Nhu cầu người tiêu dùng giảm mạnh, suy thoái giai đoạn hậu covid,… đã khiến thị trường bán lẻ điện máy – công nghệ trở nên vô cùng khó khăn. Cùng tìm hiểu cách một khách hàng của Metric đã “vượt bão” giai đoạn khó khăn này.
Thị trường ảm đạm, các đơn vị phân phối thiết bị điện tử “ngấm đòn”
Trong mùa mua sắm cuối năm 2022, doanh thu của nhiều đại lý bán lẻ ngành hàng điện máy – công nghệ sụt giảm. Hiện tượng này cho thấy rõ sự tiêu cực khi thông thường, đây mới là thời điểm nóng của thị trường do sự rục rịch ra mắt của 1 số sản phẩm flagship. Thậm chí sang mùa mua sắm cao điểm dịp tết Nguyên đán, công việc kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc và tình trạng này đang kéo dài tới hết quý I/2023.
Theo báo cáo của GfK, trong 2 tháng đầu năm 2023, doanh số tại thị trường Việt Nam chỉ đạt chưa đến 2.5 triệu chiếc điện thoại di động, giảm 30% so với cùng kỳ vào năm 2022. Theo thống kê, với mức tăng trưởng ngành hàng trung bình là từ 5% – 15% mỗi năm trong điều kiện thuận lợi, mức thụt lùi này đã tương đương 2 – 3 năm.
Để gia tăng nguồn thu, nhiều đại lý phân phối di động thi nhau đẩy mạnh các hoạt động giảm giá – khuyến mại. Nhiều sản phẩm thời điểm hiện tại trên kệ giá chỉ bằng 50% – 70% giá khi vừa mới ra mắt, khiến lợi nhuận doanh nghiệp thậm chí trôi về mức âm. Phương án tạm thời này có thể giúp thương hiệu giữ lại được thị phần, tuy nhiên về lâu dài cả ngành sẽ cùng nhau bị kéo xuống.
Không những thế, nhiều doanh nghiệp còn đang trong quá trình mạnh tay cắt giảm nhân sự để đảm bảo được dòng tiền. Không khó nhận ra sự ảm đạm của toàn thị trường bán lẻ điện tử – di động.
Giữ vững doanh thu nhờ sản phẩm trending trên sàn TMĐT
Doanh nghiệp T là đối tác của Metric trong lĩnh vực phân phối các thiết bị di động, điện tử. Sở hữu số lượng cửa hàng rất lớn trải dài khắp cả nước, T cũng phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc duy trì thị phần, ổn định doanh thu và tìm cách phát triển hậu Covid.
Đầu tiên, nhận thấy sự cạnh tranh gay gắt đến từ các đối thủ, đặc biệt là trong cuộc chiến về giá, T sử dụng Metric hàng ngày để đo lường thị trường và xu hướng. T cập nhật thường xuyên lịch sử giá của các sản phẩm trên thị trường mà doanh nghiệp đang kinh doanh, từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp.
Thứ hai, T tìm kiếm các sản phẩm mới đang bán chạy trên các sàn TMĐT để bổ sung vào danh sách bán hàng. Điều này phục vụ 3 mục đích: phát triển doanh thu, đa dạng hoá sản phẩm cửa hàng offline và tránh phải cạnh tranh các chuỗi khác trên thị trường.
Thông qua những dữ liệu được thu thập và phân tích từ Metric, T nhận thấy tivi Coocaa tại E-Commerce kinh doanh rất tốt. Trên các sàn TMĐT trong vòng 1 năm trở lại đây, Coocaa đứng thứ 4 về doanh số, chỉ sau những ông lớn khác là Samsung, LG và Sony. Coocaa cũng luôn có những sản phẩm nằm trong danh sách những sản phẩm bán chạy.
Ngoài ra, thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ sản phẩm này tốt nhất, chiếm 77.4% cả nước. Đây cũng là địa điểm mà doanh nghiệp T đặt nhiều cửa hàng offline nhất. Chính vì vậy, tivi Coocaa đã được T lựa chọn nhập về để bổ sung cho danh sách sản phẩm.
Từ phân tích dữ liệu thị trường, doanh nghiệp T đã vượt qua được sự khó khăn của thị trường điện máy – công nghệ qua 2 phương án:
+ Theo dõi thị trường và xu hướng hàng ngày để kịp thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh
+ Tìm kiếm các sản phẩm bán chạy trên sàn TMĐT để bổ sung cửa hàng offline.
Dự kiến kinh tế tiếp tục khó khăn tới hết năm 2023. Metric hi vọng case-study của doanh nghiệp T sẽ là bài học để các doanh nghiệp tham khảo hướng ra quyết sách kinh doanh thông thái và tối ưu nhất.
Cách dùng Metric ước tính dung lượng thị trường của một sản phẩm hoặc ngành hàng
Metric Insights là chuỗi bài viết về những câu chuyện kinh doanh trên TMĐT thành công và tích cực từ chính khách hàng / đối tác mà chúng tôi có cơ hội được đồng hành. Trong các bài viết thuộc chuỗi Insights này, tên nhân vật và thương hiệu đã được thay đổi để đảm bảo danh tính và các bí mật kinh doanh của các đơn vị liên quan. Trân trọng mời hợp tác & trao đổi qua: insight@metric.vn . |