu cao do người dân xây sửa nhà dịp cuối năm. Qua đó, R xây dựng lại chiến lược kinh doanh và hạn chế các chi phí Marketing.

Thứ hai, doanh nghiệp cập nhật các sản phẩm đang bán chạy trên thị trường TMĐT để lên ý tưởng R&D. Nhiều nhà bán nhỏ lẻ kinh doanh sản phẩm kém chất lượng nhưng không thể phủ nhận, họ lại là những đơn vị luôn cập nhật xu hướng và xoay chuyển sản phẩm theo nhu cầu khách hàng 1 cách nhanh nhất. Nhờ dữ liệu được cập nhật thường xuyên, R không bỏ sót biến động nào của thị trường.

Cuối cùng, doanh nghiệp theo dõi và đánh giá các đại lý bán hàng trên nền tảng E-Commerce. Dựa vào tình hình doanh thu và số lượng sản phẩm đã bán, R có thể phân tích những đại lý, nhà bán kinh doanh hiệu quả và kém hiệu quả, từ đó đưa sự điều chỉnh – hỗ trợ phù hợp. 

Là một nhà sản xuất & phân phối lớn, doanh nghiệp cần luôn theo sát diễn biến thị trường để có chiến lược kinh doanh hiệu quả cho cả thương hiệu và đại lý, nhà bán. Metric hy vọng những số liệu mà Metric cung cấp sẽ giúp các doanh nghiệp có hướng đi phù hợp và hiệu quả nhất.

Metric Insights là chuỗi bài viết về những câu chuyện kinh doanh trên TMĐT thành công và tích cực từ chính khách hàng / đối tác mà chúng tôi có cơ hội được đồng hành. Trong các bài viết thuộc chuỗi Insights này, tên nhân vật và thương hiệu đã được thay đổi để đảm bảo danh tính và các bí mật kinh doanh của các đơn vị liên quan.
Trân trọng mời hợp tác & trao đổi qua: insight@metric.vn .