ĐIỀU TRA THỊ TRƯỜNG KỸ LƯỠNG, DOANH NGHIỆP CHĂN GA GỐI ĐỆM TIẾT KIỆM HƠN NỬA TỶ ĐỒNG

Không phải lúc nào các sàn Thương mại điện tử (TMĐT) cũng là mảnh đất màu mỡ dành cho các thương hiệu, đôi khi đó còn là cạm bẫy chôn vùi doanh thu và thậm chí cả vốn chủ sở hữu. 1 doanh nghiệp đã tiết kiệm được hơn nửa tỷ đồng ngân sách. Họ đã làm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.

Thị trường chăn ga gối đệm bùng nổ vào năm 2023

Bất chấp những biến động mạnh mẽ của nền kinh tế trong những năm gần đây, thị trường chăn ga gối đệm vẫn luôn giữ được mức tăng trưởng bền vững. Theo số liệu của Metric, đồ dùng phòng ngủ đã mang về hơn 1.300 tỷ đồng cho 4 sàn TMĐT (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo) – con số vô cùng tích cực nếu so sánh với nhiều nhóm sản phẩm khác cùng ngành hàng Nhà cửa – Đời sống.

Đồng thời, nhóm sản phẩm này luôn giữ được mức độ tăng trưởng tích cực trong cả năm, Bắt đầu phát triển từ đầu tháng 3, ngành hàng sẽ có những bước tiến ổn định và thông thường sẽ đạt đỉnh doanh thu vào cuối tháng 12.

Nhóm sản phẩm thuộc thị trường giấc ngủ có thể đứng ngoài sự biến động của thị trường bởi sở hữu 3 yếu tố sau:

Tệp khách hàng rộng lớn, trải dài ở mọi độ tuổi, giới tính, địa lý,….

Chất lượng đời sống được nâng cao, mọi người chú ý đến sức khỏe nhiều hơn, đặc biệt là sức khỏe giấc ngủ.

Chăn ga gối đệm là nhóm sản phẩm có độ mua lặp lại nhiều, thông thường sau khoảng 1 thời gian sẽ cần thay lại.

Tuy nhiên, trên nền tảng E-Commerce, những doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực này sẽ đối mặt với không ít vấn đề nan giải.  

Thị trường đang bị chiếm lĩnh bởi không ít các ông lớn có thương hiệu cùng tuổi đời lâu năm, đã và quen thuộc trong tâm trí của người dân Việt Nam.

Chăn ga gối đệm là nhóm sản phẩm khách hàng cần trải nghiệm thực tế như sờ, nằm thử,… rồi mới quyết định mua hàng.

Các sản phẩm, đặc biệt là đệm có kích thước lớn, cồng kềnh gây nhiều khó khăn trong việc vận chuyển, đồng thời chi phí vận chuyển cao.

Doanh nghiệp nệm đi chậm mà chắc, tiết kiệm hơn nửa tỷ đồng 

Đối mặt với khó khăn chung của ngành hàng, P – 1 nhà sản xuất đệm đã tận dụng những số liệu từ Metric để đưa ra những bước đi hợp lý hơn trên nền tảng TMĐT. 

Được thành lập từ đầu những năm 2000, P đã từng sản xuất và bán tại thị trường của Việt Nam. Tuy nhiên, để phù hợp tình hình doanh nghiệp tại thời điểm đó, thương hiệu quyết định chuyển hướng kinh doanh chủ yếu gia công cho Mỹ và Hàn Quốc. Điều này khiến P ở thời điểm hiện tại muốn kinh doanh tại Việt Nam phải giải quyết được 2 bài toán: 

Làm sao lấy được niềm tin từ khách hàng khi đã ngừng hoạt động trong nước quá lâu?

Làm sao để đảm bảo đầu ra đảm bảo đầu ra khi chi phí sản xuất không hề nhỏ?

Nhận thấy TMĐT đang là mảnh đất tiềm năng cho ngành hàng, P quyết định phân tích thị trường để xây dựng chiến lược kinh doanh. 3 yếu tố được nhãn hàng quan tâm gồm: Dung lượng ngành hàng trên các sàn TMĐT; Thị phần và doanh thu của các đối thủ cạnh tranh; Phân khúc giá, chất liệu và kích cỡ thông dụng của sản phẩm.

Như đã phân tích, thị trường chăn ga gối đệm luôn có mức tăng trưởng ấn tượng trên các nền tảng E-Commerce nhưng doanh thu chủ yếu lại đến từ 2 loại nhà bán chính: các thương hiệu lâu đời đã hằn sâu trong tâm trí khách hàng và những nhà nhập khẩu chăn ga gối đệm từ Trung Quốc. 

Để chen chân vào thị trường này không phải bài toán đơn giản. Sàn TMĐT Shopee có gần 12000 nhà bán nhưng hơn 16% doanh thu lại thuộc về 20 thương hiệu hàng đầu. Trong đó, các thương hiệu trải dài từ phân khúc cao cấp đến phân khúc bình dân với đa dạng khoảng giá để tiếp cận tới khách hàng mục tiêu.

Nhận thấy việc xây dựng thương hiệu sẽ phải bỏ ra nhiều ngân sách mà lại chưa chắc đạt được hiệu quả cao, doanh nghiệp quyết định chưa vội vàng mở gian hàng trên các sàn TMĐT. Thay vào đó, P thay đổi chiến lược kinh doanh sang tiếp cận những nhà bán có doanh số tốt, đàm bán để họ làm nhà phân phối chính thức. 

Phương án này giúp P không tốn các chi phí như mở và duy trì gian hàng, quảng cáo, làm thương hiệu, thuê nhân sự vận hành,… mà vẫn tiếp cận được nhanh chóng đến khách hàng mục tiêu. Đồng thời, vì tiết kiệm được ngân sách nên P có thể giảm giá sâu các sản phẩm để cạnh tranh với các đối thủ trực tiếp khác.

Cuối cùng, doanh nghiệp tìm hiểu các sản phẩm bán chạy nhất trên các sàn TMĐT, phân tích chất liệu, kích thước, khoảng giá,… thông dụng và thông qua đó nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng tại Việt Nam.

Kết quả, P đã tiết kiệm được hơn nửa tỷ đồng ngân sách mà vẫn đạt được mục tiêu trong giai đoạn đầu quay trở lại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên trong tương lai, TMĐT vẫn là 1 thị trường mà P tuyệt đối không thể bỏ qua. Luôn theo sát diễn biến thị trường TMĐT, cập nhật số liệu thường xuyên sẽ là giải pháp cho bài toán này.

Metric Insights là chuỗi bài viết về những câu chuyện kinh doanh trên TMĐT thành công và tích cực từ chính khách hàng / đối tác mà chúng tôi có cơ hội được đồng hành. Trong các bài viết thuộc chuỗi Insights này, tên nhân vật và thương hiệu đã được thay đổi để đảm bảo danh tính và các bí mật kinh doanh của các đơn vị liên quan.
Trân trọng mời hợp tác & trao đổi qua: insight@metric.vn.