Báo cáo “Báo cáo Tổng quan thị trường và Hành vi tiêu dùng Ngành Thương mại điện tử Quý I năm 2022” được trích xuất số liệu từ phần mềm Metric trong bối cảnh nền Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam thời kì hậu Covid đang trên đà phát triển vượt bậc. Theo số liệu từ Google, Việt Nam đang trở thành thị trường lớn thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia.
Cuộc chiến đốt tiền giữa các sàn TMĐT để giành thị phần trong ngành TMĐT qua hàng loạt khoản đầu tư khổng lồ vào các hoạt động truyền thông và chương trình khuyến mãi hàng tuần, hàng tháng. Trong suốt diễn biến của đại dịch từ lúc Bắt đầu – Bùng phát – Giãn cách xã hội – Giảm dần – Bùng lại, COVID-19 đã tạo ra nhiều biến đổi trong tâm lý và hành vi của người tiêu dùng trên Internet. Và hiện nay tại Việt Nam, bốn cái tên nổi bật nhất là Shopee, Tiki, Lazada và Sendo.
Các dữ liệu của báo cáo được thu thập, tổng hợp và phân tích trên nền tảng dựa trên dữ liệu Big data của người tiêu dùng 4 sàn TMĐT nói trên trong 03 tháng đầu năm kể từ 01/1/2022 – 01/03/2022.
Nội dung
Báo cáo nghiên cứu thị trường gồm 4 phần chính:
1.Tổng quan thị trường TMĐT 4 sàn Shopee, Tiki, Lazada, Sendo
2.Nhu cầu chung theo ngành hàng và sản phẩm đang được quan tâm
3.Thị phần của thương hiệu
4.Chân dung sản phẩm, ngành hàng tiềm năng
Shopee đứng đầu doanh số và thương hiệu, cuộc chiến thị phần TMĐT liệu đã ngã ngũ?
Shopee hiện đang là sàn TMĐT được biết đến rộng rãi nhất tại Việt Nam hiện nay. Với doanh số được ghi nhận trên nền tảng Metric chiếm đến 69,3% tương ứng hơn 12.451 tỷ đồng. Đứng thứ 2 là Lazada tuy nhiên tỷ lệ chỉ chiếm 21,8% tương ứng hơn 3.907 tỷ đồng. Tiki và Sendo đang bị bỏ khá xa so với 2 đối thủ còn lại.
Doanh số khổng lồ này đến từ các chương trình sale do các sàn tổ chức chương trình ưu đãi của các thương hiệu đối tác quảng bá. Xu hướng kết hợp truyền thông giữa các nhãn hàng và sàn TMĐT này đã tạo nên làn sóng bùng đơn hàng trong suốt thời điểm dịch và đến nay.
Các ngành hàng là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng
Ngành hàng Làm Đẹp, Thời trang Nữ, Gia dụng – Đời sống là ngành hàng được quan tâm nhiều nhất trên cả 4 sàn TMĐT. Đặc biệt vào Tết có nhiều các đợt giảm giá và thời gian dãn cách xã hội, khách hàng có nhiều thời gian rảnh, nghỉ ngơi để quan tâm đến chăm sóc sắc đẹp và mua sắm vật dụng gia dụng cần thiết để chuẩn bị đón Tết.
Sản phẩm bán chạy
Trong năm thứ 2 của đại dịch, các sản phẩm cộng nghệ smartphone tiếp tục là hai ngành hàng thúc đẩy tăng trưởng ở cả 4 sàn. Nhờ các chiến dịch quảng cáo rộng rãi của Vinfast kết hợp với Tiki, xe Moto điện Vinfast là sản phẩm duy nhất đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ và lọt vào top 3 sản phẩm có doanh số cao nhất.
Bức tranh về Giá
Trong ngắn hạn, xu hướng chi tiêu của người tiêu dùng trên sàn TMĐT tiếp tục ghi nhận mức trung bình 200.000 – 500.000. Niềm tin của người tiêu dùng cả về triển vọng kinh tế và tình hình tài chính được cải thiện trong năm thứ 2 của đại dịch nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao và việc dỡ bỏ các biện pháp giãn cách, kết hợp với nhu cầu trước Tết âm lịch 2022.
Bảng xếp hạng thương hiệu và khu vực
Mùa lễ hội cuối năm cùng không khí Tết đã phủ khắp các sàn TMĐT với hàng loạt chiến dịch truyền thông quảng cáo. Thời điểm vàng đã đến, những cái tên lớn thuộc mọi ngành hàng đang nhanh chóng tăng tốc. Dẫn đầu vẫn là các ông lớn trong ngành công nghệ như SamSung, Xiaomi.
Vị trí người bán tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (Dữ liệu thống kê bao gồm 2 kênh bán hàng: Shopee, Lazada). Doanh số của các nhà bán hàng quốc tế cũng đang có mức phát triển vượt bậc chỉ sau 2 thành phố lớn ở Việt Nam do các sàn bắt đầu mở rộng các sản phẩm quốc tế.
Nhận ngay Báo cáo chi tiết từng Ngành Thương mại điện tử tại đây!