market insight

Market research là gì? Xu hướng và cơ hội nghề nghiệp

market-research-la-gi

Trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh, người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà mình mong muốn. Là một doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường hay một doanh nghiệp lâu năm, bạn cần phải hiểu sâu sắc về khách hàng của mình là ai và điều gì đã ảnh hưởng đến những thay đổi trong quyết định mua hàng của họ. 

Để làm được điều này thì công việc quan trọng mà bạn cần thực hiện đó là Market Research. Vậy Market Research là gì và cần làm những công việc như thế nào, xu hướng nghề nghiệp trong tương lai ra sao? Hãy cùng Metric tìm hiểu những thông tin chi tiết dưới đây.

Market research là gì?

Market research hay còn gọi là nghiên cứu thị trường, giúp doanh nghiệp hiểu thị trường mục tiêu của mình bằng cách thu thập và phân tích dữ liệu. Sau khi xem xét hành vi và xu hướng của người tiêu dùng trong nền kinh tế, doanh nghiệp dễ dàng phát triển và điều chỉnh ý tưởng, chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả nhất.

Nghiên cứu thị trường còn là quá trình đánh giá tính khả thi của một dịch vụ hoặc sản phẩm mới thông qua nghiên cứu được tiến hành trực tiếp với khách hàng tiềm năng. Nó cho phép một công ty xác định thị trường mục tiêu của mình và nhận được ý kiến phản hồi khác từ người tiêu dùng về sự quan tâm của họ đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Market research có thể được tiến hành nội bộ hoặc bởi bên thứ ba chuyên về dịch vụ nghiên cứu thị trường. Hoạt động này có thể thực hiện thông qua khảo sát và nhóm tập trung, cùng nhiều cách nghiên cứu thị trường khác. Đối tượng tham gia khảo sát nghiên cứu thường sẽ được nhận những phần quà hấp dẫn bằng mẫu sản phẩm hoặc một khoản trợ cấp về chi phí nhỏ cho khoảng thời gian tham gia của họ.

Nói cách khác, market research giúp các doanh nghiệp trả lời các câu hỏi như:

  • Khách hàng mục tiêu của tôi là ai?
  • Họ cần gì?
  • Họ mua hàng như thế nào?
  • Đối thủ cạnh tranh của tôi là ai?
  • Họ đang làm gì?
  • Thị trường hiện tại đang như thế nào?
  • Xu hướng thị trường trong tương lai là gì?

Market research đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh doanh như:

  • Xây dựng chiến lược kinh doanh: Nhận diện cơ hội, xác định thị trường mục tiêu, phân tích điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.
  • Phát triển sản phẩm/dịch vụ mới: Hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, phân tích khả năng cạnh tranh.
  • Đánh giá hiệu quả hoạt động: Xác định hiệu quả của các chiến dịch marketing, quảng cáo và bán hàng.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh: Theo dõi hoạt động của đối thủ cạnh tranh, xác định điểm mạnh và điểm yếu.
  • Thực hiện nghiên cứu định giá: Xác định giá bán sản phẩm/dịch vụ phù hợp với thị trường.

Market Research cần làm những công việc gì?

market-research

Tùy theo từng lĩnh vực, ngành nghề của mỗi doanh nghiệp sẽ thực hiện cách nghiên cứu thị trường và phương pháp tiếp cận khác nhau. Nhưng về cơ bản, một nhân viên market research sẽ thường làm những công việc như sau:

Xây dựng kế hoạch nghiên cứu thị trường

Nhân viên market research cần đưa ra các phương án chi tiết cho hoạt động khảo sát thị trường và phân tích những nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Bao gồm khu vực, đối tượng mục tiêu, độ tuổi, giới tính, bộ câu hỏi khảo sát, quy trình thực hiện việc khảo sát,… 

Thông qua kế hoạch nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi thứ tự ưu tiên những công việc cần phải thực hiện, giả định các kết quả ra sao để mang lại hiệu quả tốt nhất cho quá trình kinh doanh.

Thu thập, nghiên cứu dữ liệu về thị trường

Công việc thu thập, nghiên cứu dữ liệu về thị trường là một phần quan trọng trong hoạt động marketing của doanh nghiệp. Nhân viên market research đóng vai trò là “cầu nối” giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt, hiệu quả dựa trên những thông tin, insight thu thập và phân tích được. Những thông tin được nghiên cứu bao gồm là nhân khẩu học, hành vi người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, quảng cáo, v.v.

Phân tích, đánh giá kết quả dữ liệu thu thập

Sau khi thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, người làm market research sẽ cần tổng hợp và phân tích ý nghĩa chi tiết của từng dữ liệu. Bạn có thể kết hợp phân tích định lượng và phân tích định tính để có cái nhìn toàn diện về dữ liệu. Dựa vào kết quả phân tích sẽ xác định được các cơ hội kinh doanh hoặc tiềm năng phát triển sản phẩm, dịch vụ mới trong tương lai. 

Báo cáo nghiên cứu thị trường và đề xuất

Báo cáo nghiên cứu thị trường là tài liệu tổng hợp kết quả nghiên cứu, cung cấp thông tin chi tiết về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm/dịch vụ,… Báo cáo này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả.

Báo cáo này cũng sẽ được trình bày trước cuộc họp ban lãnh đạo để nắm bắt được tình hình làm việc, đánh giá về hiệu quả của việc nghiên cứu từ bộ phận Marketing Research. Do đó, bạn cần trực quan hóa dữ liệu và đưa ra insight một cách ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu nhất.

>> Xem ngay các Mẫu báo cáo thị trường thương mại điện tử nổi bật nhất năm 2024

Các loại hình nghiên cứu thị trường phổ biến

Customer market research

Customer market research thu thập thông tin về lối sống, hành vi, nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng, thường liên quan đến một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Bạn có thể kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính với loại hình nghiên cứu này.

Các ví dụ về nghiên cứu khách hàng trong thực tế bao gồm tìm cách cải thiện nhận thức của người tiêu dùng về một sản phẩm hoặc tạo ra chân dung người mua và phân khúc thị trường, giúp tiếp thị sản phẩm thành công tới nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Hiểu được xu hướng của người tiêu dùng, giúp các doanh nghiệp hiểu được tâm lý khách hàng và tạo ra hồ sơ hành vi mua sắm chi tiết. Kết quả giúp các thương hiệu cải thiện sản phẩm và dịch vụ của mình bằng cách tăng sự hài lòng của khách hàng và thúc đẩy lợi nhuận trong quá trình này.

Product market research

Product market research là một cách hiệu quả để đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ của bạn phù hợp để ra mắt thị trường và hoạt động tốt nhất có thể.

Mục tiêu của nghiên cứu này là để đánh giá cách khách hàng nhận thức về sản phẩm của bạn, liệu sản phẩm có mang lại giá trị và hoạt động đúng như mong đợi hay không. Ngoài ra, nghiên cứu cũng giúp hình thành ý tưởng cho việc nâng cấp và phát triển sản phẩm trong tương lai.

Có nhiều phương diện trong nghiên cứu sản phẩm:

  • Thương hiệu sản phẩm: Thương hiệu và thiết kế sản phẩm có thu hút khách hàng theo cách mong muốn hay không?
  • Kiểm tra tính năng sản phẩm: Điều này có thể diễn ra ở nhiều giai đoạn phát triển với thị trường mục tiêu (trong giai đoạn phát triển ban đầu, giữa các phiên bản, trước khi ra mắt sản phẩm, v.v.) để kiểm tra phản ứng tích cực đối với các tính năng mới hoặc được cải thiện.
  • Thiết kế sản phẩm: Những giải pháp nào có thể giải quyết các vấn đề hiện tại hoặc trong tương lai của khách hàng?
  • Tiếp thị sản phẩm: Các thông điệp tiếp thị có giúp tăng cường khả năng ghi nhớ và khả năng bán hàng của sản phẩm hay không, hoặc có thể cải thiện chúng?

Branding Research

Branding market research hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo dựng, quản lý thương hiệu của mình. Nghiên cứu này có thể liên quan đến hình ảnh, giá trị hoặc bản sắc của doanh nghiệp.

Nghiên cứu có thể được thực hiện thông qua các cuộc phỏng vấn, các nhóm tập trung hoặc khảo sát. Ví dụ, khảo sát nhận thức về thương hiệu sẽ đặt câu hỏi người tham gia liệu họ có biết đến thương hiệu hay không và liệu đó có phải là điều họ muốn mua hay không. Các lĩnh vực bổ sung cho nghiên cứu thương hiệu cũng xoay quanh lòng trung thành với thương hiệu, nhận thức về thương hiệu, định vị, giá trị thương hiệu và bản sắc thương hiệu.

Mục tiêu của nghiên cứu là để hiểu rõ:

  • Thương hiệu của bạn hoạt động như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh?
  • Có những lĩnh vực nào cần cải thiện hoạt động thương hiệu của bạn?
  • Có những điểm tích cực nào có thể được giới thiệu để nâng cao hình ảnh thương hiệu của bạn?

Competitor research

Competitor research là việc tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh, hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của họ so với doanh nghiệp của bạn. Nghiên cứu này cũng có thể tập trung vào sự cạnh tranh của bạn trong thị trường hoặc cách tiếp cận một thị trường mới.

Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm cách để doanh nghiệp nổi bật và lên kế hoạch cho tương lai thông qua việc quan sát xu hướng và lắng nghe sở thích của khách hàng. Ví dụ, để phân tích đối thủ cạnh tranh, các nhà nghiên cứu sẽ tạo một bản SWOT so sánh doanh nghiệp của bạn và đối thủ cạnh tranh.

Ngoài các loại hình nghiên cứu trên, nhiều doanh nghiệp còn thực hiện nghiên cứu kênh phân phối (Distribution Research) và các nghiên cứu hiệu quả bán hàng (Sales Research).

Xu hướng và cơ hội nghề nghiệp Market Research

Ngành Market Research đang trải qua những thay đổi đáng kể với sự kết hợp của công nghệ và nhu cầu ngày càng cao về dữ liệu. Dưới đây là một số xu hướng chính trong ngành:

Nhu cầu về kỹ năng phân tích dữ liệu

  • Dữ liệu lớn (Big Data) và phân tích: Với lượng dữ liệu khổng lồ được thu thập từ nhiều nguồn, các chuyên gia Marketing Research cần có kỹ năng phân tích dữ liệu để khai thác thông tin có giá trị.
  • Kỹ năng sử dụng các công cụ phân tích: Các phần mềm và công cụ phân tích dữ liệu như Tableau, Power BI, R, Python đang được sử dụng phổ biến trong ngành.
  • Kỹ năng Machine Learning và AI: Ứng dụng Machine Learning và AI trong phân tích dữ liệu giúp rút ra những insights sâu sắc và dự đoán xu hướng thị trường hiệu quả hơn.

Tích hợp công nghệ và tự động hóa

  • Công cụ nghiên cứu thị trường trực tuyến: Các nền tảng trực tuyến như Google Forms cho phép thu thập dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả hơn.
  • Tự động hóa quy trình: Các quy trình thu thập, phân tích và báo cáo dữ liệu được tự động hóa, giúp chuyên gia Market Research tập trung vào việc phân tích và đưa ra insights.
  • Nghiên cứu dựa trên dữ liệu thương mại điện tử: Phân tích nguồn dữ liệu E-Commerce giúp hiểu rõ hơn về tâm lý, hành vi và xu hướng của người tiêu dùng.

Nhu cầu về chuyên gia đa ngành

  • Kết hợp kiến thức chuyên môn: Các chuyên gia Marketing Research cần có kiến thức về marketing, thống kê, phân tích dữ liệu, công nghệ thông tin.
  • Làm việc đa ngành: Làm việc kết hợp với các bộ phận khác như marketing, sản phẩm, bán hàng để ứng dụng thông tin thị trường vào các hoạt động kinh doanh.

Cơ hội nghề nghiệp ngành Market Research

Mặc dù hoạt động market research chỉ là một mắt xích trong chuỗi hoạt động của Marketing. Tuy nhiên nó lại đóng vai trò trung gian cực kỳ quan trọng để đưa ra các số liệu minh chứng giữa Sales và Marketing. Đặc biệt với sự phát triển của ngành, cơ hội thăng tiến trong lĩnh vực Market Research rất cao và các chuyên gia Marketing Research sở hữu mức lương thưởng cạnh tranh so với các ngành nghề khác. 

Làm Market Research sẽ cực kỳ thử thách, nhưng vô cùng thú vị nếu bạn có đam mê và tố chất, hãy cùng tham khảo con đường nghề nghiệp của market research sau đây:

Chức danh Số năm kinh nghiệm Nhiệm vụ chính Kỹ năng cần thiết
Market Research Intern 0-1 năm – Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu thị trường- Thu thập và xử lý dữ liệu- Phân tích dữ liệu đơn giản- Chuẩn bị tài liệu, báo cáo – Kỹ năng phân tích cơ bản- Sử dụng phần mềm excel- Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm- Kỹ năng tìm kiếm thông tin- Kỹ năng trình bày
Market Research Analyst 1-3 năm – Thực hiện các nghiên cứu thị trường nhỏ- Phân tích dữ liệu định lượng và định tính- Xây dựng bảng câu hỏi, kế hoạch nghiên cứu- Chuẩn bị báo cáo kết quả- Hỗ trợ các hoạt động marketing – Kỹ năng phân tích nâng cao- Sử dụng các phần mềm phân tích dữ liệu (Excel, Power BI, Tableau…)- Kỹ năng làm việc độc lập- Kỹ năng trình bày- Kỹ năng nghiên cứu thị trường
Senior Market Research Analyst 3-5 năm – Quản lý, giám sát các dự án nghiên cứu thị trường- Phát triển chiến lược nghiên cứu- Phân tích dữ liệu phức tạp, đưa ra kết luận chính xác. – Chuẩn bị báo cáo chuyên nghiệp, thuyết trình kết quả- Hỗ trợ các quyết định kinh doanh – Kỹ năng quản lý dự án- Kỹ năng lãnh đạo nhóm- Kiến thức sâu rộng về nghiên cứu thị trường- Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp
Market Research Manager 5-8 năm – Quản lý toàn bộ hoạt động nghiên cứu thị trường- Lập kế hoạch, triển khai và giám sát các dự án nghiên cứu- Xây dựng chiến lược nghiên cứu phù hợp với mục tiêu kinh doanh- Quản lý nhóm nghiên cứu, đào tạo và phát triển nhân viên.- Cung cấp thông tin thị trường cho các bộ phận liên quan. – Kỹ năng lãnh đạo và quản lý- Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình hiệu quả- Kiến thức chuyên sâu về nghiên cứu thị trường- Khả năng tư duy chiến lược – Kỹ năng quản lý tài chính và nguồn lực
Director of Market Research 8+ năm – Quản lý và định hướng cho bộ phận nghiên cứu thị trường- Xây dựng chiến lược nghiên cứu dài hạn cho doanh nghiệp- Phát triển các phương pháp nghiên cứu mới- Giám sát và đánh giá hiệu quả của hoạt động nghiên cứu- Cung cấp thông tin thị trường cho ban lãnh đạo doanh nghiệp – Kinh nghiệm chuyên môn sâu rộng về nghiên cứu thị trường- Kỹ năng lãnh đạo chiến lược- Khả năng nhìn nhận thị trường và xu hướng- Kỹ năng quản lý rủi ro- Kỹ năng xây dựng mối quan hệ với các bên liên quan

Market research là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cập nhật và thích ứng với những thay đổi của thị trường. Bằng việc kết hợp nghiên cứu thị trường với sự nhạy bén trong kinh doanh, doanh nghiệp sẽ luôn nắm bắt được cơ hội và thích nghi với những thách thức mới. Hy vọng với những chia sẻ trên đây cũng sẽ giúp bạn hiểu hơn về công việc market research là làm gì và cơ hội nghề nghiệp dành cho những ai đang quan tâm đến ngành nghề này.

Cách xác định đúng dung lượng thị trường giữa bẫy “buff” đơn ảo

Tình trạng buff chỉ số ảo phổ biến trên các sàn TMĐT hiện nay gây ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều doanh nghiệp, đặc biệt trong việc phân tích dữ liệu lên chiến lược kinh doanh. Cùng Metric theo dõi cách một doanh nghiệp kinh doanh nội thất chuẩn bị cho hoạt động ra mắt sản phẩm mới – ghế massage – dựa trên số liệu thị trường.

Buff chỉ số ảo – Lợi bất cập hại

Với những doanh nghiệp đang hoạt động trên nền tảng E-Commerce, buff chỉ số ảo đã không còn là 1 khái niệm xa lạ. Đây là hoạt động tạo những lượt người theo dõi, đơn hàng, đánh giá, lượt thích,… ảo với mục đích tạo độ uy tín và tăng doanh số cho nhà bán. Bởi trong hành trình khách hàng trên sàn TMĐT, đa số người tiêu dùng sẽ tham khảo những chỉ số này trước khi đi đến quyết định mua sản phẩm.   

Không khó để nhà bán có thể tiếp cận cách buff chỉ số ảo. Tìm kiếm từ khóa “Cách tạo đơn ảo”, Google lập tức trả về hàng chục triệu kết quả trong chưa đến 1 giây. Thậm chí, dịch vụ buff chỉ số ảo còn có thể chủ động tiếp cận nhà bán thông qua Shopee Chat, Website,….  Vậy doanh nghiệp có nên tăng ảo các chỉ số trên các sàn TMĐT hay không? 

Câu trả lời là không. Nhà bán trên E-Commerce khi bị phát hiện buff chỉ số ảo sẽ gặp rất nhiều rắc rối với các sàn TMĐT quản lý. Ví dụ như trên sàn Shopee, các tài khoản nhà bán có thể bị áp dụng các hình phạt bao gồm nhưng không giới hạn: điểm phạt sao quả tạ, xoá bỏ các lượt bán – đánh giá trên sản phẩm, xóa sản phẩm, giới hạn tài khoản và thậm chí là xoá tài khoản vĩnh viễn. 

Ngoài ra, việc nhà bán thực hiện hoạt động cạnh tranh không lành mạnh này cũng ảnh hưởng rất lớn tới người tiêu dùng trên sàn TMĐT và các thương hiệu kinh doanh chân chính khác.

Loại trừ đơn ảo – Phân tích thị trường chính xác & xây dựng lộ trình kinh doanh thấu đáo 

Tập đoàn B là đối tác của Metric kinh doanh trong lĩnh vực nội thất cao cấp. Với mục tiêu R&D sản phẩm mới là ghế Massage, B quyết định thực hiện nghiên cứu thị trường ngành hàng này trên đa dạng các sàn TMĐT qua 2 chỉ số chính: dung lượng thị trường và dữ liệu sản phẩm (mẫu mã, tính năng,…). 

Một bản nghiên cứu dung lượng thị trường cần đảm bảo 3 yếu tố: độ chính xác của dữ liệu, độ phủ của dữ liệu và tính cập nhật của dữ liệu. Tuy nhiên, tất cả những bản báo cáo và nghiên cứu về thị trường tập đoàn B thu thập được đều có sai số quá lớn do có tình trạng buff đơn ảo diễn ra phổ biến trong ngành hàng.

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn của thương hiệu. Bởi khi đó, thương hiệu đã không trả lời được những câu hỏi quan trọng khi kinh doanh trên sàn TMĐT: có nên đầu tư ngân sách vào nhóm hàng ghế Massage, thị trường có đủ lớn và hấp dẫn, thị trường có đang phát triển đúng hướng hay chỉ phát triển trong 1 thời điểm, sản phẩm nào đang thực sự bán chạy,…

Cuối cùng, B quyết định sử dụng dịch vụ Metric để giải quyết bài toán này. Doanh nghiệp lựa chọn tính năng lọc đơn ảo, điều chỉnh bộ lọc với tỷ lệ review / số đơn bán được là 15%. Tức là sản phẩm có 100 đơn đặt hàng thì sẽ phải có trên 15 đánh giá, lúc đó dữ liệu mới được cập nhật vào báo cáo. Đó là 1 tỷ lệ phù hợp với ngành hàng ghế Massage trên các sàn TMĐT. 

Tránh được bẫy số liệu ảo đã giúp Tập đoàn B có sự chuẩn bị kỹ càng và hiểu được nhiều insight cần thiết trước khi bước chân vào thị trường mới này. Đầu tiên, B xác định được chính xác dung lượng thị trường trên từng sàn TMĐT, qua đó điều chỉnh được kế hoạch tăng trưởng theo số liệu thực tế.  

Thứ hai, B nhận định trên thị trường ghế Massage hiện nay có quá nhiều mẫu mã cả về hình thức, giá cả, tính năng và công năng. Để có thể gia tăng sức cạnh tranh, doanh nghiệp cần những sản phẩm mới phù hợp với nhau cầu người tiêu dùng. Sau khi phân tích cụ thể từ các dữ liệu của Metric, Tập đoàn đã R&D được sản phẩm mới thành công chỉ sau 2 tháng. Đồng thời, B còn tiến hành nghiên cứu theo dõi giá của đối thủ để cải thiện các chiến dịch marketing và đàm phán với sàn TMĐT xin duyệt khuyến mại. 

Với trường hợp của Tập đoàn B, dễ dàng nhận thấy, 1 bản báo cáo nghiên cứu dữ liệu sai sẽ ảnh hưởng vô cùng tiêu cực tới chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Metric tin rằng với những số liệu mà Metric cung cấp, doanh nghiệp sẽ có những cập nhật thông tin nhanh chóng và chính xác nhất, từ đó phát triển doanh thu 1 cách bền vững.

Dưới đây là hướng dẫn bạn đọc thực hiện một phiên phân tích dung lượng thị trường. Tin rằng nghiên cứu thị trường thấu đáo sẽ luôn hữu ích cho những quyết định kinh doanh trong tương lai của bạn. 

Cách dùng Metric ước tính dung lượng thị trường của một sản phẩm hoặc ngành hàng
Metric Insights là chuỗi bài viết về những câu chuyện kinh doanh trên TMĐT thành công và tích cực từ chính khách hàng / đối tác mà chúng tôi có cơ hội được đồng hành. Trong các bài viết thuộc chuỗi Insights này, tên nhân vật và thương hiệu đã được thay đổi để đảm bảo danh tính và các bí mật kinh doanh của các đơn vị liên quan.
Trân trọng mời hợp tác & trao đổi qua: insight@metric.vn .

Kinh doanh thời trang nữ: 3 lợi ích khi áp dụng phân tích dữ liệu thị trường E-commerce

Trong báo cáo Marketing Trends của Hubspot, vị trí Data–driven Marketer (người làm marketing đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu) sẽ chiếm nhiều lợi thế cạnh tranh trong năm 2023. Đồng thời, theo Forbes Insight, sử dụng dữ liệu vào quảng cáo giúp tăng 35% lợi nhuận cho nhãn hàng. Vậy làm sao để phân tích và ứng dụng dữ liệu hiệu quả vào các chiến lược kinh doanh/ Marketing, đặc biệt trong ngành hàng thời trang nữ?

Thời trang nữ – ngành hàng phát triển ổn định trên các sàn mua sắm trực tuyến

E-Commerce giúp các thương hiệu thích nghi với sự thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng, tăng sức cạnh tranh cũng như giải quyết các bài toán khó như vị trí, mặt bằng, nhân viên,…. Lẽ dĩ nhiên, các nhà bán thời trang nữ không thể ngó lơ kênh phân phối tiềm năng này.

Theo thống kê của Metric năm 2022, thời trang nữ luôn nằm trong top 3 các ngành hàng có doanh thu và sản lượng bán cao nhất trên tổng 4 sàn TMĐT (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo). Sang quý I/2023, tính cả sàn TikTok Shop, ngành vẫn tiếp tục duy trì vị trí với doanh số đạt hơn 3,8 nghìn tỷ đồng và sản lượng bán hơn 40 nghìn sản phẩm. 

Tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc thời trang nữ cũng là ngành có sự cạnh tranh gay gắt hàng đầu trên thị trường E-Commerce. Trong quý I/2023, có tổng cộng 70.830 shop thời trang nữ đang có mặt trên 5 sàn TMĐT, trong đó có sự góp mặt có hàng loạt thương hiệu lớn. Để cạnh tranh sòng phẳng trong 1 đại dương đỏ, áp dụng dữ liệu vào các hoạt động kinh doanh sẽ là hướng đi mà các doanh nghiệp cần hướng tới.     

Lợi ích phân tích dữ liệu mang lại cho doanh nghiệp trên E-Commerce

Công ty V là đối tác của Metric, kinh doanh trong lĩnh vực thời trang nữ và hoạt động trên đa sàn TMĐT. V sử dụng Metric để đo dữ liệu thị trường dòng sản phẩm dựa trên 3 yếu tố: dung lượng thị trường, thị phần trên các sàn và sản phẩm trending.

Theo thống kê của Metric năm 2022, doanh số của ngành thời trang nữ tại Shopee và Lazada có sự khác biệt rất lớn. Cụ thể, doanh số ngành hàng này tại Shopee là hơn 13 nghìn tỷ với 82.077 shop có lượt bán (trong khi Lazada chỉ có hơn 1.3 nghìn tỷ và 17.852 shop có lượt bán)

Trong đó, V có tổng doanh thu hơn 10 tỷ đồng và hơn 2 tỷ đồng lần lượt trên Shopee và Lazada. Dễ dàng nhận thấy, doanh thu Shopee của nhãn hàng cao gấp 5 lần so với Lazada – một con số chênh lệch không hề nhỏ. Chính vì vậy, chiến lược kinh doanh và KPI đặt ra cho từng sàn cần có sự riêng biệt. Nếu đặt chung 1 KPI cho tất cả sàn TMĐT sẽ xảy ra 2 trường hợp: KPI quá nặng khó có thể hoàn thành hoặc quá nhẹ để dễ dàng vượt qua. Và cả 2 trường hợp đều sẽ gây lãng phí nguồn nhân lực và ngân sách của công ty. 

Nhờ những phân tích của Metric về dung lượng và thị phần của từng sàn TMĐT, doanh thu của shop chiếm thị phần như thế nào mỗi sàn, V đã đưa ra được KPI hợp lý để thúc đẩy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.  

Đồng thời, V còn sử dụng Metric để phân tích những sản phẩm trending trên thị trường ngành thời trang nữ. Dữ liệu này phục vụ cho 2 mục tiêu: tìm những mặt hàng có mức độ tiêu thụ lớn trong tương lai gần để có thể sản xuất và thực hiện những hình ảnh quảng cáo dựa trên sản phẩm đang bán chạy trên E-Commerce. Với việc tìm được những mặt hàng có mức độ tiêu thụ lớn trong tương lai, công ty đã giải quyết được bài toán đầu ra cho sản phẩm mà không cần mất quá nhiều phép thử, qua đó tiết kiệm được ngân sách kinh doanh. Hơn thế, xác định được sản phẩm trending sẽ giúp doanh nghiệp có được nguồn nguyên liệu để thực hiện các hình ảnh quảng cáo – yếu tố quan trọng hàng đầu của marketing ngành hàng thời trang nữ. Với những sản phẩm trending được chụp và thiết kế chỉn chu, thương hiệu V có thể thu về nhiều traffic chất lượng và có khả năng tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Với trường hợp kinh doanh thời trang nữ của doanh nghiệp V mà Metric từng hợp tác, chúng tôi tin rằng phân tích dữ liệu thị trường có thể mang đến tối thiểu 3 lợi ích ngay trước mắt cho thương hiệu:

  • Điều chỉnh KPI hợp lý với từng sàn TMĐT 
  • Xác định sản phẩm tiềm năng để tiến hành sản xuất
  • Xác định sản phẩm trending để dùng làm nguyên liệu quảng cáo

Dưới đây là hướng dẫn bạn đọc thực hiện một phiên phân tích dung lượng thị trường. Tin rằng nghiên cứu thị trường thấu đáo sẽ luôn hữu ích cho những quyết định kinh doanh trong tương lai của bạn. 

Cách dùng Metric ước tính dung lượng thị trường của một sản phẩm hoặc ngành hàng
Metric Insights là chuỗi bài viết về những câu chuyện kinh doanh trên TMĐT thành công và tích cực từ chính khách hàng / đối tác mà chúng tôi có cơ hội được đồng hành. Trong các bài viết thuộc chuỗi Insights này, tên nhân vật và thương hiệu đã được thay đổi để đảm bảo danh tính và các bí mật kinh doanh của các đơn vị liên quan.
Trân trọng mời hợp tác & trao đổi qua: insight@metric.vn .

Quý I/2023: TMĐT Việt Nam và những Dịch chuyển đáng chú ý

Năm 2023, theo Forbes Advisor, doanh số Thương mại điện tử (TMĐT) có thể tăng 10.4%, đạt tổng giá trị 6.3 nghìn tỷ đô la trên toàn cầu. Đây được xem là giai đoạn phát triển tích cực của E-Commerce mặc dù còn nhiều lo ngại về sự khó khăn của kinh tế thế giới. Tại Việt Nam, Google, Temasek và Bain & Company dự đoán TMĐT Việt Nam sẽ đạt quy mô thị trường khoảng 39 tỷ đô vào năm 2025, mức tăng trưởng 34% – cao nhất trong khu vực.

Tại Việt Nam, tỉ lệ tăng trưởng doanh thu toàn thị trường của Quý I/2023 là 21.8% so với cùng kỳ năm 2022. Gián đoạn bởi 2 tuần nghỉ tết, tổng doanh số Quý I giảm nhẹ 8,84% so với 3 tháng cuối năm 2022.
Trong các sàn TMĐT tại Việt Nam hiện nay, Shopee vẫn đang chiếm thị phần doanh thu lớn nhất với 63.1%. Tiktok shop mặc dù ra mắt sau cùng nhưng đã nhanh chóng cán mốc 6 nghìn tỷ đồng, trở thành sàn có doanh thu cao thứ 3 (sau Shopee và Lazada).
Làm đẹp vẫn là ngành hàng có doanh thu và số sản phẩm bán cao nhất với doanh số 6.6 nghìn tỷ đồng cùng 62.3 triệu đơn vị sản phẩm đã bán.
Số lượng shop có lượt bán giảm mạnh cho thấy sự cạnh tranh trên nền tảng E-Commerce ngày một gắt gao. Để có thể tồn tại phát triển, các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ càng ở mọi yếu tố, bắt đầu ngay từ bước phân tích thị trường và lên Chiến lược kinh doanh bài bản, hiệu quả.

Tiến tới Quý II/2023, dự báo toàn thị trường sẽ tăng trưởng với mức doanh số hơn 37 nghìn tỷ, đặc biệt một số ngành hàng tiềm năng nhất là thể thao – du lịch, thời trang, điện gia dụng,…

Vui lòng đọc chi tiết Báo cáo thị trường TMĐT Quý I/2023 bên dưới.

Metric-Ecom-Report-Q1.2023

Báo cáo thị trường TMĐT được Metric thực hiện độc lập, dựa trên các số liệu công khai và không bị ảnh hưởng bởi các đơn vị thứ 3. Dựa trên tiêu chí của Metric, số liệu thống kê đã loại bỏ 2 loại sản phẩm: các hàng hoá ở dạng dịch vụ và quà tặng có sản lượng bất thường không tương xứng với phản hồi từ người tiêu dùng. Các dữ liệu khách quan này sẽ là cơ sở nền giúp doanh nghiệp & nhà bán phân tích sâu hơn, kịp thời điều chỉnh chiến lược Kinh doanh & Marketing cho Quý II/2023.
Báo cáo chuyên sâu hơn về từng ngành hàng, sản phẩm hoặc thương hiệu cụ thể, vui lòng liên lạc với chúng tôi qua Hotline: 033 806 2221 hoặc tìm kiếm báo cáo tại: https://metric.vn/search .


Dùng số liệu E-commerce đàm phán trong bán lẻ offline

Nhà phân phối (NPP) luôn là đơn vị tiêu thị sản phẩm ổn định và bền vững đối với các nhãn hàng lớn hiện nay. Tuy nhiên, với sự phát triển của Thương mại điện tử (TMĐT), mối quan hệ Nhãn hàng – NPP đang gặp nhiều thách thức. Vậy làm sao để NPP nhận được tối đa lợi ích từ Nhãn hàng theo chiều hướng đôi bên cùng có lợi – hãy cùng Metric giải quyết bài toán này. 

Nhãn hàng đẩy mạnh kênh TMĐT – Chiến lược tối ưu hay con dao 2 lưỡi với cả nhãn hàng và NPP 

Sử dụng kênh TMĐT để thực hiện những chiến dịch marketing, qua đó thúc đẩy doanh số cho các cửa hàng offline đang là hướng đi được nhiều doanh nghiệp sử dụng trong thời gian gần đây.

Cụ thể, trên nền tảng E-Commerce, nhãn hàng thiết kế hình ảnh sản phẩm chỉn chu, đặt mức giá phải chăng đi kèm với nhiều chương trình khuyến mại khủng,…. từ đó tăng nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng. Hoặc nhãn hàng cũng có thể sử dụng các công cụ có sẵn của TMĐT như livestream,… để giới thiệu các sản phẩm mới ra mắt. 

Khi đã có độ phủ thương hiệu, sản phẩm sẽ được đẩy xuống các NPP truyền thống. Phương thức này hiệu quả với các ngành hàng gia dụng mạnh trên sàn TMĐT như Lock&Lock, Trio,… Dễ dàng nhận thấy, bình giữ nhiệt của Lock&Lock vô cùng phổ biến trên các sàn TMĐT. Tuy nhiên, doanh số nhóm hàng này lại tập trung chủ yếu ở các chuỗi cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại,…

Nhưng đôi khi, những chiến lược marketing của nhãn hàng trên TMĐT gây ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình kinh doanh của đại lý và đưa họ vào thế bị động. 

Ví dụ, để tăng traffic trên E-Commerce, một nhãn hàng đã livestream và đặt giá sản phẩm ở mức rẻ “giật mình” so với giá đến tay đại lý. Để giữ chân khách hàng, NPP phải giảm giá sản phẩm của mình xuống, gây ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận. Về lâu dài, điều này ảnh hưởng tiêu cực tới cả 2 bên. 

Vậy đâu là cách để các NPP tránh rơi vào trường hợp bị động, nhập được sản phẩm với giá tốt và giữ mối quan hệ win – win với nhãn hàng? 

2 Phương án NPP nhập sản phẩm với chi phí thấp nhất  

Đứng trước cuộc đàm phán với Nhãn Hàng, NPP có 2 lợi thế lớn:

Đầu tiên chính là kênh phân phối. NPP tiếp xúc trực tiếp với thị trường còn Nhãn Hàng là bên muốn tiêu thụ. Chính vì thế, NPP sẽ nắm rõ được hành vi cũng như nhu cầu của khách hàng để từ đó đề ra được các chiến lược kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, lợi thế này sẽ bị xoá nhoà một khi Nhãn hàng trở nên phổ biến bởi các hoạt động marketing. 

Thứ hai là vị thế của NPP trên thị trường ngành hàng đó. Nếu một NPP có thông tin số liệu minh chứng với Nhãn Hàng rằng NPP ấy đang hoạt động rất hiệu quả thì họ có quyền được ưu tiên giá nhập rẻ hơn. Chỉ số đó có thể được đo qua 2 yếu tố: Tạo doanh số lớn hoặc luôn đứng top đầu doanh số trong các NPP hợp tác với Nhãn Hàng. Vị thế này giúp NPP đàm phán lấy giá nhập tốt hơn.

Yếu tố thứ hai mạnh hơn nhưng khó hơn vì thông tin thuộc về Nhãn Hàng. Chỉ có Nhãn Hàng nắm được chính xác doanh số của các NPP, sản phẩm cụ thể… Vì vậy các NPP sẽ cần tới các nền tảng số liệu thị trường độc lập để cập nhật những thông tin có lợi cho đàm phán. 

Nắm chắc vị thế – Tăng quyền đàm phán   

A – một NPP là chuỗi cửa hàng công nghệ hàng đầu Việt Nam, đã nhận phân phối một Nhãn Hàng Gia Dụng cũng thuộc top đầu ngành.

Khi dùng Metric, A đã phát hiện ra doanh số trên kênh của mình gấp đôi doanh số trên kênh TMĐT của Nhãn Hàng. Nói cách khác, NPP phỏng đoán mình là một trong số những kênh lớn nhất của Nhãn Hàng gia dụng ấy. Đây chính là cơ sở để từ việc doanh nghiệp A không biết có quyền đàm phán để giảm giá nhập xuống đã đạt được quyền đàm phán với nhãn hàng.

Với trường hợp NPP A mà Metric có cơ hội hợp tác, chúng tôi nhận thấy, để đạt được quyền đàm phán với nhãn hàng cần:

  • Nắm rõ về doanh thu và thị phần của nhãn hàng trên sàn TMĐT
  • Hiểu rõ về dung lượng thị trường để biết được vị thế của NPP
  • Linh động và kiên trì

Mối quan hệ của Nhãn hàng và NPP luôn là mối quan hệ Win – Win. Nhãn hàng marketing sản phẩm tốt, NPP dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu. Ngược lại, NPP bán được hàng, doanh thu nhãn hàng tăng cao. Metric tin rằng với những thông tin mà Metric cung cấp, mối quan hệ giữa nhãn hàng và NPP truyền thống sẽ ngày càng phát triển.

Dưới đây là hướng dẫn bạn đọc thực hiện một phiên phân tích dung lượng thị trường. Tin rằng nghiên cứu thị trường thấu đáo sẽ luôn hữu ích cho những quyết định kinh doanh trong tương lai của bạn.

Dùng Metric ước tính doanh số của Nhãn hàng trên sàn TMĐT
Metric Insights là chuỗi bài viết về những câu chuyện kinh doanh trên TMĐT thành công và tích cực từ chính khách hàng / đối tác mà chúng tôi có cơ hội được đồng hành. Trong các bài viết thuộc chuỗi Insights này, tên nhân vật và thương hiệu đã được thay đổi để đảm bảo danh tính và các bí mật kinh doanh của các đơn vị liên quan.Trân trọng mời hợp tác & trao đổi qua: insight@metric.vn.

Đàm phán thêm lợi ích từ các sàn Thương Mại Điện Tử

Làm sao để nhận tối đa quyền lợi từ các sàn Thương mại điện tử (TMĐT)?  Có thể đàm phán với sàn bằng cách nào và đâu mới là phương án đàm phán tốt nhất? Hãy cũng Metric phân tích kỹ hơn bài toán này.

Tiếp cận tối đa lợi ích từ sàn TMĐT

Nhưng lợi ích lớn mà E-Commerce mang lại cho doanh nghiệp là không thể phủ nhận. Giải quyết những hạn chế về mặt vị trí địa lý. Thu hút những khách hàng tiềm năng. Nâng cao trải nghiệm mua hàng. Tối ưu hóa ngân sách… Trong đó, thu hút những khách hàng tiềm năng được nhiều thương hiệu và nhà bán đánh giá cao hơn cả. 

Lợi ích này được các sàn mua sắm trực tuyến thực hiện thông qua việc thường xuyên tổ chức những chương trình khuyến mại hàng ngày, hàng tháng (Double day, giữa tháng, cuối tháng,…). Trong những dịp này, thương hiệu và nhà bán được sàn hỗ trợ triển khai các chiến dịch khuyến mại để thu hút khách hàng tiềm năng, qua đó thúc đẩy doanh số.

Lượt truy cập của người mua (traffic) lúc này chính là chỉ số quan trọng nhất để các doanh nghiệp, nhà bán đánh giá được chiến dịch có diễn ra thành công hay không. 

Có 2 yếu tố mà doanh nghiệp cần quan tâm khi theo dõi chỉ số traffic: số lượng traffic (bao nhiêu người xem sản phẩm của doanh nghiệp) và chất lượng traffic (người xem đúng khách hàng mục tiêu). Chất lượng traffic rất khó để đánh giá vì traffic là do sàn TMĐT quyết định. Trong khi đó, số lượng traffic là yếu tố mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể tác động được thông qua việc đàm phán với các sàn Ecommerce.

2 cách sở hữu traffic với chi phí thấp nhất

Thông thường, doanh nghiệp được hỗ trợ một lượng lượt xem nhất định, có tính tự nhiên (ví dụ như người mua chủ động tìm kiếm và xem sản phẩm). Ngoài ra, để tăng số lượng khách hàng xem sản phẩm, doanh nghiệp có thể trả phí cho sàn TMĐT. Chi phí cho dịch vụ này sẽ tính theo số lượng traffic.

Đứng trước cuộc đàm phán với sàn TMĐT, doanh nghiệp chỉ có tối đa 2 lợi thế:

Đầu tiên là sản phẩm. Sản phẩm càng có tính độc quyền thì càng có cơ sở để đàm phán với sàn TMĐT. Chính sách của sàn TMĐT là bán traffic cho các doanh nghiệp với giá bằng nhau. Tuy nhiên, nếu sản phẩm của doanh nghiệp có tính độc quyền, giá trị mỗi traffic sẽ tăng theo, khi ấy cả nhà bán và sàn đều thắng. Đây chính là lý do cho phép doanh nghiệp đàm phán giảm giá traffic. Yếu tố đầu tiên này có thể áp dụng, nhưng nó cần bằng chứng về tính độc quyền.

Thứ hai là vị thế của doanh nghiệp trên sàn TMĐT. Nếu doanh nghiệp luôn đứng top đầu doanh số của một ngành hàng hay dòng sản phẩm, họ có quyền được ưu tiên mua traffic rẻ hơn. Sàn TMĐT hưởng một phần doanh số bán hàng của doanh nghiệp, do đó nếu doanh nghiệp đứng top thì họ chính là một trong số những túi tiền lớn của sàn. Lẽ dĩ nhiên, doanh nghiệp có vị thế để đàm phán với những ưu đãi tốt hơn.

Tuy nhiên, sàn TMĐT lại là đơn vị nắm rõ được doanh số của nhãn hàng, sản  phẩm, doanh nghiệp… Lúc này, các thương hiệu sẽ cần tới nền tảng số liệu độc lập như Metric – nơi mà việc thống kê, kiểm tra top doanh số nhà bán với từng dòng sản phẩm/ nhãn hàng diễn ra hàng ngày!

Nắm chắc thông tin thị phần, doanh số để đàm phán thành công

Doanh nghiệp G là khách hàng/đối tác của Metric hoạt động trong lĩnh vực hàng gia dụng. Với nhiều chiến lược kinh doanh xuất sắc và sản phẩm chất lượng, doanh nghiệp luôn có doanh thu ổn định và phát triển. Tuy nhiên, như nhiều nhà bán mạnh khác hoạt động trên E-Commerce, G thường không quan tâm đến thứ hạng so với các đối thủ cạnh tranh. 

Trong một lần sử dụng Metric để lấy dữ liệu xây dựng chiến dịch marketing, doanh nghiệp nhận thấy rằng thương hiệu đang đứng Top 2 trên toàn sàn TMĐT trong quý gần nhất. Với cơ sở đó, G đàm phán để mang thêm ưu đãi về giá và số lượng traffic cho doanh nghiệp của mình và đã thành công.

Với trường hợp doanh nghiệp hàng gia dụng mà Metric có cơ hội hợp tác, chúng tôi nhận thấy, để đàm phán với sàn TMĐT thành công cần 3 yếu tố:

  • Nắm rõ về thị trường TMĐT và đối thủ cạnh tranh
  • Xác định được vị thế của doanh nghiệp
  • Linh động và kiên trì

Mối quan hệ của nhà bán và sàn TMĐT là quý giá hơn nhiều khi so sánh trên từng chiến dịch nhỏ lẻ. Metric tin rằng những thông tin và dữ liệu có được từ ền tảng phân tích số liệu Ecommerce sẽ liên tục cải thiện và tối ưu mối quan hệ giữa doanh nghiệp, nhà bán trên các sàn TMĐT tại Việt Nam.

Sử dụng Metric để tìm ra top nhà bán trên sàn TMĐT
Metric Insights là chuỗi bài viết về những câu chuyện kinh doanh trên TMĐT thành công và tích cực từ chính khách hàng / đối tác mà chúng tôi có cơ hội được đồng hành. Trong các bài viết thuộc chuỗi Insights này, tên nhân vật và thương hiệu đã được thay đổi để đảm bảo danh tính và các bí mật kinh doanh của các đơn vị liên quan.
Trân trọng mời hợp tác & trao đổi qua: insight@metric.vn.

Tiết kiệm 250 triệu nhờ NÓI KHÔNG với TikTok Shop

Tiktok Shop là một thế lực mới trên bản đồ E-Commerce tại Việt Nam hiện nay với những bước phát triển thần tốc. Rất nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng tiếp cận nền tảng này. Tuy nhiên, liệu có phải ngành hàng nào cũng phù hợp để kinh doanh tại đây?

Tiktok Shop bùng nổ tạo nên kênh bán hàng tiềm năng 

Tiktok Shop là sàn TMĐT có tốc độ tăng tưởng doanh thu mạnh nhất hiện nay, cán mốc 6 nghìn tỷ doanh thu trong quý I/2023, vượt qua Tiki, Sendo dù chỉ mới ra mắt vào tháng 4/2022. Điều khiến Tiktok thành công cũng không khó nhận ra: thừa hưởng lượng người dùng khổng lồ từ TikTok, mô hình Shoppertainment (Shopping – Entertainment) hiếm hoi tại Việt Nam và công cụ livestream hiệu quả.

Năm 2021, Metric cùng đồng hành với một doanh nghiệp kinh doanh Trang sức bạc phụ kiện K. Tới 2022, công ty đã có mức tăng trưởng doanh thu từ 400 triệu lên 1.5 tỷ mỗi tháng và luôn nằm trong top 2 ngành hàng trên sàn TMĐT Shopee. 

Sau khi duy trì được tình hình kinh doanh ổn định, thương hiệu quyết định mở rộng thị trường sang các sàn TMĐT khác và Tiktok Shop chính là cái tên được cân nhắc. Thời điểm đó, Tiktok Shop chớm bùng nổ với số lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ khi có 39,65 triệu người dùng trên 18 tuổi tại Việt Nam (theo thống kê của We Are Social công bố vào tháng 10-2021).  

Ý tưởng ban đầu của doanh nghiệp chính là đánh chiếm 1 thị trường như Tiktok shop – sở hữu sẵn số lượng khách hàng đã có nhu cầu với sản phẩm trang sức bạc – phụ kiện và chưa có sự cạnh tranh gắt gao từ các thương hiệu lớn. K sẽ tạo ra các chiến dịch marketing để tăng độ nhận diện thương hiệu (Brand Awareness), qua đó đánh bại các đối thủ đã xuất hiện sẵn hoặc vào sau trên nền tảng Tiktok Shop. 

Tiktok Shop có thực sự là Đại dương xanh phù hợp dành cho nhãn hàng?

Là một doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm trên nền tảng E-Commerce và có những thành công nhất định, thế nên trước khi bước chân vào thị trường mới như Tiktok Shop, doanh nghiệp K đã có những nghiên cứu kỹ lưỡng. 

Theo tính toán, chi phí để khởi tạo gian hàng trên TikTok Shop, nhân sự vận hành và chuẩn bị trọn bộ nguyên liệu marketing sẽ rơi vào 40 triệu đồng mỗi tháng. Đồng thời, doanh nghiệp cần phải làm trong tối thiểu 6 tháng, tổng chi phí khoảng 250 triệu nếu thương hiệu quyết định tấn công thị trường Tiktok Shop. 

Điều bất ngờ là, sau khi sử dụng Metric phân tích số liệu thị trường thực tế, doanh nghiệp phát hiện dung lượng thị trường của ngành tranh sức bạc không hề lớn như đánh giá ban đầu. Số liệu về doanh thu sản phẩm và ngành hàng chỉ rõ, thị trường này chưa được 10% so với Shopee. Việc hoàn vốn trong 6 tháng gần như là bất khả thi!

Cuối năm 2022, doanh nghiệp K quyết định chưa đầu tư cho Tiktok Shop, chuyển hướng sử dụng 250 triệu tiếp tục đầu tư cho kênh Shopee.

Ba tháng sau, tháng 3 năm 2023, theo báo cáo số liệu mới nhất của Metric, thị trường sản phẩm trang sức bạc – phụ kiện trên Tiktok vẫn không tăng trưởng thêm dù có nhiều người bán. Tổng dung lượng trên TikTok Shop chỉ nhỉnh hơn một nửa doanh số, tính riêng thương hiệu K trên Shopee.

Quyết định không đầu tư vào Tiktok Shop đã đúng!

Lựa chọn sàn TMĐT phù hợp là bài toán đầu tiên bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng để tối ưu nguồn lực. Với trường hợp doanh nghiệp kinh doanh trang sức bạc mà chúng tôi từng hợp tác, K đã có quyết định sáng suốt khi cân nhắc 3 yếu tố sau dựa trên phân tích số liệu thị trường thực tế: 

  • Mức chi phí đầu tư để gia nhập thị trường
  • Chân dung khách hàng mục tiêu đang sử dụng nền tảng đó 
  • Dung lượng thị trường của ngành hàng trên sàn TMĐT  

Dưới đây là hướng dẫn bạn đọc thực hiện một phiên phân tích dung lượng thị trường. Tin rằng nghiên cứu thị trường thấu đáo sẽ luôn hữu ích cho những quyết định kinh doanh trong tương lai của bạn. 

Cách dùng Metric ước tính dung lượng thị trường của một sản phẩm hoặc ngành hàng
Metric Insights là chuỗi bài viết về những câu chuyện kinh doanh trên TMĐT thành công và tích cực từ chính khách hàng / đối tác mà chúng tôi có cơ hội được đồng hành. Trong các bài viết thuộc chuỗi Insights này, tên nhân vật và thương hiệu đã được thay đổi để đảm bảo danh tính và các bí mật kinh doanh của các đơn vị liên quan.
Trân trọng mời hợp tác & trao đổi qua: insight@metric.vn .

Dự báo doanh số trên Metric

Ngày 15/02/2023, nền tảng số liệu thị trường Metric đã ra mắt tính năng Dự báo thị trường tại website metric.vn. Tính năng này giúp người dùng có thể dự tính doanh số thị trường trong 7, 30 hoặc 90 ngày tiếp theo.

Phiên bản đầu tiên này là phương pháp dự báo cơ bản, nằm trong những nỗ lực mở ra nhiều phương pháp dự báo khác nhau có ích cho doanh nghiệp và nhà bán.

Tính năng dự báo trên Metric.vn

Giải thích về phương pháp như sau (trong ảnh là dự báo doanh số cho 30 ngày tiếp theo):

PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO

Để dự báo doanh số cho thời gian T ngày tiếp theo bằng “Dự báo cơ bản” của Metric, ta cần tính các phần doanh số sau:

Gọi doanh số của T ngày tiếp theo so với hiện tại là T2

Gọi doanh số T ngày gần nhất so với thời điểm hiện tại là T1

Như vậy, hệ số tăng trưởng của T ngày tiếp theo so với T ngày đã qua được tính bởi công thức:

G = 1 + (T2 – T1) / T1
Tại đây dễ thấy T1 x G = T2 (tăng trưởng G lần)

Nói dễ hiểu, nếu nhân G với doanh số T ngày gần nhất, ta dự báo được doanh số của T ngày tiếp theo.

Như vậy, các phương pháp dự báo của Metric xoay quanh việc chọn hệ số G.

PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO TRÊN METRIC HIỆN TẠI

Dự báo cơ bản

Dự báo cơ bản chọn hệ số tăng trưởng G bằng với hệ số tăng trưởng của cùng kỳ năm ngoái.

Ví dụ, thời điểm hiện tại là kết thúc Quý 1 (năm 2023) và doanh số quý là 1 tỷ, ta cần dự báo doanh số cho Quý 2 (năm 2023).

Kiểm tra doanh số vào năm ngoái, thấy rằng:
Quý 1 năm ngoái doanh số đạt 100 triệu.
Quý 2 năm ngoái doanh số đạt 200 triệu.
Vậy, theo công thức trên, hệ số tăng trưởng cùng kỳ năm ngoái G = 2 lần.

Áp dụng hệ số tăng trưởng này, thì Doanh số dự báo của Quý 2 (năm 2023) là:
Dự báo Quý 2 năm nay = G x Doanh số Quý 1 năm nay = 2 x 1 tỷ = 2 tỷ.

Như vậy, Dự báo cơ bản sẽ cho ra doanh số Quý 2 năm nay là 2 tỷ.

KHUYẾN CÁO

Không có phương pháp nào trên thế giới dự báo chính xác được những gì sẽ xảy ra trên thị trường. Tất cả các phương pháp dự báo của Metric cũng không ngoại lệ. Chúng chỉ có nhiệm vụ cung cấp thêm nhiều góc nhìn về thị trường thông qua số liệu, và chỉ có tính chất tham khảo thêm.

Tại Metric, chúng tôi nỗ lực trong việc đưa ra nhiều cách thức dự báo khác nhau và công khai phương pháp thực hiện chúng. Chúng tôi khuyến kháo sử dụng các kết quả dự báo của Metric như sau:

  • Tìm hiểu kỹ lưỡng về phương pháp dự báo và thu thập số liệu từ các phương pháp này như là một nguồn số liệu tham khảo.
  • Đối sánh với các nhận định của mình để đưa ra quyết định, chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.