3 CHIẾN THUẬT GIÚP THƯƠNG HIỆU CAFE VIỆT ĐẨY MẠNH DOANH THU TRÊN SÀN TMĐT

Đặt chiến lược giá / khối lượng sản phẩm dễ tiếp cận người tiêu dùng, thiết kế bao bì bắt mắt và nghiên cứu dòng sản phẩm mới là 3 chiến thuật mà A – 1 khách hàng của Metric đã áp dụng để tăng tốc doanh thu nhanh chóng.

Thị trường cà phê nội địa còn nhiều dư địa phát triển

Việt Nam từ trước đến nay luôn được coi là cường quốc về cafe trên toàn cầu. Xét theo sản lượng sản xuất hạt Robusta, Việt Nam đứng đầu thế giới và đứng thứ 2 về sản lượng xuất khẩu (sau Brazil).

Tại thị trường nội địa, ngành cũng đang có bước tiến khả quan. Theo nghiên cứu của công ty Euromonitor, trong giai đoạn từ 2022 – 2027, ngành cà phê Việt sẽ tăng trưởng ở mức gần 8%. Đồng thời, quy mô ngành cũng sẽ đạt mức 15.837 tỷ đồng vào năm 2027. 

Số liệu của Hiệp hội Cà phê –  Ca cao Việt Nam cũng phản ánh, lượng cà phê nhân được sử dụng để chế biến và tiêu thụ đạt khoảng 16% toàn ngành. Đây là một dấu hiệu tích cực khi xét trong 10 năm qua, con số này luôn ở mức dưới 10%.

Các chuyên gia đánh giá trong tương lai, thị trường cà phê nội địa sẽ còn rất nhiều tiềm năng tăng trưởng vì 3 lý do:

Bình quân lượng tiêu thụ cà phê / đầu người tại Việt Nam hiện nay khoảng 2 kg / người / năm, kém hơn rất nhiều so với các nước như Phần Lan (12 kg/người/năm), Brazil (5,8 kg/người/năm),… Thế nên, ngành có nhiều dư địa phát triển. 

Văn hoá cà phê nở rộ, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Không khó để bắt gặp những quán cà phê trên các đường phố, ngõ hẻm hay thậm chí là trong các khu cao ốc, văn phòng, Nhiều chuỗi cà phê cũng hình thành và ngày càng phát triển, trong đó có nhiều thương hiệu lớn như Highland, The Coffee House,… 

Nhiều nhà máy chế biến cafe, đặc biệt là các dòng sản phẩm cafe hoà tan cũng đang mở rộng và tăng cường sản xuất. Đồng thời, sự xuất hiện của TMĐT cũng giúp các nhà bán tiêu thụ sản phẩm tốt.

3 Chiến thuật giúp thương hiệu cafe đột phá doanh thu

A –  Một nhà sản xuất trong ngành hàng cà phê đã sử dụng số liệu được cung cấp từ Metric để xây dựng chiến lược kinh doanh bài bản trên sàn TMĐT. Trong đó, doanh nghiệp thực hiện 3 sự thay đổi lớn gồm: chiến lược về giá, chiến lược về tiếp thị và nghiên cứu tạo ra dòng sản phẩm mới. 

Đầu tiên, để đón đầu thị trường, cạnh tranh với các ông lớn đã có tên tuổi và thị phần, A bắt tay vào nghiên cứu các nhóm sản phẩm mới. Trong đó, cà phê sấy thăng hoa được A tìm hiểu và tiến hành sản xuất vì cách sấy này giữ được nguyên vẹn hương vị thơm ngon của cà phê.

Với định hướng phát triển dòng sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp là cà phê hoà tan, A đã phân tích rất kỹ những yếu tố để có thể đủ sức cạnh tranh với các ông lớn trong ngành. Trong đó, cạnh tranh về giá là điều doanh nghiệp đã xác định sử dụng ngay từ khi bắt đầu gia nhập cuộc chơi E-Commerce. 

Tuy nhiên, mặc dù có mức giá khá rẻ so với thị trường nhưng A vẫn không thể đẩy mạnh khả năng tiêu thụ. Sau khi phân tích, A phát hiện ra rằng với những sản phẩm cà phê hoà tan sấy lạnh của mình tuy rẻ hơn các thương hiệu khác nhưng lại đặt bán với khối lượng lớn nên chưa tiếp cận được với người tiêu dùng. 

Ví dụ, thương hiệu đang đặt bán sản phẩm cà phê hoà tan sấy lạnh với mức giá 175 nghìn trên 100 gam trong khi đối thủ cạnh tranh đang có mức giá sản phẩm cùng loại thông thường là 250 – 300 nghìn trên 100 gam. Tuy đắt hơn nhưng họ phân chia nhiều loại giá và kích cỡ sản phẩm khác nhau để khách hàng chọn lựa như 100 nghìn / 40 gam. 

100 nghìn – 150 nghìn cũng là khoảng giá bán chạy nhất của dòng sản phẩm này trên các sàn TMĐT nên dễ hiểu khi các đối thủ cạnh tranh của A có thể nhanh chóng tiếp cận người tiêu dùng.

Sau khi điều chỉnh giá phù hợp với thị trường, A tiếp tục phân tích các sản phẩm bán chạy trên sàn. Ngay lập tức, doanh nghiệp nhận thấy sản phẩm của doanh nghiệp có bao bì kém nổi bật hơn so với các dòng sản phẩm khác cùng phân khúc. Vì vậy, A đổi lại toàn bộ cách đóng gói sản phẩm sao cho hấp dẫn và thu hút người tiêu dùng. Đồng thời, gian hàng trên các kênh TMĐT cũng được doanh nghiệp thiết kế chỉn chu, bắt mắt. 

Với câu chuyện của doanh nghiệp A, dễ dàng nhận thấy E – Commerce là sân chơi hoàn toàn khác biệt so với các cách thức bán lẻ truyền thống. Vì vậy, luôn theo sát thị trường, phân tích đầy đủ các yếu tố (đối thủ cạnh tranh, mức giá phổ biến,…) là điều các doanh nghiệp bắt buộc phải làm nếu không muốn sớm rời khỏi cuộc chơi.  

Metric Insights là chuỗi bài viết về những câu chuyện kinh doanh trên TMĐT thành công và tích cực từ chính khách hàng / đối tác mà chúng tôi có cơ hội được đồng hành. Trong các bài viết thuộc chuỗi Insights này, tên nhân vật và thương hiệu đã được thay đổi để đảm bảo danh tính và các bí mật kinh doanh của các đơn vị liên quan.
Trân trọng mời hợp tác & trao đổi qua: insight@metric.vn .