Theo sát thị trường TMĐT,  tăng trưởng 5 lần doanh thu sau 6 tháng ngành hàng thời trang nam

Với một ngành hàng luôn có sự cập nhật sản phẩm mới liên tục như thời trang nam, theo dõi sát sao thị trường là cách để doanh nghiệp phát triển doanh thu bền và nhanh chóng. 

Thời trang nam – đại dương đỏ trên các sàn TMĐT

Theo 1 nghiên cứu của BCG, Adidas – Nhãn hàng sản xuất đồ thể thao lớn hàng đầu trên thế giới đã chuyển đổi số nhanh chóng từ năm 2017. Hiệu quả đến ngay tức thì khi trong báo cáo thường niên năm 2018, doanh thu trên kênh TMĐT tăng 36% so với cùng kỳ năm trước.

TMĐT đã trở thành 1 kênh bán hàng không thể thiếu của các doanh nghiệp thời trang hiện nay. Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của ngành thương mại điện tử thời trang được Statista dự kiến tăng từ 14.2% từ 2017 đến 2025. Tại Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2023, chỉ riêng doanh số ngành hàng thời trang nam đã đạt mức 3.576.8 tỷ, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2022.

Có 3 lý do chính mà 1 thương hiệu thời trang nam bắt buộc phải có 1 gian hàng trên các sàn TMĐT: mở rộng phạm vi kinh doanh, thích nghi với sự thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng và giảm thiểu chi phí vận hành.

Đầu tiên, bên cạnh các cửa hàng offline, 1 gian hàng trên nền tảng E-Commerce sẽ giúp thương hiệu tiếp cận được tệp khách hàng tiềm năng và đa dạng hơn. Đồng thời, TMĐT phá vỡ các giới hạn về thời gian và không gian khi người dùng có thể mua hàng ở mọi lúc mọi nơi.    

Thứ hai, sau khi đại dịch Covid19 diễn ra, khách hàng đã tích cực chuyển dịch từ mua sắm offline sang online. 

Thứ ba, hoạt động ở nền tảng E-Commerce giúp thương hiệu tiết kiệm 1 khoản chi phí rất lớn thuê mặt bằng, nhân viên. 

Những chương trình hỗ trợ của các sàn TMĐT như livestream, affiliate,…  cũng đã chắp cánh cho các nhà bán tăng trưởng doanh thu. 

Tuy nhiên hiện nay, thị trường thời trang nam trên các sàn TMĐT đã bão hoà. So với 6 tháng đầu năm 2022, nửa đầu năm 2023 đã chứng kiến 6442 nhà bán rời khỏi Shopee, Lazada, Tiki, Sendo; đạt mức giảm 15%.

Lý do chính đến từ hiện trạng nhiều nhà bán nhập từ Trung Quốc có được đa dạng mẫu mã, số lượng hàng nhập về lớn,… khiến giá thành sản phẩm bị các thương hiệu thi nhau đẩy xuống ở mức siêu rẻ. Họ có nguồn tài chính mạnh, sẵn sàng ăn lãi mỏng và bù lại bằng số lượng bán. Không chỉ vậy, nhiều nhà may, nhà sản xuất tại Việt Nam cũng tự tạo dựng được cửa hàng trên các kênh TMĐT mà không cần qua nhà phân phối khiến nhiều thương hiệu bật bãi trong cuộc chiến về giá.

Khách hàng trên các sàn TMĐT thường không quá trung thành với 1 thương hiệu và có quyết định nhanh dựa trên mẫu mã, lượt review và mức giá sản phẩm. Vậy nên, giữ chân khách hàng đã từng mua, thu hút khách hàng mới tiềm năng và thúc đẩy doanh thu trở thành bài toán khó đối với mọi thương hiệu thời trang nam. 

Vực dậy doanh thu nhờ luôn đi đầu thị trường và tạo xu hướng    

P – đối tác của Metric là doanh nghiệp hoạt động trong ngành hàng thời trang nam. Những sản phẩm của P luôn thu hút khách hàng nhờ xây dựng được phong cách đặc trưng: chỉn chu, hiện đại và trưởng thành.  

Xác định thời trang là ngành hàng phát triển dựa trên xu hướng và có tốc độ thay đổi chóng mặt, P luôn ưu tiên việc nghiên cứu kỹ thị trường trước khi lên chiến lược kinh doanh. Có 3 yếu tố được doanh nghiệp phân tích gồm: số liệu thị trường và đối thủ; danh sách sản phẩm mới, sản phẩm trending; lịch sử giá bán sản phẩm.

Sản phẩm chủ lực của P là quần short, áo phông và áo Polo. Đây đều là những loại trang phục theo mùa nên mỗi khoảng thời gian, P sẽ đặt ra những KPIs phù hợp. 

Cụ thể, vào tầm từ tháng 4 đến tháng 10, thông qua doanh số và số lượng sản phẩm bán trên các sàn TMĐT, doanh nghiệp nhận thấy đây là thời điểm ngành hàng đang có tốc độ tăng trưởng cao. Vì vậy, P quyết định nâng ngân sách và đầu tư nguồn lực để tiến hành sản xuất. Ngoài ra, các chiến dịch marketing cũng được P đẩy mạnh, thông qua tiện ích trên các nền tảng E-Commerce như livestream, thuê KOL – KOC để đẩy bán và nâng cao nhận diện thương hiệu.

Tiếp theo, doanh nghiệp quan sát các sản phẩm bán chạy và tìm hiểu cách các gian hàng đó thiết kế ảnh và đặt tên. Những từ khóa thể hiện chất liệu sản phẩm (vải cotton, vải lanh), tính chất sản phẩm (thoáng mát, thấm hút mồ hôi), phong cách sản phẩm (trang trọng, thanh lịch,…) giúp doanh nghiệp tối ưu tìm kiếm và cải thiện hiển thị.

Sự thay đổi về giá của nhóm sản phẩm cũng được doanh nghiệp cập nhật thường xuyên để phù hợp với thị trường. 

Kết quả, chỉ sau 6 tháng thực hiện những thay đổi trong chiến lược kinh doanh, P đã tăng trưởng hơn 5 lần doanh thu chỉ riêng trên sàn Shopee từ gần 2 tỷ lên mức 9 tỷ đồng.  

Metric Insights là chuỗi bài viết về những câu chuyện kinh doanh trên TMĐT thành công và tích cực từ chính khách hàng / đối tác mà chúng tôi có cơ hội được đồng hành. Trong các bài viết thuộc chuỗi Insights này, tên nhân vật và thương hiệu đã được thay đổi để đảm bảo danh tính và các bí mật kinh doanh của các đơn vị liên quan.
Trân trọng mời hợp tác & trao đổi qua: insight@metric.vn .