Metric đạt giải Đón đầu xu thế Top 12 Giải pháp Đổi mới Sáng tạo 2023
thumbnail

Nên bắt đầu mô hình kinh doanh thương mại điện tử nào?

author-avatarThuyen
2024-10-05T10:44:01
thumbnail

Làm thế nào để hoạt động kinh doanh thương mại điện tử bền vững và đảm bảo lợi thế cạnh tranh? Tất cả bắt đầu từ việc lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp để theo đuổi. Hãy cùng Metric tìm hiểu chi tiết về các mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến và hái ra tiền hiện nay tại Việt Nam để bạn có thể đưa ra quyết định bắt đầu kinh doanh tốt nhất ngay từ đầu.

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử là gì?

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử (E-commerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến cho phép các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện các giao dịch thương mại thông qua mạng Internet. Thay vì bán hàng trực tiếp tại cửa hàng truyền thống, các doanh nghiệp e-commerce sử dụng website, ứng dụng di động hoặc mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, tiếp thị và bán hàng. Khách hàng có thể mua sắm bất cứ lúc nào và người bán cũng nhanh chóng hỗ trợ giải quyết vấn đề, phản hồi. Đây là một điểm mạnh của e-commerce mà các hệ thống cửa hàng truyền thống không thể làm được.

Dưới đây là ký hiệu và tên gọi rút ngắn của các mô hình thương mại điện tử tại Việt Nam:

  • B: Business – Doanh Nghiệp
  • 2: To
  • E: Employee – Nhân Viên
  • G: Government – Chính phủ
  • C: Consumer – Khách hàng
  • C: Citizen – Công dân

Và tên gọi các mô hình thương mại điện tử như sau:

  • B2B: Business to Business – Doanh nghiệp với Doanh nghiệp
  • B2C: Business to Consumer – Doanh nghiệp với Khách hàng
  • B2E: Business to Employee – Doanh nghiệp với Nhân viên
  • B2G: Business to Government – Doanh nghiệp với Chính phủ
  • G2B: Government to Business – Chính phủ với Doanh Nghiệp
  • G2G: Government to Government – Chính phủ với Chính phủ
  • G2C: Government to Citizen – Chính phủ với Công dân
  • C2C: Consumer to Consumer – Khách hàng với Khách hàng
  • C2B: Consumer to Business – Khách hàng với doanh nghiệp
  • C2G: Citizen to Government – Công dân với Chính phủ 

>> Download nhận ngay các báo cáo thị trường hot nhất hiện nay

Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến nhất

Dưới đây là thông tin chi tiết về 4 mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay:

B2C – Doanh nghiệp tới người tiêu dùng

Mô hình kinh doanh doanh B2C (Business-to-Customer) đề cập đến hoạt động kinh doanh trực tiếp từ doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng cá nhân. Các doanh nghiệp xây dựng và quản lý các trang thương mại điện tử, mobile app hoặc nền tảng trực tuyến khác để bán hàng trực tiếp cho các khách hàng cá nhân. 

Người dùng có thể truy cập vào các trang web hoặc ứng dụng này để tìm kiếm và mua các sản phẩm/dịch vụ theo sự quan tâm, nhu cầu và sở thích. Việc thực hiện mua hàng và các thao tác thanh toán trực tuyến nhanh chóng, sản phẩm được giao tới tận nơi giúp khách hàng tiết kiệm thời gian đi lại.

Các doanh nghiệp B2C có thể bán sản phẩm của riêng mình – một hình thức được gọi là bán trực tiếp tới người tiêu dùng (D2C) hoặc có thể bán sản phẩm từ các thương hiệu khác.

Thế giới di động, Điện máy xanh hay các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam như Shopee, Tiki, Lazada, Tik Tok Shop là những ví dụ điển hình về doanh nghiệp B2C. Họ bán lại sản phẩm của các thương hiệu khác thông qua các trang web thương mại điện tử.

H&M, Adidas là những doanh nghiệp sử dụng mô hình thương mại điện tử B2C và sử dụng mô hình D2C, họ bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng.

Đặc điểm của các mô hình thương mại điện tử B2C:

  • Chu kỳ bán hàng ngắn (thời gian cần thiết để thu hút khách hàng tiềm năng và hoàn tất giao dịch mua) 
  • Khối lượng giao dịch cao
  • Giá trị giao dịch trung bình thấp

B2B – Doanh nghiệp tới doanh nghiệp

Thay vì bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, các mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2B tập trung chủ yếu vào việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho các doanh nghiệp khác. 

Ví dụ: Công cụ Metric là một nền tảng phân tích dữ liệu e-commerce của doanh nghiệp thương mại điện tử B2B. Nhiều người dùng của Metric là chủ doanh nghiệp, công ty tiếp thị và người làm nghề tự do (tức là các doanh nghiệp siêu nhỏ). 

So với giao dịch mua hàng B2C, giao dịch B2B thường bao gồm:

  • Quy mô giao dịch lớn: Các giao dịch trong mô hình B2B thường có quy mô lớn hơn so với B2C. Doanh nghiệp B2B bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho các doanh nghiệp khác với số lượng lớn, dẫn đến giá trị giao dịch cao hơn.
  • Chu kỳ bán hàng dài hơn: Quá trình mua hàng trong B2B thường phức tạp hơn B2C. Nó có thể bao gồm nhiều người đưa ra quyết định, các vòng đấu thầu, đàm phán và hợp đồng chi tiết.
  • Mối quan hệ lâu dài và bền vững: B2B thường tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ lâu dài, bền vững với khách hàng là các doanh nghiệp. Điều này cần sự tin tưởng, hợp tác chặt chẽ và cam kết lâu dài từ cả hai bên.

C2C – Khách hàng với khách hàng

Mô hình thương mại điện tử C2C (Consumer to Consumer) tập trung vào việc kết nối trực tiếp giữa người tiêu dùng với nhau, bỏ qua các khâu trung gian như nhà sản xuất, nhà bán lẻ, đại lý… Đây được xem là mô hình kinh doanh thương mại điện tử có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng nhất. Hình thái hoạt động của mô hình này là các sàn thương mại điện tử trực tuyến với hình thức bán đấu giá, rao vặt,… Tại đây, người tiêu dùng có thể trao đổi sản phẩm, mua và bán hàng hóa hoặc dịch vụ một cách thuận tiện.

Mô hình kinh doanh C2C mang lại sự linh hoạt và tiện lợi cho khách hàng, giúp họ tiếp cận trực tiếp với các sản phẩm và giao dịch trực tiếp với tất cả mọi người trong cộng đồng mua sắm online.

Ví dụ phổ biến của mô hình C2C hiện nay:

  • Chợ tốt, Chotot: Nền tảng rao bán hàng hóa cũ, đồ dùng cá nhân.
  • Facebook Marketplace: Nền tảng rao bán hàng hóa trên mạng xã hội Facebook.

C2B – Khách hàng với doanh nghiệp

Sự phát triển của nền kinh tế sáng tạo dẫn đến sự gia tăng đột biến của mô hình kinh doanh C2B (Consumer to Business). Mô hình này đề cập đến việc người tiêu dùng bán sản phẩm hoặc dịch vụ của chính họ cho một doanh nghiệp, tổ chức.

Người tiêu dùng có vai trò tạo ra giá trị và cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho các doanh nghiệp – là bên tiêu thụ các giá trị đó. Ví dụ: Một cá nhân bán hình ảnh cho một tờ báo được xem là đang thực hiện giao dịch C2B. 

Đôi khi, doanh nghiệp mua hàng hóa của người tiêu dùng sau đó sẽ bán lại chúng. Hãy lấy Shutterstock làm ví dụ. Thư viện hình ảnh của Shutterstock được mua nội dung từ những người đóng góp (người tiêu dùng) để bán cho những người dùng khác (thường là doanh nghiệp).

Hiện nay, mô hình C2B thường xuất hiện trong các ngành công nghệ thông tin và sáng tạo. Người tiêu dùng sẽ tạo ra phần mềm, ấn phẩm truyền thông sau đó cung cấp cho các doanh nghiệp.

Cách lựa chọn mô hình kinh doanh thương mại điện phù hợp

Để lựa chọn mô hình kinh doanh thương mại điện tử phù hợp và mang lại hiệu quả, một số yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm được như: mục tiêu kinh doanh, thị trường, khách hàng mục tiêu, thế mạnh, kênh bán hàng phù hợp… Cùng tìm hiểu chi tiết cách lựa chọn mô hình kinh doanh thương mại điện phù hợp sau đây:

Xác định mục tiêu kinh doanh

Đầu tiên, hãy đặt câu hỏi về mục tiêu kinh doanh hướng đến. Bạn muốn bán sản phẩm gì? Sản phẩm vật lý, dịch vụ kỹ thuật số, hay cả hai? Bạn muốn hướng đến đối tượng khách hàng như thế nào? Mong muốn đạt được doanh thu bao nhiêu mỗi tháng/năm? Và quan trọng nhất, lợi nhuận mong muốn là bao nhiêu?

Nghiên cứu thị trường, khách hàng mục tiêu

Phân tích đối thủ cạnh tranh xem họ đang làm gì tốt, điểm yếu là gì? Thị trường mục tiêu của bạn đang sử dụng những kênh thương mại điện tử nào? Họ có nhu cầu gì? Phân tích chi tiết những thông tin này sẽ giúp bạn xác định được vị trí của mình trên thị trường và từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu và nắm bắt rõ ràng về đặc điểm, nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu. Xác định độ tuổi, giới tính, khu vực địa lý, sở thích và thu nhập của khách hàng giúp xây dựng một mô hình kinh doanh phù hợp. 

Ví dụ, nếu khách hàng mục tiêu là những bạn trẻ, sành điệu, yêu thích công nghệ và thích mua sắm online, bạn có thể lựa chọn mô hình B2C.

Hiểu rõ thế mạnh doanh nghiệp

Sau khi hiểu rõ mục tiêu và thị trường, bạn cần xem xét nguồn lực của mình. Bạn có bao nhiêu vốn để đầu tư vào website, marketing, kho hàng, vận chuyển? Bạn có đội ngũ nhân viên đủ năng lực để vận hành website, xử lý đơn hàng, chăm sóc khách hàng? Bạn có khả năng sử dụng các công cụ kỹ thuật số để xây dựng website, quản lý đơn hàng, tiếp thị sản phẩm…?

Ví dụ như nếu có số vốn ít, kinh doanh nhỏ bạn có thể chọn mô hình C2C, B2C.

Lựa chọn kênh bán hàng phù hợp

Hiện nay, có nhiều kênh bán hàng thương mại điện tử khác nhau như cửa hàng trực tuyến, tiếp thị liên kết, mạng xã hội và quảng cáo trực tuyến,… Tùy thuộc vào quy mô, ngân sách và mục tiêu của doanh nghiệp để lựa chọn kênh bán hàng sao cho phù hợp nhất. 

Dựa vào những yếu tố trên, doanh nghiệp của bạn có thể bắt đầu lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Bạn muốn bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng (B2C) như Tiki, Shopee, Lazada, hay bán hàng cho các doanh nghiệp (B2B)? Bạn muốn người tiêu dùng bán hàng cho nhau (C2C) như Sendo, chợ online, hay muốn trở thành nhà phân phối trực tuyến (dropshipping), hoặc kiếm tiền bằng cách giới thiệu sản phẩm của người khác (affiliate marketing)?

Mẹo kinh doanh trên sàn thương mại điện tử B2C và D2C

Bạn đang muốn nâng tầm hoạt động kinh doanh trên sàn thương mại điện tử bán lẻ, tăng trưởng doanh thu hoặc muốn bắt đầu kinh doanh trên sàn? Công cụ phân tích dữ liệu thương mại điện tử Metric chính là giải pháp bạn cần để khởi chạy dự án! 

Công cụ phân tích dữ liệu Big Data cung cấp cái nhìn toàn diện về mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh, từ hiệu quả sản phẩm, chiến lược giá đến hành vi khách hàng, giúp bạn đưa ra quyết định kinh doanh thông minh, tối đa hóa lợi nhuận.

Với nền tảng Metric, bạn sẽ không còn phải loay hoay với lượng dữ liệu khổng lồ, khó hiểu. Hệ thống phân tích thông minh sẽ tự động xử lý, tổng hợp và trực quan hóa dữ liệu, mang đến những báo cáo chi tiết, dễ hiểu, giúp bạn nắm bắt tình hình kinh doanh một cách nhanh chóng và chính xác.

Metric cung cấp các tính năng vượt trội, bao gồm:

  • Phân tích hiệu suất sản phẩm: Xác định sản phẩm bán chạy, sản phẩm có hiệu suất thấp, sản phẩm tiềm năng, giúp bạn tập trung nguồn lực vào những sản phẩm hiệu quả nhất.
  • Phân tích hành vi khách hàng: Hiểu rõ nhu cầu, sở thích và hành vi mua sắm của khách hàng, giúp bạn đưa ra chiến lược tiếp thị hiệu quả và cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm cho từng khách hàng.
  • Phân tích hiệu quả chiến dịch marketing: Đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing, tăng cường hiệu quả tiếp cận khách hàng tiềm năng.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh: Theo dõi hoạt động của đối thủ cạnh tranh, nắm bắt xu hướng thị trường và đưa ra chiến lược cạnh tranh hiệu quả.

Lựa chọn mô hình kinh doanh thương mại điện tử phù hợp với bạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng và lựa chọn mô hình phù hợp nhất với nguồn lực, kinh nghiệm và mục tiêu của bạn. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp lựa chọn mô hình kinh doanh thương mại điện tử phù hợp, kinh doanh thuận lợi.

Mở khoá sức mạnh Big Data để Tăng trưởng bứt phá!
Nghe tư vấn từ chuyên gia phân tích số liệu Metric. Ngay bây giờ!
Nhu cầu quan tâm
Mô hình doanh nghiệp
Bạn biết tới Metric từ kênh nào?