insight

Khai phá sản phẩm bán chạy nhờ phân tích dữ liệu thị trường

Mỗi ngành hàng sẽ có những sản phẩm bán chạy trong từng thời điểm khác nhau. Ngành hàng sách dù “bán quanh năm” nhưng cũng không phải ngoại lệ? Hãy cùng tìm hiểu cách nắm bắt thời cơ, tìm kiếm các sản phẩm tiềm năng để duy trì và tăng trưởng doanh thu dựa trên phân tích dữ liệu..

Không dễ để kinh doanh sách trên các sàn TMĐT

Trong vài năm trở lại đây, thị trường sách trên các nền nền tảng E-Commerce đang có những bước tiến tích cực. Mặc dù sách không nằm trong top những ngành hàng có doanh thu cao nhất nhưng lại luôn có sự phát triển ổn định. Theo dữ liệu từ Metric, trong năm 2021, Shopee giúp hơn 1400 nhà bán sách tại Việt Nam thu về tổng cộng hơn 360 tỷ đồng doanh thu. Sang năm 2022, doanh thu ngành hàng trên sàn TMĐT này đã tăng gần 60% lên gần 571 tỷ đồng. Số lượng nhà bán hoạt động trên Shopee tăng không đáng kể nhưng số lượng sản phẩm bán ra tăng 60% với gần 7 triệu sản phẩm. 

Thị trường sách trên E-Commerce phát triển bởi các doanh nghiệp khi hoạt động tại đây sẽ có nhiều lợi thế. Đầu tiên, sách là ngành đặc thù khi khách hàng không phân biệt nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính, vùng miền,…. Vì vậy, các sàn TMĐT sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh nhất với nhiều tệp khách hàng tiềm năng hơn thay vì các cửa hàng vật lý. Thứ hai, sách là sản phẩm dễ đóng gói, dễ bảo quản và dễ phân phối.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, kinh doanh sách trên thị trường TMĐT là bài toán khác hoàn toàn so với mở cửa hàng sách hoặc đưa tới các nhà phân phối để tiêu thụ. Doanh nghiệp cần nắm vững các quy tắc – điều luật của sàn, nắm bắt nhanh các chương trình khuyến mãi,… trong bối cảnh số lượng nhà bán ngày càng tăng. Đặc biệt, sách giả sách lậu cũng đã len lỏi vào nhiều sàn hiện nay, khiến tình trạng bán phá giá diễn ra phổ biến.

3 giải pháp giúp doanh nghiệp ngành sách tăng trưởng doanh thu, cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường

Công ty K là một đối tác của Metric hoạt động trong lĩnh vực phát hành sách. Với mục tiêu tăng cường nhận diện thương hiệu và tăng trưởng doanh thu, K quyết định đẩy mạnh hoạt động trên các nền tảng TMĐT. Tuy nhiên, đây là một thị trường hoàn toàn mới và K chưa có nhiều kinh nghiệm (doanh nghiệp mới chuyển qua kinh doanh online được 1 năm). Đó là lý do K đối mặt với nhiều thách thức: chiến lược kinh doanh chưa hiệu quả, không phân tích được đối thủ cạnh tranh trực tiếp,… Điều đó dẫn đến doanh thu của doanh nghiệp liên tục sụt giảm. 

Nhận thấy tất cả những vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải đều đến từ việc không am hiểu về thị trường TMĐT, K quyết định sử dụng phần mềm Metric để thực hiện công việc này.

Đầu tiên, dữ liệu thị trường thu thập được trên Metric đã giúp K phát hiện lý do doanh thu sụt giảm. Cụ thể, những tháng cuối năm (tháng 11, tháng 12), doanh số toàn ngành hàng đi xuống so với 2 tháng cao điểm (tháng 8 tháng 9), do dòng sách ôn thi, sách tham khảo tiếng Anh thời điểm này không bán chạy. Hiểu được bản chất thị trường, doanh nghiệp quyết định không đầu tư chi phí marketing vào những đầu sách đó và tiết kiệm được một lượng lớn ngân sách.

Thứ hai, khi nghiên cứu các sản phẩm bán chạy, doanh nghiệp nhận thấy một số sản phẩm sách ngoại ngữ luôn có doanh số ổn định. Doanh nghiệp ngay lập tức tìm kiếm các đầu sách này về để bổ sung danh sách sản phẩm, qua đó giữ vững doanh số. 

Cuối cùng, vì mới tham gia thị trường, K cần biết các đối thủ cạnh tranh đang vận hành như thế nào. Chưa có nhiều kinh nghiệm, doanh nghiệp quyết định không đối đầu trực tiếp với thương hiệu cùng ngành. Vì vậy, chiến lược được doanh nghiệp đặt ra là loại bỏ hoàn toàn các đầu sách đang là thế mạnh của đối thủ. 

Từ việc phân tích dữ liệu thị trường, K đã thay đổi chiến lược kinh doanh và tăng doanh thu qua 3 công đoạn:

+ Ngưng đầu tư cho những sản phẩm đã không còn phù hợp với thời điểm, từ đó tiết kiệm chi phí Marketing.

+ Phát triển sản phẩm mới có lượng tiêu thụ ổn định để duy trì doanh số.

+ Không kinh doanh các sản phẩm thế mạnh của đối thủ để tránh bước vào cuộc chiến cạnh tranh.

Với câu chuyện của nhà phát hành K, dễ dàng nhận thấy nghiên cứu thị trường đúng cách sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc tăng trưởng doanh thu.

Dưới đây là hướng dẫn bạn đọc thực hiện một phiên phân tích dung lượng thị trường. Tin rằng nghiên cứu thị trường thấu đáo sẽ luôn hữu ích cho những quyết định kinh doanh trong tương lai của bạn. 

Cách dùng Metric ước tính dung lượng thị trường của một sản phẩm hoặc ngành hàng
Metric Insights là chuỗi bài viết về những câu chuyện kinh doanh trên TMĐT thành công và tích cực từ chính khách hàng / đối tác mà chúng tôi có cơ hội được đồng hành. Trong các bài viết thuộc chuỗi Insights này, tên nhân vật và thương hiệu đã được thay đổi để đảm bảo danh tính và các bí mật kinh doanh của các đơn vị liên quan.
Trân trọng mời hợp tác & trao đổi qua: insight@metric.vn .